Ngôn ngữ dân dã, bình dị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 82 - 88)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ dân dã, bình dị

Khi lựa chọn chữ Nôm để sáng tạo, Phạm Thái ý thức rất rõ đây là ngôn ngữ của chính dân tộc ta, một ngôn ngữ thoát thai từ đời sống lao động của nhân dân. Phạm Thái có thời gian bôn ba, gắn bó với cuộc sống nhân dân

lao động một cách mật thiết, điều đó đã khiến cho tác phẩm của ông ít nhiều mang âm điệu, tư tưởng của họ. Ngôn ngữ là nơi thể hiện điều này rõ nhất. Những yếu tố ngôn ngữ dân dã, bình dị trong thơ văn Nôm của Phạm Thái như tiếng chửi, cách nói “thuần Nôm” khẩu ngữ, ngôn ngữ nhân vật, từ tình thái, từ láy… thể hiện rất phong phú tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Trong truyện thơ Sơ kính tân trang, một số nhân vật đại diện cho tầng lớp quần chúng được Phạm Thái dụng công xây dựng với ngôn ngữ nhân vật phong phú: như Tiểu đồng, My Oanh, sãi chùa Kim Sơn… ảnh hưởng của các nhân vật hề đồng trong chèo. Các nhân vật quần chúng này có cách nói năng bình dị như xuất thân của họ và vai trò của họ trong tác phẩm.

Chẳng hạn, nhân vật Yến tử là tiểu đồng của Phạm Kim, buông những lời trêu ghẹo thị nữ của Trương Quỳnh Thư là Hồng nương trong lần đầu gặp gỡ:

Tôi trai Yến tử thanh đồng

Đủ chiều lanh lảu, lọt vòng khéo khôn Vườn hoa phó giữ tưới vun

Bỗng đâu bên mái tây môn một nàng Vẻ người hầu hạ cung trang

Nhẩn nha tay bẻ mẫu đơn một cành.

Yến đồng xưng tên, nêu hoàn cảnh, miêu tả sự việc bắt đầu một cuộc gặp gỡ rất gần với sự xuất hiện của một nhân vật trong diễn xướng chèo. Yến đồng tự nêu tính cách của mình là một tiểu đồng lanh lẹ, khéo khôn. Chàng đang tưới hoa thì gặp một người con gái bên mái tây, hình dung như một người hầu hạ tiểu thư khuê các nào đó. Nàng ấy đang muốn hái những bông hoa bên vườn nhà mình.

Nhân vật Hồng nương cũng xuất hiện với phương thức tương tự, cũng tự xưng tên: “Tôi là thị nữ Hồng nương, Qua đây thấy vẻ thanh quang muốn vào”. Và hai người cũng trao gửi tâm tình như bao đôi uyên ương khác theo

kiểu đối đáp. Yến tử thì trêu ghẹo: “Mình còn say đắm vẻ hồng, Huống chi ta chẳng não nùng hương ru”. Hồng nương thì e ấp nhưng cũng không kém phần đáo để, mạnh mẽ và thẳng thắn: “Lệ thường: vay mận trả đào, Người đưa quả ấy ta trao quỳnh này”. Cách nói năng của hai nhân vật đại diện cho tiếng nói của nhân dân lao động thể hiện được sự vui vẻ, hồn nhiên, thẳng thắn như cách đối đáp trong thơ ca dân gian. Lúc thì trêu ghẹo cười đùa, lúc thì hờn dỗi, nũng nịu, người con gái xuất hiện chỉ một đoạn ngắn nhưng vẫn thể hiện được sự thông minh, dí dỏm, tinh nghịch trong lời ăn tiếng nói của mình. Yến tử cũng có lúc lên giọng bắt nạt, lúc xoa dịu ân cần. Nhân vật này cũng thể hiện được hết nét tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng của người con trai trong tình yêu.

Lần thứ hai, đôi nam nữ này xuất hiện cũng là lúc họ nhận nhiệm vụ trao thư gửi tình cho gia chủ. Với vai trò là khách, lại đang làm nhiệm vụ quan trọng do chủ giao, lời lẽ Yến tử có phần mềm mỏng, nhẹ nhàng, còn Hồng nương thì kẻ cả, lên mặt, khó dễ:

Lác trông thấy Yến xa xa,

Hỏi rằng: “có việc chi mà tới đây?” Yến rằng: “Nhân có việc này,

Cậy nàng đưa đến cung tây thế nào?” Hồng rằng: “Việc ấy dễ điều?

Vả nghiêm cẩn thế mà vào được đâu?”

Cái nhũn nhặn, cái chao chát đan xen vào nhau trong cách nói năng của hai nhân vật thể hiện rõ tính bộc trực của tính cách người lao động. Hồng nương hỏi thẳng, Yến tử nói thật, Hồng nương chao chát, chua ngoa, lên mặt, dạy đời, Yến tử lại nhượng bộ, lùi bước, kiên nhẫn giải thích:

Yến rằng: “Nàng chửa biết mà, Kể tài hoa với tài hoa kết nguyền.

