Đặc điểm tâm lí tiếp nhận của bạn đọc thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Đặc điểm tâm lí tiếp nhận của bạn đọc thiếu nhi

Bên cạnh đó, việc sử dụng motif còn bị chi phối bởi tâm lí tiếp nhận của bạn đọc trẻ em - ở đây là các em thuộc lứa tuổi nhi đồng. Trong Truyện cổ tích với trẻ em, Tăng Kim Ngân đã dẫn lời bác sĩ Benjamin Spock – một chuyên gia Mĩ nổi tiếng của thế giới về nhi khoa như sau: “… Giai đoạn từ sáu đến mười hai tuổi, trẻ em có những tính cách biểu lộ tính sẵn sàng phục vụ và lòng tốt của nó. Trong giai đoạn này trẻ em có ý thức rất cụ thể về nhân cách và những ý thích riêng của mình” [44; tr.69]. Ở khía cạnh khác, trẻ em ở lứa tuổi này chưa thể ghi nhớ những gì phức tạp và cầu kì. Có nghĩa là, tâm lí của lứa tuổi chỉ tiếp nhận những gì mình thích và thật dễ nhớ. Những cốt truyện được tạo nên như một khuôn mẫu bởi sự lặp lại của các motif là một điều thật dễ nhớ và cực kì lí thú với trẻ em. Vì thế, việc rèn luyện và bồi

dưỡng những phẩm chất tốt cho nhân cách đứa trẻ thông qua việc kể và đọc cho trẻ nghe truyện cổ tích là vô cùng cần thiết. Và đặc biệt hơn, các motif của truyện cổ tích sẽ làm cho các em hứng thú và dễ ghi nhớ truyện. Do đó, bên cạnh việc tái sử dụng motif trong truyện cổ tích dân gian, các nhà văn hiện đại phải sáng tạo thêm các motif mới để thu hút bạn đọc trẻ thơ.

Tiểu kết chương 1

Motif là một yếu tố thi pháp quan trọng của truyện cổ tích hiện đại. Nhà văn hiện đại đã tái sử dụng và sáng tạo nhiều motif mới thể hiện tư tưởng, quan điểm, tình cảm của mình đối với con người và cuộc sống.

Các motif được tái sử dụng là các motif: sinh nở thần kì, motif thách cưới, motif chia của, motif nhân quả, motif hóa thân, motif nhân vật tài năng. Mặc dù, nhà văn hiện đại tái sử dụng motif trong truyện cổ dân gian nhưng các motif này vẫn có nhiều điểm sáng tạo để phù hợp với quy luật văn chương và đặt biệt là tạo nên màu sắc mới cho truyện cổ tích hiện đại Việt Nam.

Bên cạnh việc tái sử dụng motif trong truyện cổ dân gian, các nhà văn còn sáng tạo những motif mới trong những câu chuyện cổ tích vô cùng hấp dẫn, sinh động. Mỗi motif mới đều thể hiện được dấu ấn của nhà, cá tính sáng tạo nghệ thuật của từng tác giả. Không những thế thông qua những motif này, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống và con người.

Chương 2

HỆ THỐNG MOTIF VỚI VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRUYỆN CỔ TÍCH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Như đã đề cập ở trên, motif vừa mang ý nghĩa nghệ thuật, vừa mang ý nghĩa nội dung. Xét ở khía cạnh nội dung, motif lại là một yếu tố thể hiện chủ đề. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy motif trong truyện cổ tích hiện đại Việt Nam thể hiện chủ đề nội dung sự tích và biểu đạt tư tưởng triết lí, đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 31 - 33)