Công cụ và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt ở trẻ viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp (Trang 42 - 45)

cứu

2.4.4.1. Phương tiện nghiên cứu

- Máy điện châm M8

Hình 2.1. Máy điện châm M8

- Bộ dụng cụ điện châm: pince có mấu, bông, cồn 70 độ, kim trường châm (10-30cm), khay quả đậu, hộp chống shock, bột talc (xoa bóp bấm huyệt).

Hình 2.2. Bộ dụng cụ điện trường châm

2.4.4.2. Kỹ thuật điện trường châm/điện hào châm

Bước 1: Xác định và sát trùng da vùng huyệt Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:

Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt

Thì 2: Đẩy kim từ từ tới huyệt, kích thích kim cho đến khi đạt “đắc khí” (người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt vị trí huyệt)

Bước 3: Kích thích huyệt bằng máy điện châm

Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ-tả của máy điện châm

- Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5-10Hz; Tần số bổ từ 1-3Hz

- Cường độ: Nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microampe (tùy theo mức chịu đựng của người bệnh)

- Thời gian: 20 phút, liệu trình 25 ngày liên tục Error: Reference source not found.

2.4.4.3. Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt

- Thực hiện các động tác xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, cổ, vai, tay, chân, lưng Error: Reference source not found.

+ Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út ngón tay cái xoa tròn trên da. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.

+ Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.

+ Miết: Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh.

+ Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc, làm chậm, nhẹ.

+ Bóp: Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên; nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp (không để thịt và gân trượt dưới tay hoặc các đầu ngón tay để bóp vào cơ sẽ gây đau). Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng người bệnh.

+ Lăn: Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt người bệnh, thường lăn ở nhiều nơi.

+ Bấm huyệt (ấn huyệt): Dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào huyệt Error: Reference source not found,Error: Reference source not found.

2.4.4.4. Kỹ thuật thăm khám thần kinh

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt ở trẻ viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w