tiêu nghiên cứu
2.4.3.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu
- Tuổi, nhóm tuổi
+ Số tuổi (tháng) = tháng năm nhập viện – tháng năm sinh + Số tuổi (năm) = số tháng tuổi của người bệnh/12
+ Tuổi trung bình (trung vị, tứ phân vị) - Giới (nam, nữ)
- Địa dư: nông thôn/thành thị/miền núi - Tiền sử sản khoa
+ Sinh thường/sinh mổ/can thiệp lúc sinh (forcep) + Sinh đủ tháng/thiếu tháng (≥ 38 tuần; < 38 tuần) + Cân nặng lúc sinh (gram)
+ Mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai + Mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai
- Tiền sử bệnh lý nội/ngoại khoa đã mắc + Vàng da sơ sinh
+ Bệnh lý hô hấp + Bệnh lý tiêu hóa + Bệnh lý khác
- Tiền sử tiêm chủng định kì + Đầy đủ đến tuổi hiện tại
+ Không đủ mũi đến tuổi hiện tại
- Tiền sử tiêm phòng viêm não Nhật Bản + Có tiêm phòng viêm não Nhật Bản
+ Không tiêm phòng viêm não Nhật Bản
+ Tiêm phòng viêm não Nhật Bản chưa đủ mũi nhưng mắc bệnh + Tiêm phòng viêm não Nhật Bản đủ mũi nhưng mắc bệnh
- Tình trạng liệt: liệt mềm/liệt cứng - Teo cơ: chi dưới, chi trên, mông
- Vận động thô theo giai đoạn phát triển: (1) Cổ mềm (không giữ được cổ)/giữ vững được cổ
(2) Giữ (xốc) nách không nhún chân được/nhún chân được/đứng được (3) Lẫy/Bò/Ngồi/Đứng/Đi/Chạy
- Rối loạn khác: + Rối loạn cơ tròn
+ Rối loạn thần kinh thực vật
+ Rối loạn dinh dưỡng: suy dinh dưỡng độ 1, độ 2, độ 3, suy kiệt (1) Không suy dinh dưỡng: Trở về cân nặng bình thường theo tuổi.
(2) Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng còn 70 – 80% so với cân nặng trẻ bình thường cùng tuổi;
(3) Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng còn 60 - 70% so với cân nặng trẻ bình thường cùng tuổi.
(4) Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường cùng tuổi.
+ Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ đã biết nói.
2.4.3.2. Tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt ở người bệnh viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp
- Đánh giá sự thay đổi cơ lực trước và sau điều trị
- Đánh giá sự thay đổi tình trạng co cứng cơ trước và sau điều trị - Đánh giá sự thay đổi phản xạ gân xương trước và sau điều trị
2.4.3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong quá trình điều trị
- Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
- Thay đổi dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp trước và sau can thiệp. - Thay đổi chỉ số huyết học và sinh hóa: công thức máu, chức năng gan
thận.
2.4.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả
Đánh giá sự cải thiện chức năng vận động ở trẻ nhỏ khó hơn ở người lớn do trẻ chưa thể tự chăm sóc bản thân hoặc tự chủ động trong các sinh hoạt thường ngày. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất phương pháp đánh giá kết quả sau can thiệp dựa trên các tiêu chí có thể lượng giá được một cách đơn giản dựa trên thăm khám lâm sàng người bệnh trong quá trình điều trị kết hợp với sự phát triển theo sinh lý của trẻ (vận động thô); một số chỉ số cận lâm sàng được ghi nhận bằng sự thay đổi trước-sau can thiệp dựa trên đo đạc bằng máy (công thức máu, sinh hóa máu) mà không sử dụng các thang điểm đánh giá của người lớn như Barthel, Orgogozo, thang điểm Rankin hoặc Rankin sửa đổi (Modified Rankin – mRS), Henry… (không phù hợp với trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi chưa chủ động được sinh hoạt cá nhân mà phải phụ thuộc vào bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc).
2.4.3.5. Sự thay đổi vận động thô sau điều trị
Đánh giá bằng sự cải thiện một hay nhiều mức độ vận động thô ở người bệnh nghiên cứu trước và sau 25 ngày can thiệp
Giữ nách (xốc nách) không nhún chân được → nhún chân được → đứng được
Không lẫy → Lẫy → Bò → Ngồi → Đứng → Đi → Chạy
2.4.3.6. Thay đổi cơ lực
- Sự thay đổi cơ lực trước và sau điều trị được đánh giá theo Hội đồng nghiên cứu Y khoa Error: Reference source not found (MRC Muscle Scale, Muscle Strength Grading, Medical Research Council) gồm 6 mức từ 0 đến 5.
Bảng 2.1. Phân độ cơ lực theo Hội đồng nghiên cứu Y khoa Error: Reference source not found
Phân độ Mô tả lâm sàng
0 Không có biểu hiện co cơ
1 Máy cơ (flicker) hoặc dấu hiệu co cơ, nhưng không đi kèm chuyển động của khớp
2 Có biểu hiện một vài động tác co cơ chủ động khi loại bỏ tác động của trọng lực
3 Có động tác co cơ chủ động thắng được trọng lực nhưng không chống được đối kháng
4 - Chủ động làm được động tác co cơ chống được lực đối kháng nhẹ 4 Chủ động làm được động tác co cơ thắng được lực đối kháng trung
bình
4 + Động tác chủ động thắng được lực đối kháng mạnh 5 Cơ lực bình thường
- Thang điểm Ashworth sửa đổi đánh giá tình trạng co cứng cơ trước và sau điều trị Error: Reference source not found.
Bảng 2.2. Thang điểm Ashworth sửa đổi Error: Reference source not found
Phân độ Dấu hiệu thực thể
0 Không có tăng trương lực cơ
1 Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu hiện cả ở tư thế gấp và duỗi hoặc có tình trạng co cứng tối thiểu vào cuối tầm vận động khi phần cơ thể bị ảnh hưởng cử động theo tư thế gập hay duỗi
trạng co cứng ảnh hưởng không quá nửa tầm vận động
2 Tăng trương lực cơ rõ rệt hơn và vượt quá cả tầm vận động, phần cơ thể bị ảnh hưởng vẫn có thể cử động dễ dàng
3 Tăng đáng kể trương lực cơ khiến cử động và di chuyển ngày một khó khăn
4 Phần cơ thể bị ảnh hưởng bị co cứng trong tư thế gấp hoặc duỗi