Giọng điệu trữ tình, tha thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 92 - 100)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu trữ tình, tha thiết

Trong gia tài thơ ca của Phạm Thái, thơ văn viết về tình yêu chiếm vị trí quan trọng. Tiếng nói trữ tình trong thơ văn ông có nhiều cung bậc khác nhau: lúc tình tứ, lả lơi, lúc giận hờn, oán trách, lúc than vãn nỉ non… Đọc thơ văn viết cho người tình của Phạm Thái ta dường như quên đi đây là một anh hùng, võ tướng mà chỉ thấy một người tình viết về người tình.

Trong tình yêu, kẻ dũng tướng cũng như thường nhân, tất cả đều có cảm giác như nhau. Phạm Thái cũng có những rung động, say mê, đắm chìm trong tình yêu như thế. Để tình yêu đến được với người mình yêu, Phạm Thái cũng buông lời đường mật, thiết tha, âu yếm, gọi mời như bao người khác:

Oanh yến véo von gọi khách, Cỏ hoa hớn hở mừng ai.

Gió xuân hây hẩy giục đưa người Dễ khiến lòng thơ bối rối.

Bước vào tình yêu, trái tim người con trai cũng khấp khởi mừng vui, lòng hân hoan như đón gió mùa xuân ùa đến. Lời thơ như một tiếng reo vui, một lời mời gọi người con gái mạnh dạn bước đến với tình yêu của mình.

Tình yêu đến mang theo niềm vui, nỗi chờ mong và cả những lời hẹn ước sắc son:

Dẩy hoa dun lá bởi tay trời,

Nghĩ đến duyên do cũng nực cười. Bắc yến Nam hồng tình một bức, Đông đào Tây liễu khách đôi nơi. Lửa ân chẳng trả mà không tắt, Bể ái dù khơi cũng chẳng vơi.

(Sơ kính tân trang)

hình ảnh biểu trưng cho tình yêu

Thơ văn viết cho Trương Quỳnh Như luôn chứa đựng sự lưu luyến, thiết tha. Giọng điệu lúc hờn trách cũng thật ngọt ngào, da diết, cho thấy tâm chân tình sâu đậm của Phạm Thái dành cho Trương Quỳnh Như. Khi trách móc duyên phận bẽ bàng, chia uyên rẽ thúy, lời thơ thật xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng duyên phận liễu bồ,

Hoa xuân kém vẻ, nguyệt thu ủ chiều. Vì ai đèo đảnh khảy trêu,

Khiến hồng nhan gặp lắm điều gian truân Gạn gùng thay phận hồng quần

Thù gì con tạo? Tiếc xuân riêng mình.

(Sơ kính tân trang)

Phạm Thái trách con tạo xoay vần, gây ra cảnh ngộ trái ngang khiến khách hồng quần, kẻ hồng nhan phải dang dở trong tình yêu. Nỗi đau đó chỉ có thể cất lên bằng những câu hỏi nối tiếp trách móc cao xanh, một đối tượng không rõ ràng và không có lời đáp cho thấy sự bất lực của những người trong cuộc. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như hoàn toàn bị động, mắc cạn trong những toan tính thông thường của con người. Sự hăm hở, phấn chấn, tư tưởng bình đẳng trong quan hệ lứa đôi ban đầu của Phạm Trương đến đây hoàn toàn vỡ vụn. Giờ đây họ chỉ còn những lời cay đắng, khóc than cho tình yêu không thành của mình. Nỗi đau đó hằn sâu trong tâm thức đến khi người nằm xuống cũng không thể nào hóa giải được:

Than rằng cao thẳm mấy lần khơi, Nỡ để nhân duyên luống thiệt thòi. Buồn đốt lò vàng hương lạt khói, Sầu châm chén ngọc rượu không hơi.

Lời lẽ thống thiết như rút hết ruột gan mình ra để giãi bày cùng mọi người mong bớt đi muộn phiền. Người trong nghịch cảnh mới biết nỗi đau đến thấu trời khi mất đi những gì mình trân quý nhất. Nỗi đau ấy được diễn đạt bằng một loạt từ ngữ thể hiện cảm xúc như than, nỡ, buồn, sầu… Những từ ngữ này đều được đặt lên đầu câu để nhấn mạnh vào nỗi đau của chủ thể trữ tình.

