Con người cá nhân đa tài, đa tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 58 - 68)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Con người cá nhân đa tài, đa tình

Trong số những tài tử đất kinh kỳ, Phạm Thái có số phận hết sức đặc biệt. Phận đời, phận thơ của ông hết sức long đong. Đến khi quy y cửa Phật nhưng không hết lòng phụng thờ Phật. Phạm Thái khoác áo thiền sư để dễ bề hoạt động chính trị, thực hiện chí hướng của mình mà thôi. Phạm Thái thực chất vẫn là một thi sĩ lãng mạn, một khách giang hồ lãng tử, một nghĩa sĩ dưới màu áo nâu sòng. Triều đại Tây Sơn kiểm tra dân chúng bằng tín bài, duy các nhà tu hành được miễn, do lệ các triều trước để lại. Đó là lý do duy nhất của việc xuống tóc và mặc áo cà sa của Phạm Thái. Phạm Thái chưa hề là một thiền sư đích thực. Uống rượu và viết thư tình là hai thú vui của ông. Đó lại là những điều giới nghiêm của người xuất gia. Lời của một thiền sư không thể nào mùi mẫn, chứa chan tình cảm kiểu như thế này:

Hỏi thăm ả Tố chiều xuân thế nào? Cầm âm một khúc gởi trao,

Cậy lời dì gió đưa vào xuân cung.

(Sơ kính tân trang)

Những lời ong bướm mĩ miều như thế chỉ có thể từ miệng của một kẻ lãng tử, đa tình chứ không thể của một vị chân tu:

Ối nao ôi khổ tu hành,

Biết Tây phương có dáng hình nầy không? Tu cho vẹn kiếp trần hồng,

Kẽo già nữa trách nào lòng từ bi Hoa tàn nước chảy một khi

Bấy giờ chưa hẳn lại thì nầy đâu.

(Sơ kính tân trang)

Mặc dù ta vẫn thấy Phạm Thái nhập vai thiền sư hết sức thành công bởi tính thành thực, uyên bác hết mực trong các bài phả khuyến. Bởi lẽ, đã trót sắm vai thì Phạm Thái cũng cố gắng diễn cho tròn. Với sự thông tuệ của mình, ông tiếp thu vô cùng sáng tạo các nguyên lý của nhà Phật và diễn đạt nó hoàn hảo qua các bài văn phả khuyến. Vì thế các bài văn phả khuyến của ông không thua kém bất cứ một thiền sư chân chính nào. Người cùng thời đã từng ca ngợi về ông: “Ông Trọng Bạch Đường là con nhà võ, họ Phạm, sống cuối đời Lê. Tôi từ nhỏ đã nghe hào khí, rượu chuốc phóng lời, giỏi về quốc âm. Tôi thường ngâm đọc thơ ông, mà tưởng như được gặp người, hận rằng tóc đã hoa râm, về già mới được thấy sách Sơ kính tân trang, tôi cho ấy là trứ tác toàn vẹn” (Trọng Bạch Đường thư thuyết) [17;263].

“Ba năm kết phát cũng nhanh,

Cẩm đường giãi vẻ khôi tinh một người. Phong tư mới thực khác vời,

Khổ người tuấn tú, bẩm trời thanh quang. Tử vi xem mới lạ dường,

Lộc, Quyền chiếu mệnh, Khúc, Xương giáp trì”

(Sơ kính tân trang)

Phạm Thái tài tình là vậy. Đặt ở vị trí nào ông cũng hết lòng dốc sức, đem hết sở trường của mình để phụng sự cho điều mình đã chọn. Hơn nữa, ta cũng thấy ở Phạm Thái một con người lãng tử, từng trải mọi thú vui của đấng nam nhi thời xưa cầm, kỳ, thi, tửu… chẳng thua kém gì ai cả:

- Sắm sanh thơ, rượu, cờ, đàn,

Lanh trai thằng trẻ, nhẹ nhàng gánh thanh.

