Nhiệm vụ, quyền hạn của bệnhviện Bạch Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 56 - 68)

2.2. Khái quát địa vị pháp lý của bệnhviện hạng đặc biệt Bạch Mai

2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của bệnhviện Bạch Mai

Để thực hiện chức năng trên, bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực cụ thể như sau:

2.2.3.1. Nhiệm vụ của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai Thứ nhất, trong công tác khám bệnh, chữa bệnh

- Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, điều trị đa khoa tuyến cuối trong hệ thống mạng lưới y tế Việt Nam

cho người bệnh trong cả nước, người bệnh nước ngoài, góp phần phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở trong nước và nước ngoài; khám sức khỏe cho người nước ngoài và các đối tượng kết hôn với người nước ngoài;

- Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại;

- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng; - Nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi các hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối cùng trong bậc thang điều trị, là tuyến cao nhất tiếp nhận và điều trị người bệnh trong phạm vi nhiều vùng, từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong những năm qua, bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng các kỹ thuật cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện đã triển khai nhiều quy trình kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong đó có những kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị tại Việt Nam và trong bệnh viện như: Phẫu thuật thay khớp gối bán phần và toàn phần sử dụng Robot Mako. Các Phẫu thuật điều trị biến dạng cột sống sử dụng hệ thống định vị không gian 3 chiều O arm (chỉnh vẹo, chỉnh gai cột sống, các bệnh lý thoái hóa cột sống). Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt thùy phổi điều trị ung thư phổi, nội soi lồng ngực một lỗ cắt u trung thất. Xạ phẫu dao gamma quay điều trị u não ở trẻ em. Xạ trị điều biến liều kết hợp PET/CT mô phỏng. Điều trị COPD bằng tế bao gốc mô mỡ tự thân. Truyền hóa chất động mạch mắt. Đốt các khối u Gan, tuyến giáp. Sinh thiết hút chân không tổn thương vú. Can thiệp dị dạng mạch thần kinh. Điều trị can thiệp phình động mạch não, lấy huyết khối điều trị tắc mạch não cấp…Chính vì thế bệnh viện đã khám và điều trị một số lượng lớn bệnh nhân, giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của xã hội

Về công tác chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện chăm sóc thành công nhiều ca bệnh nặng nguy kịch: Ca bệnh u gan lớn phức tạp, ca bệnh hiểm nghèo suy đa tạng…Triển khai thực hiện đề án Xây dựng hình ảnh ĐD/KTY/HS/HL bệnh viện Bạch Mai Thân thiện – Tận tâm – Chu đáo hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Triển khai hiệu quả 03 đề án cải tiến chất lượng trong công tác chăm sóc người bệnh: Dự án Hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng, Dự án nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về dự phòng và chăm sóc loét do đè ép, nâng cao năng lực thực hành lâm sàng cho điều dưỡng.

Về công tác Dược, bệnh viện tiếp tục đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc và hóa chất sinh phẩm đảm bảo đủ thuốc điều trị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. Chủ động lập kế hoạch thực hiện tốt công tác dự trù và gọi hàng, đảm bảo đủ thuốc và hóa chất sinh phẩm cho khám chữa bệnh và phòng chống dịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và sát với nhu cầu thực tế, đảm bảo đúng quy định. Duy trì, triển khai các hoạt động Dược lâm sàng theo quy trình ISO. Đơn vị Thông tin thuốc cung cấp thông tin về thuốc kịp thời cho các khoa lâm sàng. Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên phòng giám sát việc sử dụng, kê đơn thuốc. Triển khai và thực hiện tốt việc sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật lồng ngực-mạch. Tham gia hội chẩn với các khoa và toàn bệnh viện 337 ca. Theo dõi, giám sát và báo cáo ADR thường xuyên. Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị có số lượng báo cáo ADR cao nhất trong toàn quốc. Tổ chức thành công Hội nghị Dược lâm sàng bệnh viện Bạch Mai lần I với sự tham gia của các báo cáo viên trong nước và quốc tế như Úc, Nhật và trên 600 đại biểu trong toàn quốc.

Hệ thống nhà thuốc bệnh viện tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số, lãi suất cũng như khả năng phục vụ KCB của bệnh viện, đưa vào hoạt động thêm nhà thuốc số 9, xây dựng hệ thống nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai đạt tốp 10 “Thương hiệu nổi tiếng đất Việt năm 2018” đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu của người bệnh với chất lượng thuốc, chất lượng phục vụ theo đúng thông tư 22 của Bộ Y tế, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và hỗ trợ công tác đảm bảo đời sống cho cán bộ viên chức bệnh viện.

