Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 92 - 99)

a) Những hạn chế

Công tác XDGN tại huyện Hướng Hóa trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của cấp các nghành và sự nổ lực của cả hệ hệ thống chính trị huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hạn chế và khó khăn cần phải kịp thời khắc phục, cụ thể là:

- Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, có nguy cơ tỷ lệ nghèo phát sinh và tái nghèo cao, chủ yếu là do thu nhập của những hộ này thấp và chưa ổn định, thiếu tích lũy nên khi bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì dễ rơi vào nguy cơ đói nghèo. Đối với những hộ mới thoát nghèo thực tế đời sống còn rất nhiều khó khăn, chưa bứt hẳn lên được; số hộ có thu nhập nằm ở mức cận trên của chuẩn nghèo chiếm trên 40% tổng số hộ thoát nghèo, số này dễ có nguy cơ tái nghèo khi gặp rũi ro.

- Tiêu chí về hộ nghèo trong thời gian tới sẽ tiếp tục mỡ rộng về nội dung và thay đổi về chất, việc xác định chuẩn nghèo sẽ nâng lên trên cơ sở các nhu cầu về tinh thần và chăm sóc sức khỏe....Do vậy ngoài đảm bảo giải quyết đủ lương thực, phát triển sản xuất hàng hóa, cần tiếp tục đảm bảo các điều kiện để đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

- Những hộ nghèo còn lại xu hướng càng khó giải quyết hơn do những nguyên nhân đặc thù như thiếu đất sản xuất nhưng khó chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, khó tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng, gia đình ít lao động, ốm đau, tàn tật, khả năng nghe đọc viết tiếng phổ thông của đồng bào dân tộc để tiếp cận chủ trương, chính sách, khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế....Mặt khác ngay trong khu vực thị trấn nghèo đô thị cũng phúc tạp hơn do hầu hết là không có nghề nghiệp, ốm đau, tàn tật neo đơn.

- Một số chế độ chính sách GNBV được ban hành triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, hiệu quả tác động chưa cao. Một số chương trình, dự án của vùng đồng bào DTTS khi triển khai thực hiện ở một địa phương không ban hành kế hoạch triển khai thực hiện dẫn đến tình trạng nguồn lực đầu tư bị phân tán, dàn trải, manh mún, kém hiệu quả và có sự trùng lặp trong quản lý và điều hành; Một số văn bản hướng dẫn của Trung ương, của địa phương về thực hiện Chương trình MTQG GNBV chậm ban hành, dẫn đến việc triển khai thực hiện một số dự án ở địa phương còn chậm.

năng tự tạo việc làm của người nghèo còn hạn chế do chưa qua đào tạo, không có tay nghề. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp, khả năng vươn ra tìm kiếm việc làm ở thị trường bên ngoài còn khó khăn. Trong khi hệ thống đào tạo chưa phát triển, cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ giáo viên còn chế. Một bộ phận người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Trên địa bàn huyện hiện vẫn còn nhiều hộ nghèo có nhà ở dột nát, hư hỏng, nguyên nhân chính là do cán bộ điều tra hộ nghèo tại các xã chưa rà soát chặt chẽ dẫn đến bỏ quên, bỏ sót.

- Tình trạng bán đất sản xuất trong vùng đồng bào vẫn diễn ra rất nhiều. Bảng 2.5. Sự thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản Hướng Hóa

TT Chỉ số về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo

Hộ nghèo đã tiếp cận được các dịch vụ cơ bản

Hộ nghèo đang thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Số hộ nghèo đã được tiếp cận dịch vụ cơ bản (hộ) Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo (%) Số hộ nghèo đang thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (hộ) Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo (%) 1 Chỉ số về tiếp cận dịch vụ y tế 5.921 99,13 52 0,87 2 Chỉ số về Bảo hiểm y tế 5.600 93,76 373 6,24 3 Chỉ số về Giáo dục trình độ người lớn 3213 53,79 2.760 46,21 4 Chỉ số về Tình trạng đi học của trẻ em 5.560 93,09 413 6,91 5 Chỉ số về chất lượng nhà ở 1.883 31,51 4.090 68,47 6 Chỉ số về diện tích nhà ở 1.118 18,72 4.855 81,28

7 Chỉ số về nguồn nước sinh hoạt 1.625 27,21 4.348 72,79

8 Chỉ số về nhà tiêu hợp vệ sinh 537 8,99 5.436 91,01

9 Chỉ số về sử dụng dịch vụ viễn thông 3.550 59,43 2.423 40,57

10 Chỉ số về Tài sản phục vụ tiếp cận

b) Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân nghèo: Hộ nghèo của huyện do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân chính sau: Thiếu vốn: 30%, thiếu đất sản xuất: 11,5%, Thiếu phương tiện sản xuất: 11,9%, Thiếu lao động: 7,4%, Đông người ăn theo: 12,5%, Không có việc làm: 3,4%, Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 15,0%, Đau ốm hoặc mắc tệ nạn xã hội: 8,0%, Lười lao động: 0,3%.