Cuộc đời nhiều nỗi đau cũng khó trách sao họ Phạm không than thở, nỉ non cùng đời, cùng người. Giọng điệu này chi phối mảng thơ viết cho người tình của ông là chủ yếu. Bên cạnh đó, những vần thơ viết về người phụ nữ cũng không tránh khỏi bi ai. Ông khóc thương, than thở cho chữ duyên ngắn ngủi của góa phụ dở dang, hay cảm thông hết mực cho người thiếu nữ muộn màng duyên số hay ca ngợi đấng chí tôn tế độ chúng sinh cũng đều sử dụng giọng điệu trữ tình tha thiết này.

Tiểu kết Chƣơng 3

Phạm Thái có nhiều đóng góp trên lĩnh vực ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại thơ văn Nôm. Về thể loại, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể thơ ca dân tộc và thơ văn du nhập từ Trung Hoa. Ở thể loại nào ông cũng tự làm mới mình bằng nội dung và hình thức độc đáo. Về ngôn ngữ, Phạm Thái sử dụng linh hoạt ngôn ngữ bình dân và từ ngữ Hán Việt để thơ văn Nôm sâu sắc nhưng rất uyển chuyển, linh hoạt. Trên phương diện giọng điệu, Phạm Thái đã thể hiện được linh hoạt hai kiểu giọng điệu riêng phù hợp với nội dung phản ánh của mình là giọng trữ tình tha thiết và giọng ngông nghênh, kiêu bạc. Với những sáng tạo về hình thức thể hiện, Phạm Thái đã đưa tác phẩm của mình đi vào lòng người và trong số đó có nhiều tác phẩm trở thành bất hủ đối với văn chương nước nhà.

KẾT LUẬN

Trong lĩnh vực văn chương, Phạm Thái xứng danh là kẻ tài hoa một lòng chung tình với thơ văn Nôm, yêu đến tận cùng đối với ngôn ngữ thơ ca dân tộc. Với gia tài thơ văn Nôm chiếm số lượng đáng kể, Phạm Thái đã ghi tên tuổi của mình vào danh sách những tác gia sáng tác thơ Nôm tiêu biểu của thời trung đại. Chiếm phần đa số trong sự nghiệp thơ văn, thơ Nôm của Phạm Thái là những gì đáng tự hào nhất trong cuộc đời của ông.

Ở phương diện nội dung, thơ văn Nôm của Phạm Thái đã khắc họa nên chân dung đời sống con người thời trung đại với những điều tốt xấu đan xen tồn tại. Những mặt trái của xã hội qua hình ảnh một số đối tượng tiêu biểu đã được ông chọn lọc đưa vào tác phẩm. Bên cạnh đó, quan niệm về tư tưởng, tôn giáo cũng được Phạm Thái diễn giải sinh động, gần gũi với quan niệm của quần chúng nhân dân. Nổi bật trong tác phẩm của ông còn có bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thanh trong gắn liền với bước chân du lãm qua mọi miền đất nước của ông. Hơn thế nữa, không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của Phạm Thái đối với thơ văn giai đoạn này là cảm hứng nhân văn nhân đạo được thể hiện sâu sắc qua quan niệm về tình yêu tự do và tình cảm chân thành dành cho người phụ nữ. Với hiện thực rộng lớn được chuyển tải trong tác phẩm, Phạm Thái đã góp phần làm thơ văn trung đại giá trị hơn, giàu đẹp hơn.

Trên phương diện nghệ thuật, thơ văn Nôm Phạm Thái đã góp phần làm ngôn ngữ tiếng Việt phong phú, giàu đẹp hơn ở cả hai hệ thống từ ngữ vay mượn và từ ngữ nội sinh. Cũng giống ngôn ngữ, hai hệ thống thể loại văn học nội sinh và vay mượn cũng được ông góp công sáng tạo để trở nên độc đáo, chuyển tải sinh động tư tưởng tình cảm con người Việt. Bên cạnh đó, thơ văn Nôm Phạm Thái đã mang đến giọng thơ ngông nghênh kiêu bạc đúng nghĩa trào phúng. Ông cười giễu thế sự đảo điên khiến những kẻ tài hoa như

ông trở thành vô nghĩa giữa cuộc đời. Ông đả kích thói đời đen bạc khiến tình duyên của ông đi vào ngõ cụt. Ông trách mắng người đời với nhiều thói hư tật xấu khiến thế cuộc đen tối. Đối nghịch với kiểu giọng điệu ngông nghênh kiêu bạc là giọng trữ tình tha thiết khi ông viết những vần thơ dành cho người tình duy nhất của mình.

