Tác dụng phục hồi chức năng vận động ở trẻ viêm não Nhật Bản sau gia

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt ở trẻ viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp (Trang 71 - 83)

viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp bằng điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt

Trong bệnh học của Y học cổ truyền viêm não Nhật Bản được xếp vào ôn bệnh. Ôn bệnh là các bệnh cảm phải ôn tà, nằm trong phạm trù của bệnh có tính chất nhiệt: Nóng, khát, miệng khô, mồ hôi ra nhiều, họng đau, tâm phiền, đại tiện táo, xuất huyết, điên cuồng, mê sảng, co giật, mạch sác…Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error:

Reference source not found,Error: Reference source not found. Do nhiệt tà xâm nhập từ biểu vào lý, nhiệt cực sinh phong, tân dịch giảm sinh đàm nên xuất hiện các chứng sốt cao, co giật, mê sảng. Đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (trụy tim, co mạch ngoại biên). Sau giai đoạn cấp là lúc ôn bệnh mới khỏi, chính khí chưa hồi phục. Nhiệt tà vào đến phần huyết làm rối loạn tuần hành khí huyết, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cân cơ và các khiếu sẽ để lại di chứng liệt tứ chi, câm, điếc, thần trí bất minh… Nhiệt tà chưng đốt tân dịch làm tổn thương phần âm của cơ thể gây chứng âm hư với các biểu hiện: sốt hâm hấp kéo dài, người gầy róc, lòng bàn tay bàn chân nóng đỏ, tinh thần mờ tối, nằm yên ít cử động, khóc nhỏ yếu hoặc không thành tiếng, đại tiện táo, nước tiểu vàng, miệng họng khô, môi lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác. Âm huyết hư không nuôi dưỡng được can huyết làm can dương vượng lên gây co giật, chân tay tê bại, co quắp, run rẩy... Điều này lý giải các bệnh nhi sau viêm não thường mang nhiều thiếu sót chức năng như mô tả của y học hiện đại với nhiều rối loạn về ý thức, vận động, vận ngôn, đại tiểu tiện.

Qua quan sát 96 người bệnh trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các người bệnh của chúng tôi đều thuộc hai thể âm huyết hư và âm huyết hư sinh phong. Không xét về các tỷ lệ chi tiết từng thể bệnh theo y học cổ truyền mà xét về mức độ định tính thể bệnh chiếm đa số thì ta thấy khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đặng Minh Hằng nghiên cứu trên bệnh nhi viêm não Nhật Bản (năm 2003) thể âm hư chiếm 77,42%, thể âm huyết hư sinh phong chiếm 9,68%, thể khí huyết hư chiếm 12,90% Error: Reference source not found.

Theo y học cổ truyền, trẻ em nhất là trẻ dưới ba tuổi có thể chất “thuần dương vô âm” hoặc “trĩ âm trĩ dương”. Do thể chất ở trạng thái non yếu, chưa thành thục, tạng phủ còn non nớt, bệnh tà dễ theo dương, theo nhiệt Error:

Reference source not found,Error: Reference source not found, Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error: Reference source not found. Chân âm chưa đủ (trĩ âm), nhu không giúp được cương, can tà dễ động phát sinh hỏa mà sinh phong, phong nhiệt kết hợp với nhau làm huyết hư không nuôi dưỡng được cân mà sinh co rút, vặn xoắn, cứng, giật yếu. Nhiệt và hỏa trong thân thể non yếu của trẻ em thiêu đốt âm huyết, hại da thịt mà sinh gầy róc, suy dinh dưỡng, lưỡi đỏ, môi khô, hơi thở hôi, nhiệt và hỏa vào sâu phần âm của cơ thể như quyết âm tâm bào làm bế và nhiễu tâm khiếu sinh phiền nhiệt, trẻ quấy khóc, la hét, vật vã, tinh thần u ám. Đó là những biểu hiện của thể âm hư và âm huyết hư sinh phong. Sau một thời gian quá trình điều trị và khả năng tự phục hồi phần nào của cơ thể, nhiệt tuy đã thoái nhưng âm huyết đã bị thiêu đốt và hư tổn quá nhiều làm chân âm hao tổn ảnh hường đến dương, âm dương hư tổn khó sinh được khí huyết lại do tình trạng ý thức kém, phản xạ nuốt chậm, ăn uống không đầy đủ làm khí huyết không những không được sinh mà còn gây khí huyết hư suy. Đó cũng là lý do khiến đa số bệnh nhi bị suy dinh dưỡng sau viêm não Nhật Bản. Khí huyết hư không nuôi cơ nhục tứ chi làm thân thể càng gầy róc suy kiệt, chân tay mềm yếu, cân mạc khô mà co rút làm trẻ không đứng, không ngồi được. Khí huyết không đủ, tinh tủy không được nuôi dưỡng và bồi đắp, làm cho não không được nuôi dưỡng sinh tinh thần rối loạn, u ám, lại thêm hỏa nhiệt dư tồn kéo lên cùng đàm không chu lưu được mà sinh đàm mê tâm khiếu, tăng tiết dịch đàm, tinh thần trì trệ vít tắc các khiếu mà sinh rối loạn vận ngôn…Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error: Reference source not found.

