Khái niện chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 33 - 35)

1.2.1.1. Khái niệm chính sách công

Cho đến hiện tại, có không ít định nghĩa khác nhau về định nghĩa, khái niệm khác nhau về chính sách công, trong đó có một số khái niệm khá phức tạp và bao hàm tương đối rộng các chức năng và hoạt động như:

Thomas Dye (năm 1972) đưa ra một định nghĩa khá súc tích về chính sách công như sau: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”.

William Jenkins (năm 1978) đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, chính sách công

“là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”.

James Anderson (năm 1984) đưa ra định nghĩa khái quát hơn về chính sách công. Ông cho rằng: “Chính sách công là đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động chính trị để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm”.

B. Guy Peters (năm 1990) định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nưóc có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...”

Theo định nghĩa này thì mục đích của chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề

công. Nói cách khác, chính sách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước.

Và trong phạm vi của Luận văn này thì tác giả tiếp cận khái niệm Chính sách công của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, đã đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [13, tr. 51].

1.2.1.2. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững

Chính sách giảm nghèo bền vững là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề như: tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.

Chính sách giảm nghèo bền vững là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về đói nghèo. Nó phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng, của các nhóm xã hội nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận dân cư nghèo đói, đảm bảo quyền con người và an toàn xã hội cho người nghèo, tạo sự phát triển bình thường cho người nghèo cũng như cho toàn xã hội. Chính sách giảm nghèo bền vững được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Dựa trên phạm vi ảnh hưởng của chính sách, chính sách giảm nghèo bền vững được phân thành chính sách tác động gián tiếp và chính sách tác động trực tiếp đến giảm nghèo bền vững.

Chính sách giảm nghèo bền vững được thiết kết theo một cấu trúc cụ thể, bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

- Mục tiêu của chính sách. - Đối tượng của chính sách. - Giải pháp của chính sách.

Căn cứ vào bản chất đa chiều của đói nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững được chia làm:

Một là, nhóm chính sách tăng thu nhập cho người nghèo.

Hai là, nhóm chính sách nhằm tăng cường các khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.

Ba là, nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thương

Bốn là, nhóm chính sách tăng cường tiếng nói cho người nghèo.

Căn cứ vào ba trụ cột đói nghèo của Ngân hành Thế giới các chính sách giảm nghèo được phân thàn: Chính sách tạo cơ hội cho người nghèo; Nhóm chính sách trao quyền và nhóm chính sách an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)