Tiêu chí đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 50)

Để việc đo lường kết quả quá trình thực thi chính sách giảm giảm nghèo bền vững được khách quan, trung thực phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh thực tế, hoạt động này cần phải được tiến hành dựa trên hai nhóm tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất, là nhóm tiêu chí đánh giá chính sách chung. Nhóm tiêu chí này bao gồm các tiêu chí sau:

- Tính hiệu lực của chính sách: Đây là tiêu chí phản ánh khả năng tác động vào xã hội của chính sách GNBV, nó thể hiện trên các khía cạnh; hiệu lực theo đối tượng điều chỉnh, hiệu lực theo thẩm quyền quản lý, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo thời gian tác động của chính sách.

- Kết quả thực thi chính sách: Là những lợi ích mà chính sách GNBV mang lại cho xã hội, đặc biệt là các đối tượng của chính sách. Tiêu chí này có thể bao gồm những kết quả đạt được so với mục tiêu mà chính sách hướng đến và tạo ra chuyển biến tích cực làm giảm tình trạng đói nghèo ở những nơi mà chính sách đang được tổ chức triển khai thực hiện.

- Tính hiệu quả của chính sách: Là những kết quả đạt được so với chi phí phải bỏ ra để thực hiện chính sách. Kết quả này trong thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tiềm lực của đối tượng chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và khả năng tham gia vào quá trình chính sách của chính các đối tượng chính sách...

Thứ hai, là nhóm tiêu chí bổ sung bao gồm các tiêu chí sau:

- Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức: Đây được xem là tiêu chí phản ánh trình độ quản lý của các cơ quan có trách nhiệm trong quá trình thực hiện và khả năng phối hợp thực hiện của đội ngũ công chức khi thực hiện các bước trong quy trình thực hiện chính sách GNBV. Tiêu chí này phản ánh khả năng xác lập các kế hoạch hành động cụ

thể, kỹ năng vận động, thuyết phục các đối tượng tham gia vào quá trình chính sách của đội ngũ những người thực hiện, khả năng huy động nguồn lực và cung cấp nguồn lực cho mỗi giai đoạn thực hiện chính sách, kỹ năng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của cấp trên với cấp dưới....

- Khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình thực hiện chính sách: Tiêu chí này thể hiện mức độ và hiệu quả từ sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và toàn xã hội vào quá trình thực hiện chính sách GNBV. Quá trình thực hiện chính sách GNBV cần có sự chung tay, đồng lòng của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và của các đối tượng chính sách mới mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy sự tích cực tham gia của cộng động xã hội vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách GNBV sẽ là tiền đề để tạo ra kết quả và hiệu quả cho quá trình thực thi chính sách.

- Khả năng huy động nguồn lực và hình thức huy động nguồn lực cho quá trình thực hiện chính sách: Nguồn lực là điều kiện đảm bảo cho chính sách có thể tồn tại và phát huy tác dụng trên thực tế, nếu thiếu nguồn lực thì quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV sẽ khó có thể đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra. Nguồn lực thực hiện cần phải được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và phải được cung cấp kịp thời đầy đủ trong suốt quá trình thực hiện chính sách. Tiêu chí này nhằm đo lường khả năng huy động và phương thức huy động nguồn lực cũng như cách thức cung cấp nguồn lực của các chủ thể thực hiện chính sách ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của quá trình thực hiện chính sách.

- Sự thay đổi của đời sống và các dịch vụ xã hội: Mục tiêu của chính sách GNBV là đẩy lùi nghèo khổ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tối thiểu cho người nghèo trong xã hội và sự thay đổi của cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, các dịch vụ bưu chính viễn thông...) và các điều kiện sản xuất của người nghèo. Bởi vậy, khi đánh giá về chính sách GNBV cần thiết phải xây dựng tiêu chí này và phải coi đó làm

một tiêu chí quan trọng để so sánh, tham chiếu và đánh giá giữa kết quả thực hiện chính sách với mục tiêu mà chính sách đang hướng tới.

1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm nghèo bền vững

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có nhiều nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình này. Trong số những nhân tố đó có cả những nhân tố thuộc về nhà nước, nhân tố thuộc về chính các đối tượng của chính sách và những nhân tố kinh tế, xã hội khác. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung nhiều vào khía cạnh tác động tiêu cực của những nhân tố đó trong quá trình thực thi chính sách giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay.

1.3.5.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách

Thứ nhất: Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo

Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai...

Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách GNBV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và chấp hành kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc đưa chính sách GNBV vào cuộc sống. Nếu cán bộ, công chức thiếu năng lực thực tế, các cơ quan thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát với thực tế, làm lãng phí các nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí cạn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực thi chính sách.

Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách GNBV mang lại kết quả thực sự.

Thứ hai: Công tác vận động tuyên truyền về chính sách.

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Thực hiện tốt các chính sách GNBV của Đảng và Nhà nước thì vai trò của truyền thông và giảm nghèo về thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống. Để giúp người dân hiểu hơn về ý nghĩa, vai trò của các chính sách giảm nghèo bền vững và làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thứ ba: Điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước.

Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển KT-XH, nên mức độ đầu tư vốn của Nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu giảm nghèo nói chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình bố trí vốn thực hiện chính sách còn manh mún, có lúc bị động và chưa kịp thời.

Thứ tư, là bất cập của những chính sách dẫn đến hạn chế trong việc thực thi chính sách

Tác động của chính sách chưa thực sự đến được với tất cả người nghèo. Một bộ phận hộ nghèo không được hưởng lợi từ các chính sách do bị hạn chế về điều kiện tham gia hoặc xác định sai, bỏ sót đối tượng hưởng lợi.