Thứ hai, trong công tác nghiên cứu khoa học

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước;

- Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, trong công tác giám định y khoa

Bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ thực hiện theo Quyết định số 4375/QĐ-BYT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Giám định Y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai từ xưa tới nay luôn có uy tín cao và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan vi-rút, nhiễm HIV/AIDS, uốn ván, nhiễm trùng huyết suy đa phủ tạng, viêm màng não, sốt rét nặng biến chứng, uốn ván nặng, sốt xuất huyết,... Hoàn thành xuất sắc công tác chống dịch, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm: “Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm” năm 2007, dịch tay - chân - miệng 2008, dịch cúm A H1N1 và Sốt xuất huyết Dengue 2009, dịch sởi

2014, dịch Sốt xuất huyết Dengue 2015,… Giám sát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A H5N1, H7N9, chuẩn bị ứng phó dịch Ebola (2014), ứng phó với Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV (2015)...

Dịch sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu vào các tháng 7 đến tháng 10, những ca bệnh nặng thường gặp ở phụ nữ có thai mắc, có bệnh tự miễn. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Ban Giám đốc, Ban chỉ đạo Chống dịch và sự nỗ lực hết mình của các bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý khoa Truyền Nhiễm, nhiều ca bệnh nặng đã được cứu chữa thành công.

Bệnh viện Bạch Mai luôn thực hiện rất tốt chức năng phòng chống dịch, chỉ đạo các đơn vị trong Bệnh viện tích cực đảm bảo công tác phòng chống dịch như thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, các phương án tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly. Đồng thời cung cấp các phương tiện phòng hộ cho cán bộ nhân viên, thiết lập khu vực tiếp nhận bệnh nhân, tập huấn cho toàn bộ CBVC bệnh viện về phòng chống dịch. Ban giám đốc bệnh viện cùng lãnh đạo một số đơn vị như Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Cấp cứu…đã tích cực tham gia cùng Bộ y tế xây dựng phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị, dự phòng lây nhiễm dịch bệnh

Khoa Truyền nhiễm bệnh luôn tổ chức kịp thời lớp tập huấn cho các cán bộ y bác sĩ và Điều dưỡng BV nâng cao kiến thức để phòng và phát hiện dịch bệnh trong thực tế; Khoa Dược, phòng Vật tư TBYT, Hành chính QT chủ động trong công tác chuẩn bị thuốc, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó các tình huống dịch bệnh; Phòng tổ chức cán bộ và phòng tài chính kế toán chủ động chuẩn bị kinh phí cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch kịp thời; Các bác sĩ lâm sàng trong quá trình khám bệnh khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân và những yếu tố dịch để có thể phát hiện sớm; Phòng công tác xã hội tích cực tăng cường công tác truyền thông để người bệnh và người nhà bệnh nhân có ý thức phòng bệnh nhưng không quá hoang mang lo lắng…

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế

- Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế;

- Tham gia đào tạo điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sĩ, bác sĩ nội trú, thạc sĩ y học, tiến sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II;

- Tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện.

- Đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu.

- Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam có nhu cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Phòng Nghiên cứu khoa học của bệnh viện Bạch Mai trong những năm qua đã giám sát chặt chẽ các nhiệm vụ khoa học công nghệ chậm tiến độ và có nguy cơ chậm tiến độ, từ đó chủ động tháo gỡ khó khăn cho các chủ nhiệm đề tài.

Bệnh viện duy trì quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các đơn vị thông qua hệ thống mạng lưới thư ký khoa học. Hồ sơ nghiên cứu khoa học được quản lý theo tiêu chuẩn ISO tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và đơn vị trong bệnh viện hoàn thiện về hồ sơ nghiên cứu khoa học cũng như được đánh giá tốt trong các cuộc kiểm tra của bệnh viện.

Thứ năm, trong công tác chỉ đạo tuyến

- Tham mưu giúp Bộ Y tế xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh và phòng bệnh cho các tỉnh, thành phố trong cả nước quy định tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản có liên quan.

- Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển y tế cơ sở;

- Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho các tuyến theo quy định của cấp có thẩm quyền và các đơn vị khác có nhu cầu;

- Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực được phân công;

- Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công. Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của bệnh viện Bạch Mai là một trong nhiều trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến được thành lập sớm nhất của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Trong những năm qua, trung tâm đã đưa Bạch Mai lan tỏa rộng khắp, đến các vùng sâu, vùng xa, khẳng định thương hiệu là trung tâm đào tạo thực hành y học hàng đầu của cả nước.