(Sơ kính tân trang)

Phạm Thái cũng chơi nhưng không chơi theo kiểu trác táng, bạt mạng, mát hết phẩm chất Nho gia như một số tài tử khác. Nguyễn Công Trứ cũng từng chơi hết mình, Dương Khuê cũng chơi bất chấp: “Chơi cho phờ râu, cho trắng mắt, cho long dải yếm, cho bục dây lưng”… Nhưng Phạm Thái không phải như thế. Ông vẫn giữ cốt cách của bậc tiên nhân đạo cốt:

Nước non mấy thú hữu tình,

Rủ cô Thường Hiệu, gọi anh Đông Hoàng. Nàng Thanh Nữ, ả Hồng Nương,

Dâng hoa ngũ cúng, rót thanh thiên trù.

(Sơ kính tân trang)

Phạm Thái đa tình là điều không ai phủ nhận được. Với một tâm hồn dạt dào, phong phú, ông đến với tình yêu cũng dốc cạn tấm chân tình. Mối duyên kỳ ngộ giữa tài tử giai nhân là cảm hứng cho nhiều sáng tác của Phạm Thái được thăng hoa. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào đúng lúc Phạm Thái đương lúc lỡ vận, việc lớn không thành, đồng chí tản mác mỗi người một nơi. Tình thế khó khăn cho phí nguyện phục Lê, người tài tử tìm chốn nương náu cho tâm

hồn bão táp của mình trong thế giới êm ái, dịu ngọt của tình yêu:

- Xếp nghề vũ lại để bên trường tình

- Kể từ ngày tha hương gặp gỡ,

Chữ chung tình để nợ cho nhau Ái ân mấy nỗi xưa sau

Lời vàng đá ấy dễ hầu đơn sai?

(Sơ kính tân trang)

Thế nhưng cuối cùng tình yêu cũng đi đến hồi kết. Tuyệt vọng trong tình yêu, cô đơn trong thân phận của kẻ giang hồ, lãng tử, Phạm Thái tìm trốn vào men rượu. Rượu là cứu cánh cho cuộc đời của Phạm Thái. Ông ca ngợi rượu như người bạn tâm giao mà có nó thì có tất cả lẽ sống của cuộc đời:

Có rượu có thơ xuân có mãi,

Trăm năm ba vạn sáu thiều quang.

Rượu là nguồn an ủi vô biên của một tâm hồn lạc lối như Phạm Thái. Khái Hưng trong tiểu thuyết của mình đã có lý khi kết thúc tác phẩm ông đã vẽ lên hình tượng nhân vật vừa đưa hồ rượu lên môi vừa nói với người khách lạ qua đường: “Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu; chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một đôi mắt của mỹ nhân”.

Vì đa tài đa tình nên Phạm Thái suốt đời lận đận trên đường tình, đường đời của mình. Ông đã sống một kiếp đời lang bạt, không bến đỗ suốt những tháng năm cuộc đời. Mãi mang trong tâm hồn nỗi đau không lối thoát kể cả náu thân nơi cửa Phật cũng không thể hóa giải được nghiệt duyên.

2.2.2. Con người cá nhân ngông ngênh, kiêu bạc

Nhìn vào cuộc đời của Phạm Thái không ít người cảm thương cho kẻ anh hùng lỡ vận, lênh đênh phận đời. Thế nhưng ông lại không xem đó là điều đáng buồn hay đáng để được thương hại. Nói về những bất trắc trên đường đời, Phạm Thái hoàn toàn xem nhẹ và thậm chí giễu cợt cho thời thế đảo điên:

Dăm bảy năm nay những loạn ly, Cũng thì duyên phận, cũng thì thì. Ba mươi tuổi lẻ là bao nả,

Năm sáu đời vua khéo chóng ghê!

(Tự thuật)

Đối với ông, tuổi xuân trôi qua chẳng có gì đáng bận tâm “là bao nả”, điều đáng nói là những năm tháng trôi qua với bao đổi dời của thế cuộc. Năm sáu đời vua đi qua mà chẳng tạo nên thành tựu gì mới thấy sự phù du của tang điền. Chứng kiến sự dâu bể của cuộc đời, Phạm Thái thấy rõ cái vô nghĩa của kiếp người. Sống với ông lúc này chỉ là tồn tại:

Một tập thơ dày ngâm sảng sảng, Vài nai rượu kếch ních tì tì. Chết về tiên bụt cho xong kiếp, Đù oả trần gian sống mãi chi!