Các chính sách chủ yếu mới tập trung vào đối tượng nghèo, còn đối tượng cận nghèo ít được quan tâm, do vậy hộ tỷ lệ tiếp cận lợi ích của chính sách còn thấp, đặc biệt là nhóm cận nghèo. Xác định hộ nghèo còn nhiều thiếu sót. Nhiều tiêu chí như sử dụng nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các hộ nghèo chưa được đưa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Điều đó nói lên sự bất bình đẳng trong tiếp cận chính sách giảm nghèo của các đối tượng.

Sự phối hợp giữa các cơ quan còn yếu. Mỗi chính sách giảm nghèo bền vững đều xác định rõ cơ quan quản lý cũng như cơ quan thực hiện. Để triển khai chính

thấy khâu này còn bộ lộ nhiều yếu kém và ít được quan tâm. Điều đó làm chậm tiến độ thực hiện chính sách hoặc không phát huy được vai trò của các bên tham gia trong triển khai chính sách hoặc sự tham gia chỉ mạng tính hình thức.

Sự minh bạch của các thông tin về cơ chế chính sách còn hạn chế. Nhiều hộ dân chưa biết thông tin về các chính sách, chương trình, dự án từ đó làm giảm hiệu quả của chương trình.

Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững còn yếu. Vai trò của giám sát và đánh giá chính sách là rất lớn. Tuy nhiên thực tế triển khai thực hiện thời gian qua công tác giám sát và đánh giá có thực hiện nhưng chủ yếu mang tính hình thức, chất lượng thấp và không liên tục. Việc theo dõi, giám sát triển khai chính sách nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế để khắc phục chưa kịp thời và chưa thực sự nghiêm túc, chỉ mang tính chất báo cáo.

1.3.5.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách Thứ nhất: Nguồn lực của đối tượng chính sách

- Thiếu vốn: Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng mặc dù nhà nước đã hỗ trợ vốn vay cho người nghèo thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể tuy nhiên còn khá nhiều người nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn này do họ thường không có kế hoạch sản xuất cụ thể, ngại tiếp xúc với giấy tờ hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích do vậy họ khó có khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Điều này làm cho việc triển khai các nguồn vốn vai đến người dân gặp khó khăn.

Thứ hai: Trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động.

- Trình độ dân trí một bộ phận đồng bào DTTS còn hạn ché nên khó tiếp cận, thay đổi tập quán sản xuất; khó tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất thì manh mún, nhỏ lẻ. Ý thức, trách nhiệm của một số người dân còn hạn chế, còn thụ động, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, chưa phát huy nguồn vốn hỗ trợ cũng như nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Thứ nhất: Nhân tố nhân khẩu học

Người nghèo phổ biến thuộc những hộ có quy mô gia đình lớn, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ. Theo nguồn TCTK năm 2016 hộ nghèo có nhân khẩu bình quân là 4,6 người/hộ so với mức 3,1 người/hộ thuộc nhóm hộ giàu như vậy hộ nghèo có số nhân khẩu bình quân thường cao hơn hộ giàu từ 1,5 người trở lên, nhân khẩu bình quân/hộ vùng nông thôn thường cao hơn thành thị, cao nhất là vùng bản. Một trong những nguyên nhân tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo người dân tộc thiểu số là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản. Mức độ hiểu biết của phụ nữ nghèo về an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và sinh khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế.

Thứ hai: Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên.

Mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là một nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và vi phạm của đói nghèo. Tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, các công ty đã làm bệnh tật gia tăng; Sự khắc nghiệt của môi trường, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bão lũ, hạn hán, cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân và đã gây ra những khó khăn đối với ngành sản xuất nông nghiệp, nó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế làm ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững.

Thứ ba: Cơ sở hạ tầng cho phát triển

Không có giao thông thuận lợi nên dẫn đến chi phí vận chuyển cao, hàng hóa vận chuyển khó khăn, hàng hóa sản xuất chỉ tiêu thụ tại địa phương nên giá thành thấp khó cung cấp hoặc tận dụng các dịch vụ như khuyến nông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe khó tiếp cận với tri thức...và việc thực thi chính sách gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm: Phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân.

- Ý thức vươn lên thoát nghèo, hiện nay tại các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người nghèo nhưng không muốn vươn lên thoát nghèo, người thoát nghèo rồi vẫn muốn quay lại hộ nghèo. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn

Một là, do yếu tố tâm lý, họ cho rằng nếu thoát nghèo, họ sẽ không còn nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước cũng như những ưu đãi từ chính quyền địa phương.

Hai là, do người lao động, ăn tiêu lãng phí, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tái nghèo. Nhiều người nghèo thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà không có ý chí vươn lên thoát nghèo. Với những đối tượng này, cần phải vận động, tuyên truyền để khích lệ tinh thần tự giác, tự lực vươn lên thoát nghèo của họ mới đảm bảo được GNBV.

1.4. Một số kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Hướng Hóa

1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

- Đakrông là một huyện miền núi nghèo theo Nghị quyết 30a phía tây của tỉnh Quảng trị phía tây giáp với huyện Hướng Hóa, có đông đồng bào DTTS sinh sống, toàn huyện có 13 xã trong đó có 9 xã và 73 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại khó khăn, đồi núi, sông suối cách trở các thôn, bản.

Những mặt đạt được trong thực thi chính sách GNBV: Trong những năm qua, công tác GNBV luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 56,55% vào đầu năm 2016 xuống còn 45,67% vào tháng 6/2018. Các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời; Công tác huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo được quan tâm.

- Thông qua thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo ở các vùng, các nhóm dân cư, đời sống của người nghèo được cải thiện, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác giảm nghèo được nâng lên, người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 50)