5. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Sử dụng điêu luyện hệ thống thể loại vay mượn
Từ lâu, thể loại thơ văn vay mượn từ Trung Hoa đã hiện diện trong đời sống văn học dân tộc như những gì hiển nhiên, có thực, không phải bàn cãi. Nguyễn Đăng Na đã có lý khi kết luận rằng vì đa số các thể loại thơ ca của Trung Hoa đã khá hoàn bị nên cha ông ta đã di thực hầu hết các thể thơ ca Trung Hoa về làm giàu cho thơ ca Việt. Nói như thế để thấy rằng, khả năng tiếp biến văn hóa của người Việt diễn ra đồng bộ, trên lĩnh vực văn chương cũng không ngoại lệ.
Là một tác gia xuất sắc ở thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, một thế kỷ mà chưa bao giờ ý thức cá nhân của con người lại trỗi dậy mạnh mẽ đến như thế, Phạm Thái mang đầy đủ tinh thần của con người thời đại vào trong thi ca. Ý thức cá nhân, ý thức dân tộc có mặt hầu khắp các thể loại thơ ca họ Phạm lựa chọn bộc lộ tâm tình. Ở các thể loại vay mượn từ văn chương Trung Hoa, Phạm Thái đã có những biến đổi linh hoạt để đến gần hơn với tâm tình của con người
thời đại. Từ đó, tạo nên dấu ấn riêng của tác gia trên văn đàn dân tộc. Ở thể loại văn tế, bài Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái là áng
khốc văn thương xót tình nhân cảm động qua mọi thời đại. Nét độc đáo của thể văn tế mà Phạm Thái sử dụng trước hết ở nội dung đặc biệt của nó, tiếng khóc người tình chết vì tình chưa từng có trong tiền lệ. Cả đời Phạm Thái chỉ sống cho mối tình duy nhất này và ta sẽ hiểu vì sao khi đọc bản khốc văn. Dường như tất cả tình yêu có được ở mỗi con người Phạm Thái đã dồn hết cho người thương vì vậy ông khó có thể tìm lại khi đã chôn chặt dưới nấm mồ
sâu cùng người tình. Tất cả những con chữ tuôn trào cuồn cuộn như sóng tình dạt dào trong tâm hồn Phạm Thái:
Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Đau thương ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẫn trăng rằm?
Lại có điều đau đớn thế! Nhà huyên ví có năm có bảy, mà riêng một mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.
… Nay qua nấm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, sụt sùi hai hàng tình lệ, giãi bày một bức khốc văn. Đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử.
Nhân sinh bất tuế nội (đời người trong một trăm năm) rồi cũng tan biến vào cõi vô thường. Kinh Bát nhã ba la mật đa có nói đến khái niệm sắc không: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”, có nghĩa là sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, không cũng như có, có cũng như không, tất cả chỉ là hư ảo. Sự có mặt hay ra đi của Trương Quỳnh Như rồi cũng như mây khói nhưng vẫn không làm nguôi được lòng người ở lại. Cảm xúc của Phạm Thái là cảm xúc của một tình lang mất đi người tình trăm năm của mình nên rất chân thật, xóa bỏ mọi khuôn sáo, để mặc cho cảm xúc tuôn trào. Đó là giọng nói trữ tình mang tính cá nhân nên cách xưng hô cũng có nhiều khác biệt: ông tự xưng là ta và gọi Quỳnh Như là nương tử dù cả hai chưa từng được cha mẹ kết đôi.