(Tự thuật)

Lời lẽ của ông chứa đựng sự bất mãn sâu sắc với cuộc đời. Vì bất mãn nên ông lựa chọn lối sống bất cần đời. Ông buông trôi cuộc đời mình và chửi đổng thế cuộc bởi kiếp sống ở trần gian chỉ là ngục tù giam lỏng con người tài năng, bất đắc chí như ông mà thôi.

Khi xưng họ gọi tên với nhân thế, Phạm Thái không dùng tự, hiệu mà dùng tên tục để giới thiệu:

Có ai muốn biết tuổi tên gì, Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lỳ.

Cách xưng danh như thế hiếm thấy ở những đấng bậc ngày xưa. Phạm Thái đã tự mình dựng nên chân dung một con người ngông nghênh, bất mãn sự đời:

Một vài câu kệ tụng a ê!

Tranh vờn sơn thuỷ màu lem luốc, Bầu giốc càn khôn giọng bét be.

Con người ấy sống cho những thú vui và lựa chọn của cá nhân mình. Cho dù lựa chọn ấy có được người đời ghi nhận hay không hoặc có để lại thành tựu gì hay không. Thơ Phạm Thái đã dựng nên rõ ràng chân dung một con người thừa, bất lực trước cuộc đời. Phạm Thái không cần sống cho đời, ông hoàn toàn sống cho mình:

Miễn được ngày nào ngang dọc đã, Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi!

(Tự trào)

Thái độ bất cần đời, ngông nghênh này có mặt trong nhiều bài thơ, cho thấy một quan điểm sống rất khác biệt của ông so với nhiều nhà Nho đương thời. Dù có phần tiêu cực, bạc nhược nhưng dù sao Phạm Thái đã mạnh dạn nói về mình như những gì vốn có chứ không che đậy, tô vẽ:

Sống ở dương gian đánh chén nhè Chết về âm phủ cắp kè kè

Diêm Vương phán hỏi rằng chi đó? Be!

(Hay rượu)

Mượn rượu để giải thoát cho mình, Phạm Thái đã thực sự ghi tên mình vào danh sách những nhà nho sống thừa trong xã hội đang đổi dời nhanh chóng này. Không chỉ có rượu, thơ, con người ấy còn tìm thấy chốn giải thoát khác cho cuộc đời mình. Đó chính là những chuyến đi. Đi để quên, để trốn tránh cuộc đời, để mặc cho những kẻ háo danh đua tranh, để mặc cho vương triều này thâu tóm vương triều khác:

Mặc ai thành thị, mặc công hầu. Sớm Ngô tối Sở dầu vui vậy Nay Tấn mai Tần chẳng biết đâu!

(Vịnh Thúy Hoa Dương)

Phạm Thái là một kẻ lãng tử say mê hồ hải. Bước chân giang hồ của ông đặt khắp nơi trên dải đất từ Trung ra Bắc:

Trải qua Dục Thúy, Thần Phù

Kìa cung Giáng Hạc, nọ chùa Ngự Loan Sáng Bích Động, tối Tràng An

Có đền Nhị Đế, có hang Cửu Tằng Lên Kỳ Lão, xuống dần dần

Nghe đồn Hương Tích lắm phần thanh cao.

(Sơ kính tân trang)

Từ đền Hùng Vương cao vợi, từ vùng Quỳnh Lâm xa tít, đến non cùng Yên Tử, tới động Thành Công chông chênh… không nơi nào ông chưa lịch duyệt qua:

- Thuyền câu chống mái buồm giong ca về Đùn đùn khói phủ mây che.

- Mấy miền sông thẳm, mấy vùng sóng khơi Thích tình ngoạn thưởng qua chơi,

Mấy miền cảnh thú, ấy nơi ngâm bình.

(Sơ kính tân trang)

Phạm Thái ghi nhận cảnh vật bằng kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân trong cuộc đời ruổi giong đây đó của mình. Ông vẽ lại tất thảy những cảnh thú tuyệt vời của miền sơn cước, chốn đế đô, bất cứ nơi nào ông đặt chân qua đều để lại những ấn tượng đặc biệt trong thơ:

Chiếu mây rải đá, đèo trăng treo tùng - Thênh thênh thuyền bách nhẹ nhàng Nước xanh lần chở, gió vàng thẳng đưa

Trên bước đường ruổi giong, Phạm Thái cũng kết giao nhiều bằng hữu có chung tính tình, cùng thú vui sông nước hữu tình:

Có người nhàn tựa cô chu

Nghĩ tình cũng khách giang hồ qua chơi.

