dựa vững chắc cho các cơ sở y tế tuyến trước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức về nguồn lực hay kinh phí nhưng hoạt động chỉ đạo tuyến của bệnh viện hạng đặc biệt vẫn được triển khai rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước
Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của internet trong xã hội, bệnh viện hạng đặc biệt cũng từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm xây dựng các giải pháp chăm sóc sức khỏe mới, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong chăm sóc sức khỏe mà còn rất có ý nghĩa cho xã hội:
Đi đầu trong việc sử dụng các thiết bị thông minh trong khám chữa bệnh, xây dựng hệ thống sức khỏe kết nối, bệnh viện hạng đặc biệt góp phần làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, giảm chi phí hỗ trợ cho mọi người, thông qua đó nâng cao khả năng hưởng thụ quyền sức khỏe, góp phần trực tiếp cải thiện việc hưởng thụ quyền con người của người dân. Cụ thể như việc tra cứu các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện đều được thực hiện dễ dàng thông qua cổng thông tin điện tử của bệnh viện. Hay việc kết nối kho dữ liệu BHYT để kiểm tra thông tin người bệnh khám BHYT giúp quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế diễn ra nhanh chóng, tiện lợi
Bệnh viện hạng đặc biệt phát triển nghiên cứu công nghệ gen cũng có ý nghĩa cho việc điều tra tội phạm dễ dàng hơn, đặc biệt là các loại tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em... Các đột phá về công nghệ cũng sẽ giúp tạo ra các ứng dụng trong y học nhằm hỗ trợ tích cực cho việc mở rộng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm quyền về sức khoẻ
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt đặc biệt
1.3.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Các thể chế pháp luật chính là hành lang pháp lý để tập thể cán bộ, công chức của bệnh viện hạng đặc biệt thực hiện những nhiệm vụ, công việc
được giao. Vì thế nếu xác định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cũng như nghĩa vụ sẽ giúp mỗi cá nhân thực hiện tốt, hiệu quả công việc được giao, thể hiện tốt vai trò của mình trong bệnh viện.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt. Các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cho bệnh viện hạng đặc biệt thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của mình, xác định vị trị, vai trò, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Bộ Y tế đã ban hành Quy chế bệnh viện kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ- BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế thể hiện rõ những quy định cụ thể về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện nói chung và bệnh viện bệnh viện hạng đặc biệt nói riêng.
Như vậy, để đảm bảo địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt thì quan trọng nhất là yêu cầu phải ban hành đầy đủ, có hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh.
1.3.2. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng
Đảng ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử từ xưa đến nay. Sự lãnh đạo của Đảng thông qua các quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách và được cụ thể hóa bằng nghị quyết, sự chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ giữ một vai trò hết sức quan trọng
Sự lãnh đạo của Đảng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của các tổ chức nói chung và bệnh viện hạng đặc biệt nói riêng
Do đó, để nâng cao địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt cần phải có sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy Đảng cần phối hợp chặt chẽ để lãnh đạo, định hướng các tố chức, bệnh viện đồng thời cũng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương hướng chỉ đạo đó.
1.3.3. Nguồn nhân lực của bệnh viện hạng đặc biệt
Bộ máy nguồn nhân lực của mỗi tổ chức nói chung cũng như bệnh viện hạng đặc biệt nói riêng là yếu tố quyết định chính làm nên hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức. Khi có nguồn nhân lực phù hợp, đồng bộ và chất lượng thì tổ chức cũng hoạt động nhịp nhàng, nâng cao hiệu quả, chất lượng. Và ngược lại, khi không đảm bảo được yếu tố nguồn nhân lực thì tổ chức sẽ hoạt động trì trệ và gặp nhiều vấn đề
Đội ngũ cán bộ, viên chức bệnh viện có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực sẽ tạo điều kiện để bệnh viện hạng đặc biệt hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ và từ đó từng bước nâng cao địa vị pháp lý của mình.
