Năm 2013, Nguyễn Đức Minh và cộng sự nghiên cứu tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm methycobal trong phục hồi chức năng vận động ở người bệnh sau viêm não tại khoa Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho kết quả: Khảo sát trên 60 người bệnh sau viêm não chia làm 2 nhóm, nhóm nghiên cứu (điện châm + thủy châm) và nhóm đối chứng (điện châm) trong 8 tuần. Điện châm vào các buổi sáng trong 5 ngày liên tục, nghỉ
hai ngày, sau đó lại tiếp tục theo liệu trình. Các huyệt được chia đều châm theo vùng cơ thể bi ̣giảm chức năng ≤ 10 huyệt/lần theo phác đồ của Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Sau can thiệp, các rối loạn về ý thức, cơ tròn, tiết đờm dãi, nuốt đều chuyển biến từ nặng hơn sang nhẹ hơn về mức độ rối loạn và giảm số người bệnh bi ̣rối loạn nặng. Tình trạng dinh dưỡng cũng được cải thiện từ suy dinh dưỡng vừa sang nhẹ hơn và không suy dinh dưỡng. Các triệu chứng toàn thân ở nhóm nghiên cứu có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chứng. Biểu hiện số người bệnh còn rối loạn nặng và vừa ở nhóm nghiên cứu thấp so với nhóm chứng (p<0,05). các người bệnh được phục hồi vận động về trạng thái gần bình thường nhất. Sau điều trị 8 tuần, số người bệnh ở nhóm nghiên cứu đều có dấu hiệu phục hồi vận động, 16 trường hợp (chiếm 53,33%) phục hồi được hoàn toàn và chỉ còn liệt nhẹ; các người bệnh trong nhóm chứng cũng đều được phục hồi, 8 trường hợp (chiếm 26,67%) hoàn toàn và chỉ còn liệt nhẹ. Nhóm nghiên cứu có khả năng phục hồi tốt hơn nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điện châm phối hợp methylcoban làm tăng khả năng vận động chủ động biểu hiện qua thang điểm Orgogozo: Kết thúc điều tri ̣mức điểm trung bình đạt được là 64,67±7,31; tăng hơn so với lúc vào viện trước điều tri ̣ là 34,33±6,50 (p<0,05) Error: Reference source not found.
Năm 2014, Nguyễn Thị Tâm Thuận và cộng sự tiến hành một khảo sát nhằm đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của bài thuốc “Tri bá địa hoàng thang” phối hợp với hào châm trên người bệnh viêm não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho kết quả: Tất cả các người bệnh đều phục hồi tốt về vận động, độ liệt trung bình theo thang điểm Henry giảm 2,57±1,07; khả năng vận động chủ động tính theo điểm Orgogozo trung bình tăng 86,5±17,33 Error: Reference source not found.
1.6. Phác đồ huyệt sử dụng điều trị người bệnh liệt vận động sau giai đoạn cấp viêm não Nhật Bản
Năm 2004, Nguyễn Bá Quang tiến hành nghiên cứu tác dụng của điện mãng châm trong phục hồi chức năng vận động của 51 người bệnh viêm não Nhật Bản dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương sử dụng phác đồ huyệt: Bách hội xuyên Cường gian, Đại chùy xuyên Tích trung, Tích trung xuyên Mệnh môn, Giáp tích C2 đến C7; L5 đến S1; Kiên ngung xuyên Khúc trì, Khúc trì xuyên Ngoại quan, Hợp cốc xuyên Lao cung, Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền xuyên Huyền chung, Địa ngũ hội xuyên Túc lâm khấp, Hành gian xuyên Thái xung, Giải khê xuyên Khâu khư (châm tả, mãng châm) và châm bổ Túc tam lý xuyên Hạ cự hư, Tam âm giao xuyên Trung đô cho kết quả: Tiến triển vận động theo thang điểm Orgogozo trước điều trị là 26,47 điểm; sau điều trị là 82,84 điểm (tăng 56,37 điểm); người bệnh điều trị sớm (dưới 1 tháng) có kết quả điều trị cao hơn nhóm người bệnh đến điều trị muộn (từ 2-3 tháng); kết quả điều trị ở nhóm 1-5 tuổi tốt hơn so với các nhóm tuổi khác. Kết quả điều trị tốt đối với tất cả các triệu chứng: khỏi từ 49,02% đến 92,9%, không có trường hợp nào không đỡ Error: Reference source not found.