Phạm Thái với trái tim đa cảm không thể tránh khỏi nỗi cô đơn trước cảnh mênh mông của đất trời, sông núi. Cái buồn của kẻ lữ thứ chợt đến, chợt đi nhưng thấm thía vô cùng:

Sớm Ngô tối Sở dầu vui vậy, Rày Tấn mai Tần dễ biết đâu!

“Say mê giang hồ đối với Phạm Thái chỉ là một phương tiện phung phí tất cả cái nguồn sinh lực tràn trề của tâm hồn ông, một tâm hồn quá nhiều hoài bão, thừa mứa huyết tính của người trai thời loạn chưa tìm đủ chỗ để tiêu thụ cho hết cái chí khí hăng say vùng vẫy của mình” [40;45] Quả thực, những chuyến đi chỉ là cái cớ để ông lãng quên ngày tháng, để tiêu hao phần nào nhuệ khí tràn đầy trong ông mà thôi. Điều đó cũng phần nào cho thấy tính cách ngông nghênh lánh đời của ông.

Sự ngông nghênh, kiêu bạc của Phạm Thái còn thể hiện trong quan niệm của ông về cái được mất của cuộc đời. Trong Phả khuyến chùa Nghiêm

Xá, Phả khuyến chùa Tam Thanh, ông nêu lên quan niệm về nhân sinh:

- Gặp thuở minh thời, sinh làm nam tử. Võ dẹp loạn đã không hề thao lược; Văn trị yên lại chẳng biết kinh luân.

Phạm Thái xem cái được mất của cuộc đời chẳng đáng bận tâm. Không được đường này thì ta tìm đường khác:

Tiến đường quan, nghe đường ấy khó nhằm, trong thế giới ba nghìn dư, kìa trời đất xanh xanh nào có phụ;

Đạt mà sư, xem đạo này cũng phải, đường tu hành ba mươi sáu, với cỏ hoa hơn hớn cũng là vui.

(Tờ phả khuyến chùa Nghiêm Xá)

Ông lựa chọn con đường đến với Phật môn cũng vì quan lộ “khó nhằm” trong khi đó đường tu hành có tới ba mươi sáu nẻo, vui thú với cỏ hoa, trong thế giới bao la, đường xanh mây trắng không phụ một ai cả. Vì vậy, ông đâu cần phải đua chen, tranh quyền đoạt lợi với bất kỳ ai:

Làm chi tham dục để nên lòng; Luống chịu khiên vưu cho lụy tiếng

(Tờ phả khuyến chùa Nghiêm Xá)

Có thể thấy, trong hành trình cuộc đời mình, Phạm Thái nói được thì làm được. Ông sống cuộc đời nhẹ tênh của một con người không màng lợi danh. Sống cho lý tưởng, sống cho tình yêu nhưng khi cả hai đều không có lối thoát thì ông tự giải thoát cho mình bằng cách làm bạn với thiên nhiên thanh cao, với Phật pháp vĩnh hằng. Nếu không đủ bản lĩnh, không đủ sức mạnh của nội tâm quả thật Phạm Thái không thể làm được điều ấy.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên phương diện nội dung, thơ văn Nôm Phạm Thái đã đóng góp nhiều ý tưởng phong phú. Ông đã khắc họa trong thơ một mảng độc đáo của hiện thực xã hội đương thời. Đó là hiện thực của chùa chiền nước Việt trong giai đoạn rối ren, hiện thực đời sống một bộ phận con người thiếu lý tưởng. Bên cạnh đó, cảm hứng về thiên nhiên, cảm hứng nhân văn, cảm hứng tôn giáo trong thơ văn Nôm Phạm Thái cũng có được nhiều sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách cá nhân ông. Những nội dung này được thể hiện bởi con

người cá nhân đầy phức tạp, nhiều đối cực như Phạm Thái. Ở ông có phẩm chất đa tài, đa tình, ngông nghênh kiêu bạc của nhà Nho tài tử. Con người Phạm Thái chính là sản phẩm của thời đại có quá nhiều biến đổi ở cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ VĂN NÔM PHẠM THÁI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ văn nôm của phạm thái (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)