1.3.4. Cơ sở vật chất, tài chính của bệnh viện hạng đặc biệt
Bên cạnh các yếu tố về sự lãnh đạo, văn bản quy phạm pháp luật hay yếu tố nguồn nhân lực, để bệnh viện hoạt động đạt hiệu quả cao thì không thể không kể đến yếu tố về cơ sở vật chất, tài chính
Cần đầu tư các trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho công tác khám chữa bệnh theo nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Đồng thời, sự đầu tư trang thiết bị cũng cần phải tối ưu, hợp lý, tránh tình trạng lãng phí, không cần thiết.
1.3.5. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quyền con người
Thời gian qua sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho nhân loại nhiều cơ hội lẫn thách thức đối với việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền con người ở các quốc gia. Sự phát triển của công nghệ tự động, một mặt, giúp giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng suất lao động; mặt khác, đẩy hàng triệu người phải đối diện với nguy cơ mất việc làm. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặc biệt tác động đến các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết
tật. Đây là các nhóm cần sự hỗ trợ đặc biệt trong việc tiếp cận và thực hiện quyền con người. Sự ra đời của công nghệ số với các nền tảng trực tuyến có thể góp phần thúc đẩy bình đẳng giới thông qua việc hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin, giáo dục và kết nối với các cơ hội phát triển, nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị tấn công, quấy rối, bạo lực tình dục qua mạng. Công nghệ có thể cung cấp cơ hội học tập và thông tin cho trẻ em nhưng đồng thời cũng làm phát sinh nhiều rủi ro mới cho quyền trẻ em, bao gồm sự gia tăng tình trạng nô lệ hiện đại, bóc lột lao động trẻ em, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em qua mạng, buôn bán trẻ em và nhiều vi phạm khác về quyền riêng tư của trẻ em.
Làn sóng kết nối mới đang vượt ra ngoài khỏi máy tính xách tay và điện thoại thông minh. Cơ bản nó hướng tới một cuộc sống kết nối với những đô thị thông minh, những thiết bị thông minh, những năng lượng thông minh và cả chăm sóc sức khỏe được kết nối
Khái niệm về hệ thống chăm sóc sức khỏe được kết nối và các thiết bị y tế thông minh mang tiềm năng to lớn không chỉ cho các bệnh viện mà còn đem lại sự phong phú trong cuộc sống của mọi người nói chung. Nhằm mục đích trao quyền cho mọi người sống cuộc sống lành mạnh hơn bằng cách đeo các thiết bị được kết nối. Dữ liệu được thu thập sẽ giúp phân tích cá nhân hóa sức khỏe một cá thể và cung cấp các chiến lược phù hợp để giúp chống lại bệnh tật.
Đứng trước bối cảnh đó, đòi hỏi bệnh viện hạng đặc biệt đi đầu trong hệ thống y tế của cả nước cũng phải kịp thời, nhanh chóng đầu tư hơn nữa về trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 trong y khoa nhằm xây dựng các giải pháp chăm sóc sức khỏe mới, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số. Đồng thời triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), cụ thể như: kiểm soát chi phí điều trị trong BHYT, tiền giám định BHYT tại bệnh viện, giao tiếp với cổng thông tin
giám định BHYT và cổng thông tin Bộ y tế một cách tự động, kết nối kho dữ liệu BHYT để kiểm tra thông tin người bệnh khám BHYT giữa các tuyến bằng cách tích hợp phần mềm tra cứu thông tin thẻ BHYT và lịch sử khám chữa bệnh vào hệ thống thông tin của bệnh viện. Đặc biệt, bệnh viện hạng đặc biệt cũng cần tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ cao và công nghệ thông minh trong nền công nghiệp 4.0 vào cả hoạt động quản lý đào tạo và chỉ đạo tuyến để kết nối, lan tỏa tới các bệnh viện khác trong cả nước
1.4. Một số kinh nghiệm của các bệnh viện hạng đặc biệt trên thế giới và giá trị tham khảo cho bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam