Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 46 - 49)

2.1. Khái quát về bệnhviện Bạch Mai

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt; là đơn vị sự nghiệp y tế có thu trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; địa điểm trụ sở làm việc tại số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai thành lập từ năm 1910, có bề dày 110 tuổi. Từ ngày đầu thành lập chỉ là một cơ sở điều trị dành cho những bệnh nhân bị bệnh lây truyền ở Cống Vọng đến nay bệnh viện đã phát triển vượt bậc về quy mô, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh đặc biệt đầu tiên ở Việt Nam, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, vớ,i nhiều chuyên khoa đầu ngành, là trung tâm y học tuyến cao nhất đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế; Cơ sở vật chất của bệnh viện đã và đang được nâng cấp, xây mới: Trung tâm Ung bướu và Tim mạch trẻ em với tòa nhà 2 tầng chìm và 19 tầng nổi đã hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2016 với quy mô 800 giường bệnh; Dự án Trung tâm Khám bệnh và điều trị trong ngày với quy mô 100 giường bệnh và 6.000 lượt khám mỗi ngày chuẩn bị hoàn thành. Đặc biệt Dự án thành lập Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam với quy mô 1000 giường được Chính phủ phê duyệt đang trong giai đoạn hoàn thiện; cùng với các dự án, đề án mới đang và sẽ triển khai thì việc tự chủ hoàn toàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ Y tế, tổ chức bộ máy nhân sự

và tài chính đảm bảo nguồn kinh phí xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tuyến cuối luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của bệnh viện.

Trang thiết bị y tế của Bệnh viện hiện nay: 13.257 trang thiết bị, bao gồm 1.213 loại máy móc, trang thiết bị.

Trong đó có một số trang thiết bị công nghệ cao như: Máy chụp CT.Scanner 256 lát cắt, máy PET/CT, máy SPECT, máy xạ phẫu dao gamma quay, máy xạ trị gia tốc tuyến tính, máy siêu âm tim-Doppler mạch, máy xét nghiệm sinh hóa, máy xét nghiệm miễn dịch, Thiết bị lọc máu ... hiện đang được sử dụng phục vụ khám, chữa bệnh từ nguồn vốn xã hội hóa.

Ngoài ra bệnh viện trang bị đầy đủ các loại máy hấp, sấy, giặt là tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Hệ thống xử lý chất thải lỏng; Hệ thống Oxy- khí nén trung tâm và mạng Lan nội bộ...

Thời gian qua, bệnh viện tập trung xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhiều kỹ thuật mới. Thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh, xây dựng bệnh viện “Xanh-Sạch-Đẹp” thoe chỉ đạo của Bộ y tế; từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Số lượng người bệnh đến khám bệnh trung bình là trên 6.000 lượt khám/ngày; Hằng ngày số người bệnh vào viện điều trị nội trú trung bình ở mức 411 nguời bệnh/ngày.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện quá tải nhiều nhất cả nước, số bệnh nhân khám, điều trị tăng mỗi năm, cùng với sự phát triển xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, người dân quan tâm đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe cá nhân. Từ đó, nhu cầu được khám, chữa bệnh bằng các kỹ thuật cao, dịch vụ y tế tốt luôn được đặt ra. Trong khi các nguồn đầu tư của Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân,

bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng linh hoạt để đầu tư thêm trang thiết bị y tế hiện đại, ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, nâng cao chất lượng cho y tế tuyến dưới, tiến hành xây dựng “Đề án Thí điểm tự chủ của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2019 – 2021” với mục tiêu: Tạo quyền chủ động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy nhân sự, tự chủ trong đầu tư, mua sắm quản lý tài sản, và tự chủ về tài chính cho bệnh viện.

Bên cạnh đó, bệnh viện Bạch Mai cũng tích cực dần đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt về tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính, quản lý công sản, đầu thầu và đầu tư theo mô hình quản lý như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, 05 quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết được bệnh viện tuân theo là:

- Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.

- Nhà nước chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở giữ vững, phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ đạo, vị trí then chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực

hiện công khai, minh bạch, không thương mại hoá. Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

- Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi mới hệ thống chính trị và cải cách hành chính, đồng thời có lộ trình và bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn bị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò giám sát của người dân trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập .

Bệnh viện Bạch Mai phục vụ các đối tượng: - Người bệnh cấp cứu.

- Người bệnh mọi lứa tuổi do các tuyến chuyển đến.

- Người bệnh trong khu vực được phân công hoặc ngoài khu vực nhưng có nhu cầu.

- Người bệnh là người nước ngoài.

- Đối tượng đến học tập, công tác, nghiên cứu khoa học và các đối tượng khác đến làm việc theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)