Từ khi thành lập cho đến nay, trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện Bạch Mai đã làm tốt nhiệm vụ của mình, xây dựng và hoàn thiện mô hình đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến, mô hình Trung tâm/ Phòng/ Tổ đào tạo và chỉ đạo tuyến; tư vấn, hỗ trợ và chuyển giao cho hầu hết các bệnh viện và đang được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh thành.

Bệnh viện đã chuyển giao kỹ thuật, kỹ thuật chuyên sâu cho số lượng rất lớn học viên trên cả nước, triển khai hiệu quả, chất lượng và bền vững công tác chỉ đạo tuyến tới tất cả các tỉnh thành phía Bắc. Đặc biệt ứng dụng khoa học công nghệ cao và công nghệ thông minh trong nền công nghiệp 4.0 vào hoạt động quản lý đào tạo và chỉ đạo tuyến. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo, hội chẩn, trao đổi chuyên môn trực tuyến với các bệnh viện trong và ngoài nước đã được triển khai thường quy hàng tuần

Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên triển khai thành công mô hình thí điểm đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành (BSNT, BSCKI, BSCKII). Các học viên đã được nhận bằng tốt nghiệp do Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội ký. Gần 100% học viên rất hài lòng khi tham gia đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai và 80% áp dụng tốt vào thực tế tại cơ sở…

BV Bạch Mai đã tổ chức thành công hơn 1000 khóa đào tạo liên tục với 76.678 lượt cán bộ y tế các trình độ chuyên môn từ y tá, điều dưỡng đến bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc hơn 500 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ tuyến trung ương đến cơ sở. Số liệu cụ thể qua các năm được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Số liệu tổng hợp về đào tạo liên tục của BV Bạch Mai (2015 – 2018)

Năm 2015 2016 2017 2018

Số lớp 221 238 235 243

Số học viên 7.179 11.006 9.265 8.624

(Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)

Qua bảng 2.2 tổng hợp về hoạt động đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai. Mỗi năm số lớp mới được mở ra biến động không đều qua từng năm, nếu như năm 2015 số lớp được mở ra là 221 lớp thì đến năm 2016 là 238 lớp, tăng 17 lớp. Năm 2017 số lượng lớp mới được mở là 235 lớp giảm nhẹ 3 lớp so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì số lượng lớp được mở ra là 243 lớp tăng thêm 9 lớp so với năm 2017. Số lượng học viên lại có xu hướng giảm, nếu như năm 2015 là 7.179 học viên thì sang đến năm 2016 là 11.006 học viên tăng 3827 học viên. Nhưng đến năm 2017 và năm 2018 thì số lượng học viên lại liên tục giảm so, năm 2017 là 9.265 học viên giảm 1.741 học viên so với năm 2016, còn đến năm 2018 thì số học viên là 8.624 học viên giảm 641 học viên so với năm 2017. Nhìn vảo bảng 2.2 ta có thể thấy mặc dù số lượng lớp tăng nhưng số học viên đang có xu hướng giảm cho thấy cần có thêm nhiều biện pháp để thu hút thêm học viên tham gia học tập tại bệnh viện.

Chương trình đào tạo liên tục được đánh giá là rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn không những cho các học viên tham gia đào tạo mà còn cho các đồng nghiệp thông qua các hình thức chia sẻ sau đào tạo

Bệnh viện Bạch Mai cũng triển khai giám sát, đánh giá hiệu quả sau đào tạo, chuyển giao kỹ thuật với học viên đã tiếp nhận các kỹ thuật tại bệnh viện

Bệnh viện tổ chức tuyển dụng viên chức bằng hình thức thi tuyển. Phối hợp với Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công thương Trung ương để mở lớp đào tạo trung cấp Lý luận chính trị tại bệnh viện cho học viên. Cử cán bộ đi học tập trong và ngoài nước. Giải quyết kịp thời chế độ lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp chống dịch, bảo hiểm, ốm, thai sản và chế độ hưu trí cho cán bộ bệnh viện. Nâng lương thường xuyên cho nhân viên bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai cũng đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám đốc và Hội đồng Thi đua khen thưởng những tập thể và cá nhân đạt thành tích cao

Thứ sáu, nhiệm vụ hợp tác quốc tế

- Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 56 - 68)