Nguyên nhân khách quan:

- Địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có diện tích tự nhiên rộng, có địa hình phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như: Lũ lụt, hạn hán; đất canh tác chủ yếu là đồi dốc và một phần đất đã bị thoái hóa, bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng; thời tiết khắc nghiệt; rệp hại cây sắn, bệnh lỡ mồm long móng ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc năm 2013; năm 2014; năng xuất sắn giảm do trồng liên tục trong nhiều năm và thiếu đầu tư; hộ nghèo tách hộ; hộ thoát nghèo có mức thu nhập thấp và nguồn thu chưa ổn định, phát triển sản xuất chưa bền vững, nên dễ bị tái nghèo; các hộ đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa và xa trung tâm huyện.

- Kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS của huyện có xuất phát điểm thấp, trình độ sản xuất thấp nên chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trong thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã quan tâm, chú trọng đến công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ chủ chốt của cấp uỷ, chính quyền, địa phương chưa nhận thức về vị trí, vai trò công tác dân tộc, chưa nhận thức sâu sắc; đôi lúc thiếu sự phối hợp giữa các nghành liên quan; một số cán bộ cơ sở ngại va chạm, sợ mất quyền lợi của tập thể, người thân, dòng họ, làng xóm, nên đã buông lỏng, cố tình né tránh trong việc xác định hộ nghèo tại địa phương, một số cán bộ có tâm lý “giữ nghèo” cho thôn, xã mình. Vì vậy, trong bình xét còn thiếu khách quan, thiếu chính xác.

giảm nghèo, chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư từ Trung ương, trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn, lãi suất đầu tư cao, chi phí lớn, khả năng huy động thu hút tư nhân tham gia đầu tư còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo ở một số ngành, địa phương còn chưa kịp thời, thiếu thường xuyên, do đó dẫn đến việc chỉ đạo, theo dõi thực hiện công tác GNBV cũng gặp không ít khó khăn; Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách, dự án còn hạn chế. Các chương trình tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi còn ít, việc hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và nông cụ sản xuất chưa đi đôi với tập huấn hướng dẫn và chưa đáp ứng với khả năng tiếp thu của người nghèo. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo chưa cao. Phụ cấp cho cán bộ chuyên trách phụ trách việc GNBV chưa thoả đáng

(từ 2.418.000 đến 3.042.000đ/người/tháng).

- Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về giảm nghèo chưa được tổ chức thường xuyên, còn một bộ phận người nghèo có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chế độ, chính sách của nhà nước; một số hộ nghèo còn ngại vai vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Do hộ thoát nghèo có mức thu nhập thấp và nguồn thu chưa ổn định, phát triển sản xuất chưa bền vững, nên dễ bị tái nghèo, đây là một khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện chương trình; Do phong tục tập quán và cách đánh giá một chiều của cán bộ, cộng với chính sách ưu đãi giành cho xã nghèo, thôn nghèo, hộ nghèo, nên hầu hết đối tượng tách hộ có tuổi đời dưới 30 tuổi là người dân tộc thiểu số đều được thôn, xã quan tâm đưa vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

- Một số sở, ban ngành được tỉnh giao nhiệm vụ giúp đỡ một số xã nghèo và một số đơn vị đóng trên địa bàn của huyện được phân công thực hiện chương trình giảm nghèo ở các xã chưa xây dựng được chương trình hành động, lập kế hoạch cho địa bàn phân công, chưa thực sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện chưa thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo xuống cơ sở, một số việc triển khai còn chậm, cán bộ huyện tăng cường cho

cơ sở tham mưu, tư vấn giúp Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã còn hạn chế, chưa có tính năng động sáng tạo, chủ động, tích cực trong công việc, chưa đôn đốc Ban chỉ đạo các xã thực hiện chế độ báo cáo về Ban chỉ đạo huyện thường xuyên.

Tiểu kết chương 2

- Các biện pháp XĐGN được thực hiện trong những năm qua phần lớn chỉ là những hỗ trợ mang tính ngắn hạn, tạm thời, do đó hiệu quả XĐGN về lâu dài chưa cao, nguy cơ tái nghèo còn rất lớn.

- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền xã chưa tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt, còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, giúp đỡ từ tỉnh, huyện.

- Các giải pháp giảm nghèo mang tính chất căn bản như: đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức, kết quả đạt được cũng khiêm tốn so với tiềm năng, điều này cần được đặc biệt lưu ý và cần phải có những biện pháp điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo từ năm 2018 và những năm tiếp theo sau này.

- Các giải pháp phát triển ngành sản xuất nông nghiệp mặc dù đã có những đầu tư đáng kể nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và sự mong mỏi của nhân dân, việc chuyển đổi, tích tụ ruộng đất diễn ra rất chậm.

Chương 3

HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN HƯỚNG HÓA,

TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)