Thành công lớn của Phạm Thái ở truyện thơ Nôm và thơ Nôm đường luật đã có nhiều người khẳng định nhưng với thể loại từ, cũng là một sáng tạo độc đáo của ông, chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Phạm Văn Ánh trong công trình “Thể loại từ Việt Nam thời trung đại: văn bản, tác giả, tác phẩm”, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, công bố 4 bài từ của Phạm Thái là Tây
Giang nguyệt 1,2; Nhất tiễn mai 1,2 đều được ghi chép trong truyện Nôm Sơ
kính tân trang. Theo thống kê, phân loại của Trần Trọng Dương, Phạm Thái có
sung thêm 2 bài từ được ghi chép trong Châu sơ kim kính lục. Đây là 6 bài từ được sáng tác theo 2 điệu phổ biến từ lâu đời của Trung Hoa là Tây Giang
nguyệt và Nhất tiễn mai. Hơn nữa, đây cũng là 2 điệu được nhiều tác gia Việt
Nam ưa thích sáng tác. Theo thống kê của Phạm Văn Ánh trong công trình luận án tiến sĩ “Thể loại từ trung đại Việt Nam”, có đến 8 bài viết theo điệu “Nhất tiễn mai”, có 13 bài viết theo điệu “Tây giang nguyệt” còn được lưu giữ đến nay. Điều đặc biệt làm nên vị trí của Phạm Thái trên địa hạt văn chương từ khúc chính là ông sáng tác từ hoàn toàn bằng chữ Nôm. Ông đã bản địa hóa triệt để một thể loại vay mượn từ Trung Hoa để biến nó thành một thể loại chuyên chở tâm tư, tình cảm con người Việt. Đặng Thị Hảo từng khẳng định: “Với sự mẫn cảm của một nghệ sĩ tài hoa, nhà thơ đã phát hiện ra ngay thanh điệu của tiếng Việt rất thích hợp để điền từ” [12; 85]. Việc Phạm Thái lựa chọn thể từ để thể hiện tâm tình trong Sơ kính tân trang cho thấy tâm hồn phóng khoáng, nhàn dật, yêu đời của nhà thơ khi diễn tả cảm xúc lứa đôi thời xuân trẻ. Thể loại từ phù hợp cho nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cá tính rất phóng túng của bản thân. Từ không bị câu thúc nhiều bởi niêm luật như thơ lại dễ biểu tình, đạt ý hơn thơ. 6 bài từ xuất hiện trong những bối cảnh khác nhau gắn với nhân vật chính Phạm Kim trong tác phẩm. Những âm thanh thoát ra từ con chữ khi xa, khi gần khiến Chế Lan Viên phải tấm tắc khen: “Đúng rồi! Chữ có mấy đâu, chữ có gì đâu mà sao nó cứ gợi ở ngoài chữ, ngân ngoài lời đến vậy… Bí mật nằm ở chỗ lặp lại “Quế nhạt hương đưa, Sen nhạt hương đưa” [12; 87]. Phạm Thái vô cùng tài tình khi kết hợp hài hòa giữa thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu với tình điệu. Từ đó tạo nên những bản hợp âm đầy mê hoặc, lưu luyến, quấn quít lấy lòng người. Nói như Trần Trọng Dương: “Trong khu rừng văn học Việt Nam, những dòng từ Nôm của Phạm Thái vang lên như một thứ ngữ điệu với những âm thanh thanh thoát nhất, cái thanh thoát đến từ những vi động trong mảy chữ nét âm” [12; 85].
phú. Tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật bút chiến văn chương thời trung đại. Ông sáng tác tác phẩm trong tâm thế đối nghịch với nhà Tây Sơn và phản đòn lại Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng. Ta đều biết rằng, phú là thể văn diễm mĩ, thường được sáng tạo với cảm hứng ngợi ca. Nhưng với Chiến tụng
Tây Hồ phú của Phạm Thái lại là những cảm xúc tiêu cực, đối kháng. Trong mắt
của Phạm Thái, Tây Hồ chỉ là những tàn cảnh thảm sầu, tàn tạ theo năm tháng. Những hình ảnh, thanh âm xung quanh Tây Hồ đều ảm đạm, thê thảm:
Dân hoang miên nào có ít tử vong, được vui thỏa hẳn quên câu oán nhạn; Người loạn thế biết bao nhiêu cơ cận, nẻo no say đà gợi khúc ca phù. Nguyễn Lộc đã nhận xét về bài phú này của Phạm Thái: “có thể Phạm Thái đã ghi lại được một số nét hiện thực nào đó của xã hội đương thời. Nhưng những nét hiện thực ấy trong bài phú không có giá trị độc lập của nó nữa vì tác giả dùng nó để phục vụ cho mục đích đen tối của mình” [25;220]. Xét về nội dung, tác phẩm là một bước lùi trong tư tưởng của Phạm Thái bởi tư tưởng bảo thủ, cố chấp, ngu trung của ông. Tuy nhiên về mặc nghệ thuật, đây là một tác phẩm cho thấy sự tài hoa, cứng cỏi và uyên bác của tác giả. Tác phẩm là sự đột phá về mặc ngôn ngữ và chức năng thể loại, phú không còn chỉ để “tụng” nữa mà còn có thể là “chiến tụng”. Trần Trọng Dương cho rằng: “Đó không chỉ là sự thay đổi về hệ hình tư duy, mà còn là sự thay đổi của hệ hình văn học. Sau cùng, đó là một đối thoại lịch sử và các trường diễn ngôn lịch sử, mà lịch sử thì đa thanh” [12;84]
Bên cạnh những thể loại như từ, phú, văn tế, Phạm Thái còn sáng tác bằng một số thể loại vay mượn khác như văn phổ khuyến, câu đối… Ở các thể loại này, Phạm Thái có những sáng tạo nhất định. Nhìn chung, ở một tài năng thơ văn trác tuyệt như Phạm Thái, xét ở thể loại nào, ông cũng luôn biết tự làm mới chính mình để không lặp lại người khác. Những hình ảnh được Phạm Thái lựa chọn đưa vào câu đối luôn mới mẻ, hấp dẫn đối với người đọc.