Bình Sơn, Lãnh Yến phải duyên

Kìa nơi tân liễu, nọ miền cẩm hương.”

Cũng vẫn theo hình thức đối đáp, tiến lùi, hai nhân vật xuất hiện rất sinh động với lời ăn tiếng nói, tính cách, giọng điệu hết sức đa dạng. Sự có mặt của những nhân vật như vậy trong tác phẩm thơ Nôm của Phạm Thái là kết tinh cho quá trình giao tiếp xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân của chính tác giả.

Ta vẫn thường đến với thơ ca bằng mong muốn thưởng thức ngôn từ hay đẹp, càng hoa mỹ, hàng hàng gấm thêu thì càng mãn nhãn. Nhưng thực chất, chúng ta quên rằng cái đọng được lâu nhất với trong tâm trí con người lại là những điều đi ngược lại với thông thường. Tiếng chửi, cách nói khẩu ngữ trong thơ văn là một trong những thứ trái với thông thường ấy. Thế nhưng chúng đã tồn tại và sống trong tâm trí con người một cách lâu bền khó cưỡng. Trong thơ văn Phạm Thái, tiếng chửi xuất hiện như một điểm nhấn, một yếu tố để giải thoát tâm trạng bất đắc chí của tác giả:

Một tập thơ dầy ngâm sang sảng, Vài nai rượu kếch ních tì tì. Chết về tiên bụt cho xong kiếp, Đù ỏa trần gian sống mãi chi.

Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là tiếng chửi vang dội suốt mười thế kỷ văn chương. Bởi lẽ có mấy nhà thơ nhà văn thời trung đại dám vượt qua những rào cản xung quanh mình để nói hết những lời gan ruột, mạnh bạo đến thế. Tiếng chửi này không chỉ dành cho số phận của cá nhân nhà thơ mà còn dành cho bao thân phận con người sống không bằng chết đang tồn tại lúc bấy giờ. Một thời đại quá nhiều bão táp, phận người chỉ như cỏ dại thì có sống cũng phí một kiếp người. Trong tác phẩm Chuyện người nông phu ở An

dân vui vẻ chọn cái chết để được bà con chung nhau cho ăn một bữa ăn ngon còn hơn sống mòn mỏi trong cái đói để đợi chờ cái chết. Tiếng chửi tổng kết cuộc đời của con người bất đắc chí như Phạm Thái đã nói hộ rất nhiều con người sống trong thời buổi loạn ly bấy giờ.

Ngoài những bài thơ mang tính thù tạc giữa Phạm Thái và Trương Đăng Quỹ, Trương Quỳnh Như, những bài văn triệu linh, bài phả khuyến mang tính chức năng, thì nhiều tác phẩm vịnh phong cảnh, viết về bản thân, Phạm Thái hay sử dụng cách diễn đạt thuần Nôm, khẩu ngữ. Nhiều câu thơ đọc lên như câu hỏi, lời nói với một ai đó mà chẳng cần người ta trả lời, như một cách tự vấn lòng mình:

Nào ai là Phật? Nào ai tục?

Có biết tiên chăng? Chẳng, gọi ta!

(Họa thơ trên vách lầu chuông ở Kim Sơn)

Ba câu hỏi liên tiếp cùng với một câu trả lời kiểu tình thái kết thúc bài thơ khiến ta liên tưởng đó là một câu hỏi trò chuyện của một người với một người nào đó. Hay trong bài Tự trào, Phạm Thái cũng bắt đầu và kết thúc bài thơ bằng cách “nói sẵn”, rất ngông ngạo nhưng thật tự nhiên:

Có ai muốn biết tuổi tên gì Vừa chẵn ba mươi gọi Chú Lỳ

Miễn được ngày nào cho sướng kiếp Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi.

(Tự trào)

Những câu chữ chẳng có chút điển tích, điển cố, hay mô phỏng bất kỳ một mô típ nào, đề tài nào từ văn hóa văn học Trung Hoa thế mà lại ấn tượng vô cùng. Tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự đặt biệt hiệu để nhận diện chính mình, Phạm Thái đã vượt qua tất thảy các bậc tiền nhân để đưa thơ văn của mình

bước vào quỹ đạo hiện đại hóa. Ông đã đưa văn chương đến gần với đời sống, thoát ra ngoài vòng cương tỏa để diễn đạt trọn vẹn tình ý của tác giả mà không bị ràng buộc bởi những khuôn khổ, quy luật của thơ ca cổ xưa.