Quan sát các bệnh nhi trong quá trình nghiên cứu, tiến trình của hai thể bệnh âm hư và âm huyết hư sinh phong có thể chuyển biến cho nhau, bệnh

nhi đang ở thể âm hư có thể chuyển sang thể âm huyết hư sinh phong và ngược lại, đặc biệt hai thể âm hư và âm huyết hư sinh phong đều chuyển sang thể khí huyết hư, vì thế việc phân thể bệnh theo y học cổ truyền lúc vào chỉ mang tính tương đối, quá trình điều trị phải có phân thể theo tiến triển của bệnh, và từ đó có phương thang hỗ trợ hợp lý cùng phương pháp hồi phục, điều này rất phù hợp với lý luận Y học cổ truyền và có sự kế thừa phương pháp lượng giá cùa các tác giả đã nghiên cứu trước đây Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error: Reference source not found,Error: Reference source not found.

Giữa thời gian mắc bệnh với thể bệnh theo y học cổ truyền có mối liên quan với nhau, thường những bệnh nhi có thời gian mắc bệnh càng lâu thì có thể chuyển sang thể khí huyết hư, nguyên nhân có thể được giải thích do tình trạng bệnh lâu ngày ảnh hưởng tới khí huyết, mặt khác những bệnh nhi bị bệnh lâu ngày thì ở giai đoạn cấp thường nhiệt rất mạnh và dữ dội đã thiêu đốt tân dịch khí huyết quá nhiều, tinh thần bệnh nhi cùng phản xạ nuốt kém, ảnh hưởng đến tiếp nhận chất dinh dưỡng cũng gây khí huyết hư trong quá trình điều trị, vì thế số bệnh nhi bị bệnh thể âm hư và âm huyết hư sinh phong giảm và số bệnh nhi bị bệnh thể khí huyết hư tăng. Do số lượng bệnh nhi phân nhóm theo thời gian bị bệnh phân chia cho các thể theo y học cổ truyền không đủ để kiểm định thống kê, ở đây chỉ nêu ra sơ bộ theo tỷ lệ quan sát, nhóm nghiên cứu hi vọng trong tương lai có đủ điều kiện thời gian, kinh phí, số lượng bệnh nhân… để thực hiện những nghiên cứu có thể làm sáng tỏ các mối liên quan mang tính có ý nghĩa thống kê hơn. Tuy nhiên với những kết quả này nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy mối tương đồng giữa hai nền y học cổ truyền và y học hiện đại: Bệnh cảnh ở giai đoạn cấp của viêm não Nhật Bản theo y học hiện đại với các biểu hiện lâm sàng rầm rộ tương ứng với ôn bệnh ở các giai đoạn vệ khí dinh huyết của y học cổ truyền. Giai đoạn sau viêm não

Nhật Bản theo Y học hiện đại, khi các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định tương ứng giai đoạn sau của ôn bệnh theo y học cổ truyền khi nhiệt tà đã thoái lui, còn lại là những biểu hiện của hư tổn âm huyết hư, âm huyết hư sinh phong. Thời gian mắc bệnh càng lâu, những rối loạn ý thức, phản xạ nuốt làm bệnh nhi bị hạn chế trong cung cấp dinh dưỡng và năng lượng gây thể trạng suy dinh dưỡng, điều này giải thích cho biểu hiện suy dinh dưỡng ở các bệnh nhi có thời gian mắc bệnh lâu thường cao hơn bệnh nhi có thời gian mắc bệnh ngắn cũng tương đồng với Y học cổ truyền ở thể bệnh khí huyết hư.

