7. Kết cấu Luận văn:
2.1. Giới thiệu tổng quan về các bảo tàng
2.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Bảo tàng đƣợc xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách của Ngƣời, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nƣớc Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới.
Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành còn là kết quả đóng góp của nhiều ngành, nhiều địa phƣơng thể hiện tấm lòng của nhân dân cả nƣớc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu và sự quan tâm đến giáo dục tấm gƣơng của Ngƣời cho mọi thế hệ ngƣời Việt Nam mai sau.
Bảo tàng đƣợc khánh thành ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh "anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất", nhƣ Nghị quyết của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thừa nhận. Về nội dung, Bảo tàng thể hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với dân tộc và thời đại. Về
giải pháp trƣng bày, Bảo tàng kết hợp hài hoà nội dung với kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Quyết định số 472/QĐ-BVHTTDL của Bộ trƣởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Bảo tàng Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp văn hoá có thu trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng bảo quản, trƣng bày tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tƣ tƣởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nghiên cứu và giáo dục khoa học thông qua hiện vật, di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh là Bảo tàng cấp quốc gia, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Hồ Chí Minh Museum (viết tắt là HCMM)
- Cơ cấu tổ chức