133TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập (Trang 136 - 140)

VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING PHI ĐẠO ĐỨC

133TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP

ThS. Nguyễn Thái Hà Khoa Marketing, Trường ĐH Tài chính – Marketing Tóm tắt: CSR đồng hành đòi hỏi tính tập trung cao, hoạt động liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội, việc triển khai tốt CSR đồng hành không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. CSR được xem như là lợi ích của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quí giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và nâng tầm cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tất cả yếu tố này nhằm đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền vững và lâu dài.

Từ khóa: CSR, trách nhiệm xã hội, lợi ích

1. Khái niệm CSR

Từ năm 1973, Keith Davis đã đưa ra khái niệm: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Archie Carroll (1999) cho rằng: “CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Matten và Moon (2004) lại cho rằng, “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Trong khi đó, theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”… Theo Nhóm

134

Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện,… Yêu cầu của CSR gồm: Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng;Trách nhiệm về bảo vệ môi trường;Trách nhiệm với người lao động; Trách nhiệm chung với cộng đồng.Có thể thấy nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

2. Lợi ích của CSR

Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.Thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ không thua thiệt, mà thường đạt được những lợi

135

ích đáng kể, bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.

CSR là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua, song càng những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam, để tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá, họ không chỉ ra sức phát triển ngày càng lớn hơn về quy mô giá trị tài sản, doanh thu, doanh lợi có được sau mỗi năm kinh doanh, mà còn nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Bởi lẽ, họ đều hiểu làm tốt và ngày càng tốt hơn trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội cũng đã là một trong những thước đo cơ bản để thương hiệu các doanh nghiệp nhờ đó mà đã sáng lại càng sáng hơn và do vậy, con đường làm ăn của họ càng có thêm thuận lợi, phát triển hơn.

Việc thực thi CSR của doanh nghiệp không nên chỉ là bề nổi, là công cụ để đánh bóng và quảng bá thương hiệu mà phải là bản chất của doanh nghiệp, đầu tư vào CSR đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực hiện CSR về trung hạn và dài hạn sẽ đạt được những lợi ích: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệpcòn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao…

Gắn trách nhiệm xã hội với sự phát triển bền vững của doanh nghiệplà một xu thế tất yếu trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa mang lợi ích cho xã hội. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội chính sự phát triển lâu dài và tăng trưởng bền vững của doanh nghiệpqua đó làm được nhiều điều ý nghĩa hơn nữa cho cộng đồng.Những lợi ích mà doanh nghiệpthu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới...

Các doanh nghiệp đều có thể thực hiện được CSR thông qua chiến lược phát triển dựa trên những điểm mạnh của mình, các doanh nghiệpcần nghiên cứu nhu cầu

136

xã hội, tiêu dùng ở đại bộ phận người dân để tìm ra phương án kinh doanh tối ưu nhất có lợi cho cả doanh nghiệp và giúp cho nhu cầu xã hội được thoả mãn, nên việc đưa ra các giải pháp mang giá trị chung hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp và xã hội sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp lẫn xã hội, không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà phát triển bền vững, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, mà còn phát huy vai trò chung tay với xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả.

3. Kết luận

Việc tôn trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Làm thương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình.

Thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể không mang lại những lợi nhuận trước mắt nhưng cũng không phải là gánh nặng cho các doanh nghiệp. Nếu biết cách đưa những vấn đề này vào trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp và cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)