Năm 2011, Nguyễn Viết Thái nghiên cứu biến đổi chức năng thần kinh, nội tiết dưới ảnh hưởng của điện châm trên 120 người bệnh viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp sử dụng phác đồ huyệt Giáp tích C4-D1; L2-L5; đại chùy, kiên ngung xuyên tý nhu, khúc trì, ngoại quan xuyên thủ tam lý, hợp cốc xuyên lao cung, trật biên xuyên hoàn khiêu, ủy trung, dương lăng tuyền xuyên phong long, côn lôn, thủ tam lý xuyên khúc trì, nội quan, bát tà, phong thị, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao xuyên trung đô, giải khê, thái xung, địa ngũ hội; ngày 1 lần, mỗi lần 10/20 huyệt theo tư thế nằm sấp hoặc ngửa, thời gian 20-30 phút/lần châm vào buổi sáng cho thấy: Tỷ lệ người bệnh nam và nữ
tương đương nhau với 47,5% nam và 52,5% nữ, trong độ tuổi từ 1 đến 15 tuổi; thời gian mắc bệnh thường là tháng 5 và tháng 6; Có 67,5% người bệnh có rối loạn ý thức; 68,83% rối loạn ngôn ngữ; 71,66% rối loạn cơ tròn, 85% có hội chứng ngoại tháp. Các người bệnh liệt ở các mức độ khác nhau, trong đó liệt độ I, II, III, IV chiếm tỷ lệ cao nhất (80%) tổng số người bệnh bị liệt. Liệu trình 30 ngày điện châm. Sau thời gian can thiệp, phân bố hiệu quả như sau: 42,5% tốt; 40% khá, trong đó kết quả điều trị ở các người bệnh dưới 5 tuổi và đến điều trị sớm (< 30 ngày) sau giai đoạn cấp tốt hơn so với các trẻ khác trong nhóm nghiên cứu (p<0,05). Điện cơ đồ của cơ nhị đầu cánh tay tăng 119 điện thế/giây (trước điều trị là 263,44; sau điều trị là 382,64), biên độ tăng 291mV (trước điều trị là 492,85; sau điều trị là 743,84). Điện cơ tứ đầu đùi tăng 108 điện thế/giây (trước điều trị là 233,36; sau điều trị là 321,66), biên độ tăng 202mV (trước điều trị là 501,21; sau điều trị là 703,82) Error: Reference source not found.
Năm 2012, Nguyễn Tài Thu dựa trên cơ sở lý luận của y học cổ truyền biện giải nguyên nhân và chứng hậu di chứng liệt ở trẻ em gồm 3 chứng: Nuy chứng, Na hoạn và Phong na đều do phong nhiệt gây ra. Trong đó, Nuy chứng trẻ có thể bị sốt cao hoặc hơi ấm đầu nhưng lập tức làm cho chân tay hoặc riêng tay/chân suy yếu, mất cảm giác, không cử động được (Nhục nuy); Na hoạn trẻ thường sốt rất cao, ớn lạnh, cột sống và gáy cứng đờ, đau nhức, chân yếu dần, bước đi khó khăn và liệt hai chân; Phong na trẻ thường sốt rất cao trong vài tuần lễ, sau khi hết sốt hai chân liệt và có khi liệt cả tứ chi. Phác đồ huyệt được đưa ra là châm tả với kim to và dài (trường châm/mãng châm) Giáp tích từ C6 đến D3-D4; châm tả Giáp tích từ L1 đến L2 và từ L5 đến S1; châm tả Đại chùy xuyên Tích trung, từ Tích trung xuyên Dương quan; Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Ân môn xuyên Thừa phù, Huyết hải xuyên Âm liêm; Dương lăng tuyền xuyên Âm lăng tuyền, Tam âm giao xuyên Trung đô, Ngoai
quan xuyên Tam dương lạc, Hợp cốc xuyên Lao cung; Kiên ngung xuyên Tý nhu, Thủ tam lý xuyên Khúc trì, Kiên trinh xuyên Cực tuyền; Kết hợp hào châm trên từng huyệt: Thứ liêu, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn, Giải khê, Bát phong, Nội quan, Khúc trì, Thiên tỉnh, Kiên tỉnh, Bát tà; Nếu có kèm rối loạn cơ tròn châm thêm Trung cực, Tử cung, Quan nguyên, Khúc cốt, Lan môn, Bàng cường, Cường hậu âm, Yêu du, Hội dương Error: Reference source not found.
