Giải pháp cụ thể với bệnhviện Bạch Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 91 - 111)

3.2. Giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của bệnhviện hạng đặc biệt

3.2.2. Giải pháp cụ thể với bệnhviện Bạch Mai

Việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế là vấn đề được cộng đồng xã hội hết sức quan tâm, bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.

Những năm qua, bệnh viện Bạch Mai ngày càng phát triển, nhiều bệnh dịch nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, nhiều công nghệ, kỹ thuật mới ngang tầm với các nước có nền y học tiên tiến trong khu vực và thế giới được ứng dụng trong khám, chữa bệnh. Để ngày càng phát triển và thành công hơn nữa trong ngành y tế cũng như hoạt động khám chữa bệnh thì việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) cũng phải ngày một hoàn thiện và tiện ích hơn nữa, từ đó hoạt động thăm khám chữa bệnh cho mọi người cũng tốt, thuận tiện và dễ dàng hơn.

Bản thân bệnh viện Bạch Mai đang phải gánh vác một lượng bệnh nhân khổng lồ không chỉ mỗi khu vực Hà Nội mà còn từ rất nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Là bệnh viện lớn với gần 1800 giường bệnh nội trú, nhưng luôn trong tình trạng quá tải, số lượng bệnh nhân ngoại trú đến khám ngày càng đông, nhưng số lượng phòng khám và nhân viên y tế có hạn do đó tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra.Công suất sử dụng giường bệnh thường vượt quá 165%, thậm chí trên 200%; tình trạng 2-3 bệnh nhân phải nằm chung giường bệnh, bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, nằm dưới sàn phòng bệnh diễn ra phổ biến. Quá tải gây ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, bệnh nhân phải chờ đợi lâu, bác sĩ phải khám nhanh để đáp ứng số lượng bệnh nhân, gia tăng nguy cơ sai sót, xảy ra các tai biến do chuyên môn. Việc này cũng làm môi trường y tế bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân và người nuôi bệnh dễ bị lây truyền bệnh từ những bệnh nhân khác. Nhưng khó khăn là

bệnh viện tuyến trên luôn quá tải, người bệnh phải đi rất xa, đi từ sáng sớm để được khám chữa bệnh, nhưng đến nơi họ lại phải chờ lâu, có khi thời gian khám chỉ được tính theo phút, và cũng rất ít được tư vấn kỹ càng để có thể phòng bệnh và điều trị tại nhà một cách hiệu quả. Tại bệnh viện Bạch Mai, tình trạng quá tải đã khiến nảy sinh chuyện “khám bệnh siêu tốc”: Mỗi bệnh nhân chỉ có được 1 đến vài phút để bác sỹ khám. Thậm chí có nhiều bác sỹ còn cho bệnh nhân xét nghiệm, chụp chiếu ngay mà không chú trọng đến khám lâm sàng. Việc khám nhanh và “đùn đẩy” khâu chẩn bệnh cho máy móc đã khiến những sai sót y khoa ngày một nhiều lên. Mặc dù bệnh viện đã có nhiều cải tiến để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từ cơ sở vật chất ở nơi chờ khám, đến buồng bệnh, phòng bệnh... nhưng một vấn đề thiết yếu nữa là tinh thần, thái độ phục vụ của y bác sĩ. Hiện nay, nhiều bác sỹ sau giờ làm đã ra các phòng khám tư để làm ngoài giờ và thu nhập của họ từ việc làm thêm cao hơn nhiều lần so với thu nhập chính thức từ bệnh viện. Do đó, có chuyện có một bộ phận bác sỹ “làm qua loa”, giữ sức, không tận tình với người bệnh, chưa giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân, đôi khi còn gây khó khăn cho bệnh nhân…Do vậy, chính bản thân bệnh viện cần phải tăng hiệu quả hoạt động thông qua củng cố năng lực và quản lý theo chiến lược để đạt hiệu quả cao nhất trong phạm vi năng lực thực tế của bệnh viện và từ đó có thể đáp ứng được lượng bệnh nhân ngày càng tăng và nhu cầu về chất lượng dịch vụ bệnh viện ngày càng cao.