Trong phạm vi tương đối hãn hữu của luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu, phân tích một số khía cạnh nhất định của thơ văn Nôm Phạm Thái. Những vấn đề được đặt ra để giải quyết về Phạm Thái cũng như thơ văn Nôm của ông vẫn còn rộng mở. Chẳng hạn, có thể tìm hiểu sâu hơn về thể loại thơ văn Nôm Phạm Thái, về con người cá nhân ông trong thơ văn hoặc ở góc nhìn liên ngành có thể tìm hiểu thơ văn Nôm Phạm Thái ở phương diện văn hóa học… Từ đó, thơ văn Nôm Phạm Thái sẽ còn được khẳng định vị trí đặc biệt hơn trên văn đàn trung đại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lại Văn Ân (Biên soạn, 1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[2] Lại Ngọc Cang (hiệu đính, chú thích, 1960), Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

[3] Nguyễn Huệ Chi, (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam: Thời kỳ cổ đại –

cận đại, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

[4] Nguyễn Huệ Chi, (1966), "Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán", Tạp chí văn học.

[5] Nguyễn Huệ Chi, (2003), "Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát", Tạp chí nghiên cứu văn học, (8), tr.18-24. [6] Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam

từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 14 – 26. [7] Nguyễn Đình Chú (2002), “Hiện tượng văn- sử - triết bất phân trong văn

học Việt Nam thời trung đại”, Tạp chí văn học, (5), Tr. 31 – 42. [8] Lê Quang Chiểu (1903), Quốc âm thi hiệp tuyển, Nxb Sài Gòn, Sài Gòn. [9] Nguyễn Đình Chú, (2004), Mấy vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt

Nam, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

[10] Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11] Xuân Diệu, (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[12] Sở cuồng Lê Dư (Phiên chú), Trần Trọng Dương (khảo cứu, hiệu chú),

Phạm Thái toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội, 2019.

[13] Nguyễn Thị Khánh Dư (1995), Phân tích tác phẩm văm học từ góc độ

[14] Biện Minh Điền (2004), Vấn đề tác giả và phong cách cá nhân nhà văn

trong văn học Việt Nam trung đại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ, Trường Đại học Vinh.

[15] Biện Minh Điền (2005), “Vấn đề phân loại thể loại văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4), tr.21 – 34.

[16] Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Bộ Giáo dục, Sài Gòn.

[17] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2006), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18] Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm: Lịch sử phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[19] Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[20] Nguyễn Phạm Hùng (2007), “Phổ Chiêu thiền sư Phạm Thái và những sáng tác văn học đặc sắc của ông”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (4), tr. 6-19.

[21] Trần Đình Hượu (1991), Nho giáo văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

[22] Thanh Lãng (1957), Khởi thảo văn học sử Việt Nam – Văn chương chữ Nôm, Nxb Văn Hợi, Sài Gòn.

[23] Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Nxb Trình Bày, Sài Gòn.

[24] Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1990), Văn học Việt Nam

nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[25] Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế

[26] Nguyễn Lực-Trương Văn Đang (1993), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[27] Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[28] Nguyễn Đăng Na (2007), Văn học trung đại Việt Nam (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm.

[29] Phong Nam (Chủ biên, 1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều

Nguyễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[30] Nguyễn Phong Nam (2004, tái bản), Giáo trình văn học Việt Nam nửa

cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[31] Nhiều tác giả (2006), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. [32] Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập 2),

Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp.

[33] Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử (1997), Về con người cá nhân trong văn

học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[34] Trần Đình Sử (1995), Thời Trung đại – cái tôi trong các học thuyết,

trongđời sống và trong văn học, Tạp chí văn học, (Số 7), tr 1- 4.

[35] Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[36] Lê Văn Tấn (2013), Nhà Nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[37] Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [38] Nguyễn Cẩm Thúy, Nguyễn Phạm Hùng (1997), Văn thơ Nôm thời Tây

Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[39] Phan Thúc Trực (2015), Quốc sử di biên (Lã Minh Hằng, Nguyễn Tô Lan dịch chú), Nxb Văn học, Hà Nội.

[40] Nguyễn Văn Xung (1973), Phạm Thái và “Sơ kính tân trang”, Nxb Ấn quán Phong Phú, Sài Gòn.

[41] Đoàn Thị Thu Vân (1993), “Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lí Trần”, Tạp chíVăn học, (3), tr 12 -16 .

[42] Đoàn Thị Thu Vân chủ biên (2008), Văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ X

cuối thế kỉ XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[43] Lê Trí Viễn (1985), Lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[44] Phạm Tuấn Vũ (2005), Tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[45] Trần Ngọc Vương (1999), Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài tử

và văn học Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

[46] Hoàng Hữu Yên (2002, hiệu đính và chú giải), Phạm Thái – Sơ kính tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)