Hay trong cuốn “Mãng châm chữa bệnh”, Nguyễn Tài Thu (2012) đưa ra phác đồ huyệt mãng châm liệt do viêm não ở trẻ em là: Thần đình – Bách hội; Đại chùy – Tích trung; Trung phong – Trung đô, Giáp tích L3 – Giáp tích L5; Á môn – Phong phủ; Khúc trạch – Thiên tuyền; Khúc trì – Kiên ngung; Hạ cự hư – Túc tam lý; Huyết hải – Âm liêm; Trật biên – Thừa phù; Thừa phù - Ủy trung; Côn lôn – Thái khê; Đại chùy – Phong phủ; Nội quan – Khúc trạch; Giáp tích C1 – Giáp tích C7; Phong trì – Phong trì; Tích trung – Yêu dương quan; Huyền chung – Dương lăng tuyền; Liên liêu – Kiên ngung; Tam âm giao – Âm lăng tuyền; Hoàn khiêu – Trật biên; Dương lăng tuyền – Tuyệt cốt; Ủy trung – Thừa sơn; Giải khê – Khâu hư Error: Reference source not found dựa trên cơ sở lý luận Mạch Đốc là mạch chủ chốt của toàn thân, điều chỉnh cả 6 kinh dương, phối hợp với kinh Tâm bào, kinh Can, kinh Thận có tác dụng bổ tủy ích não, tỉnh thần, thông kinh hoạt lạc, hồi phục chức năng thăng bằng của âm dương, Kinh Đởm có tác dụng đối với cân cốt, kinh Dương minh theo Nội kinh là “Đốc thủ Dương minh” để chữa chứng nuy. Do đó, di chứng viêm não tuy rất nặng nhưng kết hợp các kinh nói trên với mạch Đốc, mạch Giáp tích có thể đạt hiệu quả tốt Error: Reference source not found.
Năm 2014, Nguyễn Thị Tâm Thuận và cộng sự khảo sát tác dụng của hào châm kết hợp bài thuốc “Tri bá địa hoàng thang” trên 30 người bệnh viêm
não sau giai đoạn cấp sử dụng công thức huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc, Lương Khâu, Huyết hải, Dương lăng tuyền, Phong thị, Tam âm giao, Giáp tích C3-C7 và L2-L5 Error: Reference source not found.
Nghiên cứu năm 2014 của Đặng Minh Hằng thống kê phác đồ huyệt điện châm của một số tác giả trong nước trong điều trị liệt vận động sau viêm não cho thấy hầu hết người bệnh đều được châm tại các huyệt tại chỗ. Liệt vận động chi sử dụng các huyệt trên kinh Dương minh của các chi, thêm Bát tà (chi trên), Bát phong (chi dưới), Giáp tích đoạn cổ và thắt lưng. Cổ lưng mềm châm Đại chùy, Kiên tỉnh, Thân trụ, Thận du, Yêu dương quan, Ủy trung. Rối loạn ý thức châm Tâm du, Chí thất, Bách hội. Các động tác xoa bóp cổ truyền thường dùng là xoa, xát, day, bóp, vê, véo, bấm huyệt và vận động Error: Reference source not found.
Liu Z.H. và cộng sự (2018) sử dụng phác đồ Thận du, Thái khê, Huyền lư, Túc Tam lý, Tam âm giao, Bách hội, Tứ thần thông, Não hộ Error: Reference source not found.
Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Phác đồ huyệt vị được sử dụng trong điệnchâm và xoa bóp bấm huyệt châm và xoa bóp bấm huyệt
Phác đồ huyệt được chọn dựa vào quyết định số 26/2008/QĐ-BYT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành quy trình kỹ thuật y học cổ truyền”, Quy trình số 8: Điện châm phục hổi chức năng vận liệt động cho do viêm não Error: Reference source not found,Error: Reference source not found:
-Tư thế nằm ngửa:
Châm tả:
+ Bách hội + Khúc trì + Thái dương + Hợp cốc + Thượng liêm tuyền + Nội quan + Ngoại kim tân + Địa ngũ hội
+ Ngoại ngọc dịch + Giải khê + Bát tà
Châm bổ:
+ Huyết Hải xuyên Âm liêm + Tam âm giao
+ Thái xung + Túc tam lý -Tư thế nằm sấp: Châm tả: + Phong trì + Giáp tích C3- C7, L1- S5 + Phong phủ + Hợp cốc
+ Á môn + Trật biên +Hoàn khiêu + Đại chuỳ + Uỷ trung + Khúc trì + Thừa sơn + Bát tà + Côn lôn
Châm bổ:
+ Dương lăng tuyền + Thận du + Thái khê + Đại trường du - Điện châm 30 phút/lần/ngày. Mỗi lần châm một tư thế.