Khi hiệu quả hoạt động của bệnh viện tăng lên, hiệu suất xử lý quy trình khám chữa bệnh cũng nhanh hơn, xử lý được tình trạng quá tải KCB của bệnh viện. Và muốn được như vậy, đòi hỏi bệnh viện có một nền tảng cơ sở hạ tầng bền vững, được trang bị thiết bị y tế hiện đại, hệ thống thông tin y tế được cập nhật và cung ứng dịch vụ KCB năng động, tài chính vững mạnh đặc biệt là tài chính y tế được sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, quản lý chiến lược

phải gắn với quy hoạch nguồn nhân lực, trình độ nhân lực cần phát triển song song hai mặt tài và đức. Việc củng cố năng lực của bệnh viện giúp duy trì chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao danh tiếng, địa vị cho bệnh viện. Hầu hết bệnh nhân khi chọn bệnh viện để KCB thì cũng dựa vào danh tiếng của bệnh viện và các đánh giá của bệnh nhân trước đó. Vì thế, với bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước thì việc nâng cao năng lực, tính hiệu quả trong quản lý chất lượng dịch vụ KCB là quan trọng nhất. Việc này giúp củng cố năng lực nội tại, tính chủ động của bệnh viện cũng như giúp bệnh viện nâng cao địa vị, ngày càng phát triển trong tương lai. Từ đó, thực hiện tốt Chỉ thị 05/CT – BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến và tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh.

Một là, Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy, thành lập phòng pháp chế riêng biệt để hoàn thiện hơn về các thủ tục pháp lý, văn bản pháp luật và hoạt động pháp chế tại bệnh viện Bạch Mai.

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ bệnh viện Bạch Mai xuống các bệnh viện vệ tinh và tới các bệnh viện tuyến dưới, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Phát triển mạnh mẽ y tế cơ sở thực sự là nền tảng của hệ thống y tế nước nhà để thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng hình thành mạng lưới bác sỹ gia đình.

Ngoài ra, việc thành lập phòng pháp chế riêng biệt cũng là rất cần thiết; ngày 4/2/2020, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế năm 2020 đến các cơ sở y tế trong toàn ngành. Thực hiện kế hoạch này, ngành y tế Hà Nội hướng đến mục tiêu quán triệt

đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực y tế, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế Hà Nội và các đối tượng có trách nhiệm thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế. Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện kế hoạch phải đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đối tượng, địa bàn; kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin theo xu hướng hiện đại trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở. Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao.

Với bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện hạng đặc biệt, hàng đầu trong cả nước thì việc phổ biến pháp luật trong lĩnh vực y tế là quan trọng. Ngoài ra, trong thời gian qua một số phần tử côn đồ, vô văn hóa đã vào bệnh viện hành hung, đánh y bác sĩ khiến dự luận và xã hội đặc biệt quan ngại, chính vì vậy, cán bộ y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai xác định việc tự tìm cách bảo vệ mình và bảo vệ bệnh nhân khi vào bệnh viện là cần thiết. Để hoàn thiện và triển khai tốt hơn các hoạt động pháp luật tại bệnh viện Bạch Mai thì việc thành lập phòng Pháp chế riêng biệt là rất quan trọng, phòng pháp chế được thành lập ra để tham mưu, tư vấn, giúp đỡ cho Ban Giám đốc, đội ngũ y bác sĩ tại đây trong các hoạt động xây dựng hệ thống văn bản pháp lý chặt chẽ, giải quyết các thủ tục pháp lý và hoàn thiện hơn hoạt động pháp chế, gắn với liền với quyền lợi cho bệnh nhân, đội ngũ cán bộ nhân viên tại bệnh viện Bạch Mai.

Phòng pháp chế có thể được thành lập được thành lập hướng đến các vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với đặc thù tại bệnh viện Bạch Mai.

- Phòng Pháp chế thành lập theo nguyên tắc riêng, phù hợp với bệnh viện hạng đặc biệt – bệnh viện tuyến đầu trong cả nước, cụ thể:

+ Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, người đứng đầu bệnh viện Bạch Mai quyết định thành lập phòng pháp chế hoặc quyết định bố trí người làm công tác pháp chế tại bệnh viện.

+ Phải chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc Bộ Y tế, các sở, ban ngành trong lĩnh vực y tế, cơ quan chủ quản cấp trên.