Trong nghiên cứu này, để khảo sát hiệu quả của phương pháp can thiệp, chúng tôi lựa chọn cách đánh giá qua mức độ cải thiện vận động thô của người bệnh nghiên cứu cùng với sự thay đổi cơ lực của các nhóm cơ và trương lực cơ tại thời điểm trước và sau 25 ngày điều trị. Sở dĩ không sử dụng các thang điểm đánh giá tổn thương cũng như tình trạng cải thiện tổn thương thần kinh như Barthel, mRankin hay Orgogozo, Henry bởi đặc thù của trẻ là đến khám và điều trị với các ngưỡng tuổi khác nhau, có trẻ lớn, đã đi lại vận động được, sau viêm não mất vận động hoặc thất vận ngôn, nhưng có những trường hợp trẻ đến điều trị khi còn rất nhỏ, khoảng 1-2 tuổi, lúc này, ngôn ngữ cũng như vận động của nhiều trẻ còn chưa hoàn thiện, việc dùng từ hay dùng ngôn ngữ cơ thể hoặc những hoạt động đôi lúc với một số trẻ còn chưa thuần thục và hoàn thiện, do đó nếu dùng các thang điểm trên sẽ gây khó khăn trong đánh giá, và việc đánh giá cũng sẽ không đồng nhất ở các nhóm đối tượng người bệnh ở các nhóm tuổi khác nhau, hơn nữa, đối với những người bệnh nhỏ tuổi, việc ăn uống cũng như chăm sóc cá nhân hầu hết phụ thuộc vào bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc.

Đối với vận động thô, chúng tôi tiến hành đánh giá trên những tiêu chí cơ bản sau đối với các người bệnh: khả năng giữ vững cổ, nhún chân, đứng thẳng khi xốc nách, lẫy, bò, ngồi, đứng, đi, chạy. Đối với từng nhóm người

bệnh, do có những đặc thù khác nhau theo lứa tuổi và tình trạng tổn thương tại thời điểm nhập viện, do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá chung các tiêu chí này và một số các tiêu chí khác dựa trên sự phát triển thể chất của trẻ so với những trẻ cùng tuổi. Trong phần đánh giá kết quả này, chúng tôi chia nhóm đối tượng người bệnh nghiên cứu thành 2 nhóm là nhóm dưới 3 tuổi và nhóm trên 3 tuổi (do tính chất đặc thù vận động của trẻ khác nhau). Đối với nhóm người bệnh dưới 3 tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện tốt với mức tăng khả năng giữ vững cổ ở nhóm người bệnh nghiên cứu là 61,5% (cao hơn so với nhóm đối chứng là 37,5%). Các tiêu chí khác về khả năng ngồi vững, xốc nách nhún chân hay đứng được, đi chập chững, điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt đều tỏ ra vượt trội hơn với số lượng người bệnh đạt kết quả tốt và mức độ cải thiện cao hơn. Tuy nhiên, đối với nhóm trẻ lớn trên 3 tuổi, tỷ lệ hiệu quả có phần xấp xỉ tương đương nhau ở các tiêu chí đánh giá về khả năng đứng vững, dáng đi bình thường và một số trẻ có thể chạy được mà không gặp khó khăn như thời điểm trước 25 ngày điều trị. Thực tế lâm sàng điều trị chúng tôi thấy rằng, mặc dù một số trẻ tại thời điểm nhập viện có thể đi được, chạy được nhưng dáng đi và các bước chạy còn giật cục, xiêu vẹo do chưa thăng bằng tốt. Do vậy, bên cạnh việc điện châm và xoa bóp bấm huyệt hàng ngày, chúng tôi cũng đồng thời hướng dẫn những trẻ đã có thể đứng vững và đi lại được cách đi đúng, cách thực hiện bước chân, chùng gối để trẻ tập luyện và tạo thành phản xạ mỗi khi thực hiện động tác mà tránh làm theo bản năng hoặc thôi thúc muốn đi, muốn chạy như các bạn đồng trang lứa. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đây chính là tiền đề để trẻ có dáng đi đúng, chuẩn theo sinh lý giải phẫu, đồng thời không gây gù vẹo hoặc lệch trục chi, cột sống sau quá trình bị bệnh.

Tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng cơ: Theo Trần Thị Thu Hương, các trường hợp không rõ căn nguyên và viêm não Nhật Bản đa số có

dấu hiệu tăng trương lực cơ với tỷ lệ 43,4% và 42,8% Error: Reference source not found. Theo nghiên cứu của Lê Trọng Dụng, viêm não cấp do virus viêm não Nhật Bản có 74,36% người bệnh có tăng trương lực cơ Error: Reference source not found. Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Hương, triệu chứng co cứng gặp ở 75,5% người bệnh viêm não Nhật Bản và 74,4% người bệnh viêm não cấp phế cầu và chỉ 36,4% trường hợp viêm não cấp HSV có dấu hiệu co cứng cơ Error: Reference source not found. Theo Granerod (Anh) dấu hiệu co cứng gặp 46% tổng số bệnh nhân trong đó nhóm có tỷ lệ cao nhất là viêm não tủy cấp tính 43% và thấp nhất là viêm não cấp tự miễn 6%, viêm não cấp do virus viêm não Nhật Bản chỉ chiếm 16% người bệnh có dấu hiệu co cứng cơ Error: Reference source not found. Nghiên cứu của Oslen (Thái Lan) cho kết quả với dấu hiệu co cứng cơ gặp ở 54% người bệnh viêm não cấp xác định được căn nguyên và 47% trường hợp ở nhóm không xác định được căn nguyên Error: Reference source not found. Nghiên cứu của Turner (Campuchia) nhận xét 26,6% người bệnh viêm não cấp lứa tuổi dưới 1 tuổi có triệu chứng thóp phồng, dấu hiệu co cứng và Kernig gặp ở nhóm 5 – 15 tuổi là 31,6% Error: Reference source not found. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này khá cao bởi hầu hết người bệnh nhập viện đều đang trong tình trạng liệt cứng hoặc đôi khi có thể đánh giá kèm theo cả cứng khớp do người bệnh liệt vận động lâu ngày, các chi ở tư thế co cứng khó đánh giá được trương lực cơ và cơ lực. Sau 25 ngày điều trị, tình trạng này có sự cải thiện rõ rệt ở cả NNC và NĐC, đặc biệt là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ co cứng giữa hai nhóm. Điều này một phần chứng minh hiệu quả của điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị, đồng thời cũng chứng minh lý thuyết về điện châm kim dài, xuyên kim, xuyên huyệt có tác dụng dẫn khí, điều khí tốt, từ đó mà cải thiện vận động ở các người bệnh viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp.

Một điều đặc biệt khác trong nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả đã nghiên cứu về tình trạng liệt vận động cũng như các phương pháp điều trị liệt vận động ở người bệnh viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng sau giai đoạn cấp là chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá cơ lực thay cho thang điểm độ liệt Henry. Về cơ bản, hai tiêu chí đánh giá này hoàn toàn không có sự khác biệt, mà độ liệt Henry chỉ thay đổi hơn là đánh giá 5 mức thay vì 6 mức như cơ lực, còn lại các tiêu chí đánh giá khá tương đồng. Tuy nhiên, đánh giá cơ lực theo 8 bậc từ 0 đến 5 (riêng bậc 4 có 4-, 4 và 4+), chúng tôi nhận thấy việc theo dõi từng biến đổi nhỏ trong cơ lực từng nhóm chi của bệnh nhân tốt hơn, từ đó góp phần tiên lượng tốt hơn. Bảng 3.9 thể hiện kết quả nghiên cứu sau 25 ngày về hiệu quả của điện trường châm so với điện hào châm đơn thuần có sự khác biệt khá rõ rệt. Tỷ lệ cải thiện tốt hơn cũng có xu hướng cao hơn ở nhóm được điện trường châm.

Các phản xạ gân xương của các chi: Theo Trần Thị Thanh Hương, dấu hiệu liệt chi chủ yếu là liệt nửa người với tỷ lệ cao nhất ở nhóm viêm não cấp HSV 59,7% và nhóm viêm não Nhật Bản 36,1% Error: Reference source not found. Nghiên cứu của Baruah (Ấn Độ) có 4 người bệnh không có phản xạ gân xương bao gồm phản xạ gân xương chi trên hoặc chi dưới sau 30 và 60 ngày mắc viêm não Nhật Bản, sau 421 ngày mắc bệnh, chỉ còn 2 trường hợp không có phản xạ gân xương Error: Reference source not found. Trong nghiên cứu của chúng tôi, do có nhóm người bệnh liệt mềm và liệt cứng khác nhau nên đặc điểm phản xạ gân xương cũng có sự khác biệt, tuy nhiên đều khá ổn định sau 25 ngày điều trị.

Về dấu hiệu thần kinh của người bệnh trước can thiệp, trong nghiên cứu này chúng tôi không khảo sát sự thay đổi của các dấu hiệu thần kinh khu trú mà chỉ đưa tiêu chí này vào tiêu chuẩn đánh giá tại thời điểm thăm khám. Do đặc thù đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các người bệnh đã khám và

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt ở trẻ viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w