Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 - 42)

1.2.2.1. Mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững

Mục tiêu của Chính sách giảm nghèo bền vững là hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo thoát nghèo cả dưới góc độ nghèo vật chất và nghèo con người và nghèo về xã hội. Các chính sách giảm nghèo bền vững đều hướng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi cho người nghèo, tăng cường các khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo từ đó nâng cao vốn con người và tiếng nói của người nghèo. Mỗi chính sách cụ thể sẽ có một mục tiêu cụ thể và rõ ràng hơn.

Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một trong 8 trụ cột của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đã được nhiều quốc gia phê chuẩn và là 1 trong 10 vấn đề của phát triển xã hội đã được Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tại copenhaghen tháng 5 năm 1995 thông qua.

Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đó là:

a) Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn

thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

c) Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020

- Phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân:

+ Từ 80% - 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Từ 70% - 80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Từ 60% - 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% - 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;

+ 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.

- Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% - 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 100 huyện và khoảng 600 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động; thiết lập ít nhất 20 cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.

- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; Hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho khoảng 10.000 hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc rất ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có thể nhận thấy giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một trong những vấn đề xã hội được giải quyết trong phát triển xã hội và là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu này thì chính sách giảm nghèo bền vững sẽ là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống Chính sách xã hội. Chính sách xã hội là hệ thống các chính sách tạo phúc lợi cho mọi công dân, trước hết, người dân phải thoát được nghèo đói. Một khi trong xã hội còn bộ phận người nghèo đói, không thể nói là xã hội đã mang phúc lợi đến với mọi người. Vì thế, chính sách giảm nghèo tạo cơ hội tối thiểu nhất cho bộ phận người dân yếu thế thoát khỏi đói nghèo kinh niên, có được thu nhập, cơ hội tiêu dùng với tư cách là con người sống trong xã hội.

1.2.2.2. Các chính sách giảm nghèo bền vững cụ thể a) Những chính sách của Nhà nước

Sau Đại hội IX của Đảng để cụ thể hóa các mục tiêu, cơ chế, chính sách, giải pháp chung của chiến lược phát triển KT-XH 5 năm (2001-2005), tháng 6/2001 Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng kinh tế và XĐGN, với mục tiêu cơ bản là: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đến 27/9/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 143/2001/QĐ-TTg Phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001 - 2005”. Tiếp đó là các Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134; Quyết định số 07 ngày 10/01/2006 Phê duyệt Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai

đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn 2); Quyết định 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng chính phủ, về phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trọ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV, từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 7 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và gần đây nhất ngày 19/11/2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

Để tổ chức thực hiện Nghị quyết 80 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ngày 12/6/2012, Thướng tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 705/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020; ngày 24/9/2012, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo đã ban hành Quyết định số 104/QĐ-BCĐGNBV về quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo Trưng ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020. Theo quy định, BCĐ TW về giảm nghèo có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai có hiệu quả Nghị quyết 80/NQ-CP và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015; Quyết định 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Có thể thấy một số điểm mới trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là: Chỉ có một chương trình giảm nghèo duy nhất trong giai đoạn 2016-2020 nhằm tập trung nguồn lực cho các địa bàn nghèo, hạn chế sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện của giai đoạn trước. Ngoài những chương trình, dự án chính sách đã nêu trên, các cấp, các ngành, các tổ chức KT-XH trong và ngoài nước còn xây dựng nhiều chương trình dự án giúp đỡ các gia đình nghèo vùng miền núi biên giới, vùng sâu, vùng xa.

b) Những chính sách giảm nghèo bền vững đang triển khai thực hiện tại huyện Hướng Hóa

* Chính sách gồm các chương trình, dự án tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập

Một là, Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135

Mục tiêu: Nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ nghèo, giúp họ nhanh chống thoát nghèo, đồng thời nâng cao kiến thức sản xuất và thị trường cho hộ nghèo giúp họ sản xuất có hiệu quả.

Đối tượng, Hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ.

Địa bàn: Các thôn, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc huyện.

Nội dung: - Hỗ Trợ các hoạt động đào tạo, tập huấn cho nông dân. - Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất. - Hỗ trợ mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến.

- Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tham gia dự án phát triển sản xuất

Hai là, hỗ trợ giống vật tư, phân bón theo QĐ 102/QĐ-TTg

Mục tiêu: Hỗ trợ người dân nâng cao năng xuất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao

Đối tượng: Hộ nghèo dân tộc tiểu số hoặc nhận bằng hiện vật (giống, phân bón muối iốt) hoặc bằng tiền mặt.

Nội dung: Hộ nghèo dân tộc thiểu số được hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật có thể nhận giống cây trồng; giống vật nuôi; thuốc thú y; muối iốt.

- Mức hộ trợ:

+ 80.000đ/người/năm ở xã khu vực II, xã biên giới. + 100.000đ/người/năm ở xã khu vực III vùng khó khăn.

Một là, chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

- Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.

- Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp ở các xã nghèo, thôn nghèo, bản đặc biệt khó khăn.

- Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số; trẻ hóa đội ngũ và tăng nhanh tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số đảm nhiệm vai trò chủ chốt ở địa bàn miền núi.

Hai là, hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng

- Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo.

- Đảm bảo đồng bào DTTS được sử dụng dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế (BHYT) đồng bào DTTS theo quy định của Pháp luật.

- Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các xã, thị trấn thuộc huyện.

Ba là, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết, nghĩa vụ

của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Bốn là, Chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo

Hiện nay trên địa bàn toàn huyện tất cả các xã, thị trấn đều được trang bị có internét tốc độ cao và đã có trang Web riêng, Ngoài việc đăng tải tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang Wed của huyện và các xã, thị trấn. Các nội dung, chính sách cho người nghèo, người DTTS được triển khai bằng hình thức tập huấn, phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế, chuyển giao công nghệ. Qua đó, cán bộ và người dân có thể năm bắt được các chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo, từ đó người nghèo có thể thoát nghèo bằng chính nỗ lực của bản thân, từng bước tạo sự bền vững khi thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 - 42)