- Phòng pháp chế được thành lập với vai trò: Tham mưu, tư vấn cho người đứng đầu, ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai về những vấn đề pháp lý liên quan, quản lý và hoạt động pháp chế của bệnh viện. Ngoài ra sẽ thực hiện trực tiếp trong hoạt động giải quyết các thủ tục pháp lý, văn bẳn pháp luật và các hoạt động pháp chế diễn ra tại bệnh viện Bạch Mai. Cuối cùng là hỗ trợ, hướng dẫn đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại bệnh viện; bệnh nhân đến thăm khám, chữa bệnh về hoạt động pháp luật trong lĩnh vực y tế.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng pháp chế tại bệnh viện Bạch Mai + Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan tư vấn, giúp ban giám đốc bệnh viện xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của đơn vị, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động y tế của bệnh viện Bạch Mai.

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản nội bộ của bệnh viện và đề xuất, tư vấn và giúp lãnh đạo bệnh viện sửa đổi, bổ sung các văn bản hành của bệnh viện Bạch Mai.

+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của bệnh viện soạn thảo trước khi trình ban giám đốc, lãnh đạo bệnh viện.

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan giúp ban giám đốc, lãnh đạo bệnh viện góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức xin ý kiến.

+ Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng ban trong bệnh viện tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của bệnh viện đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại bệnh viện Bạch Mai.

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan giúp ban giám đốc, lãnh đạo bệnh viện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của bệnh viện; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của đọi ngũ cán bộ, công nhân viên tại bệnh viện Bạch Mai.

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan giúp ban giám đốc, lãnh đạo bệnh viện tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị; tham gia tố tụng hặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của đơn vị để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bệnh viện..

Hai là, Phát triển nguồn nhân lực và ổn định tổ chức của bệnh viện. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu của bệnh viện hạng đặc biệt, chuẩn bị nhân lực cho các đơn vị mới thành lập, cơ sở mới của bệnh viện

Trong mọi giai đoạn lịch sử, đội ngũ y tế luôn chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ, đòi hỏi ngày càng tăng lên cả vế số lượng và chất lượng, đòi hỏi giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, lối sống. Hiện nay, ngành Y tế nói chung, bệnh viện Bạch Mai nói riêng đang phải đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều với kỹ thuật y tế chất lượng cao nên đòi hỏi chất lượng đội ngũ y bác sĩ cũng ngày càng phải được cải thiện, bồi dưỡng thêm cả về chuyên môn, tay nghề lẫn phẩm chất

chính trị, đạo đức. Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành y tế đặc biệt quan tâm thực hiện. Y đức và tay nghề của đội ngũ làm nghề y hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Về chuyên môn, đội ngũ y, bác sĩ đã thực hiện nhiều kỹ thuật điều trị đòi hỏi tay nghề, chuyên môn sâu hơn. Về thái độ giao tiếp, thông qua việc thực hiện đề án đổi mới phong cách và thái độ phục vụ, mỗi bệnh viện đều có bộ phận chăm sóc khách hàng, có các nhóm tiếp sức người bệnh, tổ chức hòm thư góp ý niêm yết công khai... nhằm phục vụ người bệnh và người nhà người bệnh được tốt hơn. Nhưng với vị thế là một bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện tuyến đầu trong cả nước thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế cần tổ chức xét tuyển theo đề án vị trí việc làm của các đơn vị và làm tốt công tác xét tuyển, chú trọng kiểm tra, rà soát năng lực thực hành chuyên môn để đảm bảo chất lượng ngay từ đầu vào. Bác sĩ, nhân viên y tế phải được cử đi học định hướng chuyên khoa, học sau đại học theo nhu cầu của đơn vị và theo năng lực của người được cử đi học. Bên cạnh đó cần tiếp tục thu hút sự hỗ trợ của các đơn vị tuyến trên, thông qua đề án 1816 kết hợp với đề án thuê chuyên gia trong nước để nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ. Đồng thời triển khai đề án thu hút nhân lực chất lượng cao với các chế độ đãi ngộ đặc biệt nhằm “trải thảm đỏ” thu hút người giỏi cho ngành y tế.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện hạng đặc biệt cũng cần thiết. Cần thực hiện việc phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm người đứng đầu của mỗi đơn vị y tế. Thực hiện phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng. Đồng thời phân cấp cho người đứng đầu các đơn vị thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ

chức hoặc điều động đối với các chức danh lãnh đạo quản lý là Trưởng, phó khoa phòng của đơn vị; được quyền xét kỷ luật đến buộc thôi việc…để tạo sự chủ động, tăng cường kỷ luật kỷ cương và tăng cường trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Cuối cùng là chú trọng dành nguồn lực để thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ba là, Nâng cao tính trách nhiệm trong hoạt động quản lý, tổ chức để nâng cao dịch vụ, chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 91 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)