37của K đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo

Một phần của tài liệu Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập (Trang 40 - 42)

TẠI VIỆT NAM

37của K đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo

thời gian...”.Mẩu quảng cáo này ngay lập tức nhận phản ứng từ phía các đối thủ trong ngành vì tạo tâm lý bất an sợ hãi trong khách hàng. Cạnh tranh nói xấu là cạnh tranh không lành mạnh và hiểu theo cách nào đó đó là kinh doanh không đạo đức.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nói xấu kiểu này là con dao hai lưỡi. Việc nói xấu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có thể thuyết phục được khách hàng nhưng đôi khi việc cố gắng đó sẽ làm cho khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, rằng sản phẩm có vấn đề nên người bán hàng cố gắng thuyết phục người mua mua hàng như để giải quyết sản phẩm kém chất lượng. Nói xấu đối thủ đôi khi còn làm cho người mua nghĩ rằng doanh nghiệp sợ cạnh tranh với đối thủ nên mới sử dụng chiêu nói xấu.

III. Kết luận

Từ những tính huống trên, chúng ta có thể bình luận một vài quan điểm sau về việc ứng dụng đạo đức trong marketing tại thị trường Việt Nam:

- Chúng ta đang trong thời đại của “truyền thông đa chiều”, khách hàng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và ngày trở nên thông minh hơn. Vì thế các doanh nghiệp trong tầm nhìn dài hạn cần có những chiến lược marketing bền vững. Một doanh nghiệp có thể đánh mất thương hiệu của mình trong phút chốc. Kiểu kinh doanh mất đạo đức có thể trong ngắn hạn phát huy hiệu quả nhưng dài hạn thì sớm muộn gì cũng bị đào thải và thị trường tẩy chay.

- Những chương trình truyền thông của doanh nghiệp nên tập trung vào những thông điệp thông minh và sáng tạo hơn là “lừa dối khách hàng”. Những thông điệp truyền thông quảng cáo mang tính cộng đồng là xu hướng trong thời gian sắp tới của các nhãn hàng. Khách hàng hiện nay quan tâm đến giá trị đạo đức, về mục đích cộng đồng và xã hội của doanh nghiệp. Một số liệu nghiên cứu cho biết 94% khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu, nếu họ chia sẻ giá trị mà thương hiệu mang lại cho xã hội. Doanh nghiệp cần cho khách hàng biết họ tồn tại vì điều gì, sẽ đóng góp gì vào sự bền vững và giá trị của cộng đồng liên

38

quan. Vì thế bên cạnh các thông điệp nhân văn, các doanh nghiệp cần dành nhiều hơn nữa các ngân sách cho các hoạt động cộng đồng.

- Câu hỏi muôn thuở trong ngành Marekting là làm sao một doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Câu trả lời cực kỳ đơn giản từ các chuyên gia marketing là quay trở lại với khách hàng, những giá trị cơ bản nhất mà khách hàng mong muốn là: cung cấp cho họ một sản phẩm tốt đẹp, trao cho họ Niềm tin và Sự chính trực. Chỉ khi nào doanh nghiệp Việt chuyển mình thay đổi tư duy và tầm nhìn để xây dựng giá trị cho khách hàngthì khi đó mới có vị thế cạnh tranh không chỉ tại sân nhà mà còn là trên trường quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Sách: Quảng cáo tại Việt Nam – góc nhìn của người trong cuộc. Nguyễn Phi Vân, NXB Trẻ 2007

Tư duy kinh doanh tiền chẵn hay tiền lẻ, Nguyễn Phi Vân, Tuổi trẻ cuối tuần, 2107 https://tuoitre.vn/tu-duy-kinh-doanh-tien-chan-hay-tien-le-1406187.htm

PR và sự cố ngón tay trong thức ăn, Theo bwportal http://www.lantabrand.com/cat1news3091.html

39 QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRÊN NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)