Đối với Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 119 - 129)

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng bằng nhiều hình thức, liên tục, thành những đợt có trọng tâm, trọng điểm để mọi người, mọi tổ chức, cá nhân nhận thức rõ quan điểm, phương châm giải quyết của chương trình giảm nghèo là dựa vào cộng đồng và sự phối hợp các cấp, các ngành. Kịp thời giới thiệu những kinh nghiệm tốt, nhân tố mới, mô hình giỏi từ thực tiễn để nhân rộng.

- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tư pháp từ huyện đến xã; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác thông tin trên mạng internet cho người dân, nhằm giúp cho người dân tiếp cận được các thông tin về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, định hướng sản xuất, kinh doanh, giá cả thị trường... và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác thư viện và quản lý tủ sách.

Tiểu kết chương 3

Quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng trị đã huy động được sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội vào công tác giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo ngày càng giảm. Nhận thức của người nghèo về tự thoát nghèo ngày càng được cải thiện. Người nghèo ngày càng tiếp cận được các dịch vụ xã hội như vốn, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, kỹ năng... Đại bộ phận người nghèo được quan tâm hỗ trợ về vật chất và động viên về tinh thần. Để thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Hướng Hóa có hiệu quả trong thời gian tới, cần có sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như sự chung tay tiếp sức của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân.

KẾT LUẬN

Giảm nghèo bền vững là vấn đề mà từ lâu Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và coi đó là những nhiệm vụ hàng đầu ưu tiên thực hiện, đặc biệt là giảm nghèo bền vững cho khu vực miền núi nơi tập trung khá đông là đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua các chính sách, chủ trương xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, tuy vậy bên cạnh những thành quả đạt được còn nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa. Qua nghiên cứu đề tài “Chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ” phần nào đã cho chúng ta thấy được vai trò qua trọng của nhiệm vụ giảm nghèo bền vững và có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghèo đói, thấy được những thành công đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại khi thực thi chính sách giảm nghèo bền vững. Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề lớn và phức tạp, nó là vấn đề thách thức không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới. Bởi vai trò và tính chất phức tạp của công tác xóa đói giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo bền vững không chỉ giải quyết ngay mà nó cần phải giải quyết từng bước và cần có sự đóng góp nỗ lực của tất cả mọi người.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Hướng Hóa, Huyện đã đề ra nhiều quyết sách, lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay cơ bản không còn hộ đói, giải quyết được hàng nghìn hộ thoát nghèo, tìm kiếm và giải quyết việc làm cho rất nhiều người nghèo, đời sống của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, nâng cao; bộ mặt vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện đã “Thay da đổi thịt”. đời sống được cải thiện, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển KT – XH, giữ vững an ninh – chính trị, quốc phòng trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì kết quả giảm nghèo bền vững của huyện vẫn còn một số tồn tại như: kết quả GNBV chưa vững chắc (tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng có nguy cơ tái nghèo cao), ý thức vươn lên làm giàu, chủ động

XĐGN của một bộ phận người dân chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, tình hình an ninh – trật tự vùng nông thôn diễn biến ngày càng phức tạp nhất là trong thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên người DTTS có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên đó là: Nguyên nhân khách quan: Là huyện miền núi vùng cao, hậu quả của chiến tranh, nền kinh tế xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ. Tập quán canh tác của đồng bào DTTS còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa thích nghi với sản xuất hàng hóa; đời sống văn hóa, xã hội vẫn còn tập tục nặng nề, trình độ dân trí thấp, khả năng ứng dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chính vì vậy chưa tạo được trong phát triển kinh tế. Khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai dịch bệnh thường xảy ra ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đời sống sản xuất của nhân dân. Các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh về xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT – XH, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, nước sạch, đất sản xuất. Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành có lúc, có nơi chưa sâu sát. Năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, chính sách còn hạn chế; một số chỉ tiêu do khảo sát, đánh giá chưa sát với thực tiễn dẫn đến một số chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

Để đạt được những mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện Hướng Hóa khóa XVI (2015 – 2020) đã đề ra: Phấn đấu đến năm 2020, đưa huyện Hướng Hóa thoát ra khỏi huyện khó khăn, từng bước xây dựng nông thôn mới; gắn phát triển thương mại – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp với nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; thực hiện lời căn dặn của đồng chí cố Tổng Bí thư Lê Duẩn “Xây dựng huyện Hướng Hóa thành huyện miền núi kiểu mẫu” thì các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cần phải đánh giá một cách khách quan khoa học những thành công, hạn chế, nguyên nhân của nó, từ đó đề ra những chủ trương, giải pháp cụ thể để tiếp tục lãnh đạo công tác giảm nghèo bền vững theo hướng bền vững đạt hiệu quả cao. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong Luận văn này hy vọng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Bình (2011), “Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2020”.

2. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nhìn lại chiến lược phát triển kinh tế bền vững ở nước ta 2001 – 2010 và định hướng 2020, Tạp chí lý luận chính trị.

3. Đảng công sản Việt nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt nam (1994), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc, Hà Nội ngày 12/3/2003.

9. Đảng công sản Việt nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

11. Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi (2011), Định hướng về chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020, Nxb Lao Động.

12. Nguyễn Hữu Hải (2006), “Hướng tới giảm nghèo toàn diện bền vững, công bằng và xã hội”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.

13. Nguyễn Hữu Hải (2016), Chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

14. Phạm Hảo (2008), kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây nguyên những năm đầu thế kỷ XXI - thực trạng và xu hướng phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Học viện Chính trị Khu vực III (2012), Các cấp ủy Đảng ở tỉnh Quảng Trị lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, Đề tài cấp cơ sở do Ths Trần Văn Phương làm chủ nhiệm, Đà Nẵng.

17. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Vũ Văn Ninh (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững) (2013), Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình giảm nghèo, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và định hướng thời gian tới.

19. Lê Khả Phiêu (1999), Hội nghị “Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và Chương trình phát triển KT - XH các xã ĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa”, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Sơn (2011), “Chính sách giảm nghèo ởnước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”. Đăng trên báo Kinh tế và Phát triển.

21. Nguyễn Hữu Hải (2006), Chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005, về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 102/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chi trả nguồn kinh phí hỗ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà

25. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc và tuyên truyền các chính sách dân tộc khác trên địa bàn, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Nghị quyết 80/NQ-CP “ Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 – 2020, Hà Nội.

28. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, Hà Nội.

29. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững, thời kỳ từ năm 2011 đến 2020, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1200/QĐ-TTg, về việc phê duyệt khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP “Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020. Hà Nội.

31. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 59/2012/QĐ-TTg, về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020, Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012, về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012- 2015, Hà Nội.

33. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 449/QĐ-TTg, về chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Hà Nội.

34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2356/QĐ-TTg, về Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác đến năm 2020, Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Hà Nội.

36. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CT 135 về xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, Hà Nội.

37. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 Phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã đặc biệt khó khăn, Hà Nội.

38. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013, về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015, Hà Nội.

39. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015,

Hà Nội.

40. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, về ban hành phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, Hà Nội.

41. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị Quyết 52/NQ-CP ngày 15/06/2016, về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 – 2020.

42. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016, Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội.

43. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015, về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020” Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015, Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số, Hà Nội.

45. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015, Phê duyệt CT phát triển Thương mại miền núi, vùng sâu, vùng sa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020, Hà Nội.

46. Thủ thướng Chính phủ (2016), Quyết định 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.

47. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng chính phủ, về phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trọ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội. 48. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015

của Thủ tướng Chính phủ, Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 119 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)