Phác đồ Điện trường châm: Tư thế nằm ngửa:
Châm tả:
+ Khúc trì xuyên Thủ tam lý + Thái dương xuyên Đồng tử liêu + Kiên ngung xuyên Tý nhu + Hợp cốc xuyên Lao cung
+ Thượng liêm tuyền + Nội quan + Ngoại kim tân + Địa ngũ hội
+ Ngoại ngọc dịch + Giải khê xuyên Khâu khư + Bát tà
Châm bổ:
+ Huyết Hải xuyên Âm liêm + Tam âm giao xuyên Trung đô + Thái xung
+ Túc tam lý xuyên Thượng cự hư
-Tư thế nằm sấp:
+ Phong trì + Giáp tích C3- C7, L1- S5
+ Phong phủ + Hợp cốc xuyên Lao cung + Á môn + Trật biên xuyên Hoàn khiêu + Đại chuỳ + Uỷ trung
+ Khúc trì xuyên Thủ tam lý + Thừa sơn + Bát tà
Châm bổ:
+ Dương lăng tuyền xuyên Phong long + Thận du + Thái khê xuyên Côn lôn + Đại trường du
- Điện trường châm 30 phút/lần/ngày. Mỗi lần châm một tư thế. Các huyệt đơn châm sâu tùy vị trí giải phẫu mỗi huyệt.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày - Liệu trình: 25 ngày.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh nghiên cứu
- Người bệnh được chẩn đoán viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp (thỏa mãn tiêu chuẩn mục 1.1.3), được điều trị ổn định huyết động và các dấu hiệu sinh tồn cơ bản có tổn thương chức năng vận động với các tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn Y học hiện đại: liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tứ chi. + Tiêu chuẩn Y học cổ truyền: Người bệnh thuộc một trong hai thể bệnh của y học cổ truyền là thể âm hư hoặc khí huyết hư với các biểu hiện: hết sốt hoặc chỉ còn sốt nhẹ mà không có mồ hôi. Lòng bàn tay bàn chân nóng đỏ. Tinh thần lơ mơ, nằm yên ít cử động. Đại tiện táo, tiểu vàng. Miệng họng khô, môi lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác hoặc tinh thần đần độn, không nói (thất vận ngôn), chân tay co cứng hoặc liệt, không ngồi, không đứng, không đi được, sắc mặt lúc trắng, lúc đỏ, chất lưỡi nhợt hoặc tím, mạch tế sáp Error: Reference source not found.
- Được bố/mẹ/người giám hộ hợp pháp chấp thuận cho tham gia nghiên cứu (kí cam kết tình nguyện – Phụ lục 2).
- Tuân thủ quy trình điều trị.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Viêm não sau giai đoạn cấp không do viêm não Nhật Bản.
- Tự ý sử dụng thêm thuốc uống/bôi/chườm/đắp hoặc kết hợp thêm một phương pháp điều trị khác hoặc tự ý dừng điều trị/bỏ điều trị.
- Có tổn thương vận động khác kèm theo do bệnh lý về cơ (loạn dưỡng cơ Duchenne) hoặc rối loạn điện giải (hạ calci, kali), hoặc bệnh lý cơ xương khớp tự miễn (viêm cột sống dính khớp).
- Có bệnh lý bẩm sinh hoặc di truyền liên quan đến thực thể vận động (gù (dị dạng cột sống bẩm sinh), chi ngắn (loạn sản sụn), xương trụ vẹo ra ngoài (hội chứng Turner), biến dạng gấp cố định (co cứng đa khớp bẩm sinh do thiểu ối), viêm khớp, phì đại cơ.
- Người bệnh còn các biểu hiện di chứng nặng của tổn thương sau viêm não (dấu hiệu màng não (cứng gáy, sợ ánh sáng, kích thích), múa vờn, múa giật). - Bệnh nhân nằm trong phạm vi chống chỉ định sử dụng điện trường châm.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 12/2019 đến hết tháng 8/2020 tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
2.4. Phương pháp nghiên cứu2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, có nhóm chứng.
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn là các người bệnh được chẩn đoán xác định liệt vận động sau giai đoạn cấp viêm não Nhật Bản đến khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt cùng các tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị, do đó, cỡ mẫu nghiên cứu được sử dụng là công thức cỡ mẫu cho một nghiên cứu thuần tập, theo dõi dọc tiến cứu cho 2 nhóm người bệnh như sau Error: Reference source not found,Error: Reference source not found:
n = Trong đó:
n Cỡ mẫu nghiên cứu
Với độ tin cậy 95% (a = 0,05) → Z = 1,96 Với = 0,2 → Z = 0,842
P1 ước lượng tỷ lệ người bệnh sử dụng phương pháp điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả tốt → Dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Bá Quang Error: Reference source not found, ước lượng P1 = 0,8.
P2 ước lượng tỷ lệ người bệnh sử dụng phương pháp điện hào châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả tốt → Dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Viết Thái Error: Reference source not found, ước lượng P2 = 0,6.
Là giá trị trung bình của P1 và P2. Áp dụng công thức = = = 0,7
Ước lượng 10% người bệnh bỏ cuộc, như vậy, cỡ mẫu ước tính cho