Trong một số câu đối, Phạm Thái cũng vận dụng hữu hiệu cách nói “thuần Nôm” mang đậm chất khẩu ngữ: muốn xuân mãi để nhởn nhơ ngày tháng bụt, lắm tuổi chỉ cho tốn ải nước cơm trời (Câu đối cảm xuân), nghĩ mình nay dầu đã lớn tày dành, mừng trời ấy mũi hẳn to bằng thúng (Câu đối

cảm xuân năm Bính Dần (1806)… Thường người viết câu đối phải gọt câu,

đẽo chữ để tạo nên những vế đối chắc và sắc, nhưng Phạm Thái lại sử dụng rất nhiều cách diễn đạt thông dụng từ dân gian để tạo nên những vế đối. Cách làm của ông có hai khả năng sẽ xảy ra: có thể câu đối sẽ bị sáo mòn bởi những cách diễn đạt nằm lòng mỗi người, ai cũng biết, có thể câu đối tạo ra sự liên kết bất ngờ trong tâm thức mỗi người khiến họ đồng cảm, yêu mến nó. Phạm Thái đã đạt được điều thứ hai bởi tài năng vận dụng khéo léo khẩu ngữ vào câu đối bởi sự kết hợp tài tình giữa ngôn từ sáng tạo và ngôn từ vận dụng một cách nhuần nhuyễn.

Nhờ sự sáng tạo mà Phạm Thái đã tạo ra được những kết hợp ngôn ngữ rất Tây: giận cái long đong làm lỡ phận, không thanh danh cho lừng lẫy áng băng gia, sợ con sồng sộc kíp theo chân, đua thanh sắc để nhởn nhơ ngoài thành thị. Kiểu kết hợp loại từ với danh từ kiểu cấu trúc từ ngữ phương Tây được Phạm Thái vận dụng hiệu quả. Nhờ những kết hợp như vậy, câu văn Nôm của Phạm Thái đến gần với mọi người hơn, mới hơn và hay hơn rất nhiều.

Nhiều từ láy âm, láy vần, láy bộ phận, láy hoàn toàn, phép điệp từ, điệp cú thức, điệp câu… được ông vận dụng triệt để nhằm tạo sự lan tỏa cảm xúc trong những bản từ Nôm. Trong bài Nhất tiễn mai 1, nhiều từ láy xuất hiện đầy sáng tạo từ những câu đầu tiên của bản từ: lác đác, mờ mờ, lửng lơ, thờ ơ,

như bài thứ nhất nhưng đọc lên lại thấy mới mẻ, sáng tạo, độc đáo đến lạ. Các từ láy cũng là ưu thế của ngôn từ để đốn ngộ cảm xúc: vằng vặc, u ơ, lốm

đốm, phấp phới, ơ hờ… Sự mới mẻ của bài thứ 2 nằm ở chỗ tác giả khéo léo

sắp đặt các từ láy ở những vị trí thích hợp trong câu và cũng khác với bài từ thứ nhất. Vì thế, dù sáng tác cùng điệu thức nhưng bài từ thứ 2 vẫn mới mẻ và có sức cuốn hút rất riêng. Phạm Thái cũng rất khéo léo trong sử dụng phép điệp. Có thể nói 2 bài Nhất tiễn mai là đỉnh cao của sự hòa phối phép điệp. Lúc thì điệp từ, lúc điệp câu, lúc điệp cú thức, hai bản từ là sự biến hóa linh hoạt của tiếng lòng chủ thể: Quế nhạt hương đưa, sen nhạt hương đưa, Oanh

cũng thờ ơ, Bướm cũng thờ ơ, Mai ủ hình thơ, Trúc ủ hình thơ, Cung Quảng

xa xa, Cầu Thước xa xaLan thoảng hương đưa, Cúc thoảng hương đưa,

Oanh nói u ơ, Yến nói u ơ, Lốm đốm sao thưa, Phấp phới sương thưa, Thiều

nhạt không xa, Hỏa hội không xa… Dường như Phạm Thái chỉ sáng tạo câu

có một lần sau đó thay đổi sự vật vào là thành một câu khác. Tài tình ở chỗ ấy. Những câu từ cứ vang vọng, liên miên, day dứt như dòng nước từ trong nguồn trong mát, dịu dàng len vào lòng người, quyện chặt, lấp đầy không thể dứt ra được. Một thứ tình cảm êm đềm nhưng bền chặt như một sự ràng buộc vô hình cuốn lấy người đọc. Những bản từ theo điệu Tây Giang nguyệt của Phạm Thái cũng có sức mạnh vô hình nhưng mãnh liệt tương tự như vậy.

Trên phương diện ngôn ngữ, Phạm Thái đã khéo léo vận dụng lời ăn tiếng nói, cấu trúc ngôn ngữ của dân tộc để sáng tác. Kiểu ngôn ngữ nhân vật, kiểu kết cấu từ láy, các thành ngữ, tục ngữ, tiếng chửi dân gian đã xuất hiện trong thơ văn Nôm của ông như một yếu tố nghệ thuật khiến tác phẩm đi vào lòng người và đến gần hơn với quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)