Motif giữ vai trò hạt nhân của cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 60 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Motif giữ vai trò hạt nhân của cốt truyện

Trong công trình Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng dụng - Trường hợp motif tái sinh, tác giả Ma La Thi Gia cho rằng: “Vai trò thứ hai của motif khi vận hành trong nội dung truyện kể thì motif chính là hình thức phôi thai, là hạt nhân của cốt truyện” [11; tr.126]. Thống nhất với nhận định trên, chúng tôi cho rằng motif có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển cốt truyện truyện cổ tích hiện đại.

Với vai trò quan trọng như đã đề cập ở trên, motif trong truyện cổ tích hiện đại sẽ là công thức đầu tiên. Từ công thức này, cốt truyện sẽ được hình thành. Tức là đầu tiên có motif sau đó mới có cốt truyện. Và khi nghiên cứu truyện cổ tích hiện đại việc cần thiết trước hết là nghiên cứu motif. Nghĩa là nếu làm rõ các đặc điểm về nguồn gốc và sự biến đổi của motif sẽ dẫn đến thấu hiểu được thông điệp của cốt truyện. Bởi, motif là hạt nhân của cốt truyện, trải qua quá trình phát triển nó sẽ trở thành cốt truyện.

Nguyên Hương đã xây dựng câu chuyện trên khung của motif nhân vật mắc lỗi để thể hiện những bài học quý giá về đạo đức. Chẳng hạn, Hai viên ngọc ước xuất hiện nhân vật mắc lỗi nhầm lẫn khi trao hai viên ngọc ước. Từ đó, câu chuyện vừa lí giải về nguồn gốc các hiện tượng sỏi đá, chiến tranh ở trên đời và vừa đem đến cho các bạn nhỏ bài học về tính cẩn thận trong mọi trường hợp. Chú Mèo Mun trong Mèo Mun đã chấp nhận hình phạt với những lỗi lầm do bản thân gây ra. Hay Tiên Nhỏ trong Bài học của Tiên Nhỏ đã nhận ra những lỗi lầm khi không nghe lời người lớn. Qua đây, tác giả muốn gửi đến các bạn nhỏ một thông điệp về sự sẻ chia, trung thực là cách để xây dựng một tình bạn đẹp và trẻ em phải biết vâng lời người lớn. Như vậy, khi làm rõ đặc điểm của motif nhân vật mắc lỗi, chúng ta sẽ rút ra được thông điệp của nhà văn gửi qua tác phẩm.

Cũng theo Ma La Thi Gia: “Trong trường hợp cốt truyện chỉ bao gồm một motif thì motif này đã chuyển hóa thành type; ngược lại, một cốt truyện đang thuộc về một type, có thể duy chuyển vào một cốt truyện phức tạp hơn” [11; tr.127]. Type là một tập hợp những truyện có cùng kiểu dạng, có cùng một nội dung và được cấu thành bởi những motif giống nhau. Từ đây, chúng tôi nhận thấy type là một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn, có tính độc đáo cao, còn motif là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là thành tố góp phần tạo nên cốt truyện. Như vậy, giữa type và motif có mối quan hệ biện chứng với nhau và chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Chẳng hạn, những câu chuyện lí giải nguồn gốc các loài hoa, quả của Phạm Hổ; truyện lí giải nguồn gốc các loài chim của Nguyễn Trí Công và những truyện lí giải nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên của Nguyên Hương chính là type truyện lí giải nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. Với cách nhìn nhận như vậy, đây là lý do tiếp theo để chúng tôi khẳng định rằng: motif là hạt nhân của cốt truyện truyện cổ tích hiện đại Việt Nam.

là có thể xem motif như là những khoảnh khắc vận động của cốt truyện. Bên cạnh đó, cốt truyện còn có khả năng thay đổi trong nội tại của nó. Khi thay đổi trong nội tại, nó sẽ có hai loại thay đổi. Thứ nhất là một loại không làm thay đổi cốt truyện, chỉ dẫn đến những biến thể dị bản. Loại thứ hai là làm xuất hiện những cốt truyện mới. Motif đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những thay đổi nội tại này. Có biến thể mới xuất hiện là vì motif có thể thay đổi, tham gia vào những mối quan hệ mới với một loạt các motif khác trong cốt truyện. Motif có vai trò quan trọng như thế đối với cốt truyện là vì motif là một hạt giống không thể thiếu của cốt truyện truyện cổ tích hiện đại Việt Nam.

Chẳng hạn, truyện Lửa vàng lửa trắngLửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (Phạm Hổ) cốt truyện đã có sự thay đổi so với cốt truyện truyện cổ tích dân gian. Có sự thay đổi này bởi câu chuyện đã có sự thay đổi về motif. Đó là sự xuất hiện của motif nhân vật trẻ em tài năng. Hổ muốn lấy được trí khôn của con người nên đã ra công nuôi dạy con. Nhưng hổ lại thất bại hết lần này đến lần khác khi bị người con trai của bác nông dân trừng trị bằng những thứ lửa màu trắng, màu nâu. Từ đó, Phạm Hổ đã mang đến cho thiếu nhi cách lí giải mới về những dấu vết trên bộ lông của hổ. Tương tự như thế, tác giả đã có cách lí giả rất dí dỏm, hóm hỉnh về hàm răng của chú trâu. Khi chứng kiến hổ bị trừng trị bằng lửa trắng trâu đã cười ngoặt nghẽo, cười đến mức va cả miệng vào đất, vào đá làm rụng cả hàm răng mới mọc lại sau những lần cười trước.

Như vậy, motif có vai trò là một đơn vị tiềm năng tạo ra cốt truyện. Các motif sẽ có khả năng lập trình và quy định quá trình phát triển của cốt truyện. Mỗi cốt truyện sẽ thu hút các loại motif không hoàn toàn giống nhau. Mỗi motif có những vai trò khác biệt trong từng cốt truyện. Đặc biệt, để nhận biết được những thông điệp của tác phẩm, chúng ta cần phải xác định motif có

trong tác phẩm. Hay nói cách khác, việc xác định motif trước khi rút ra thông điệp và bài học là rất cần thiết. Chính vì thế, motif sẽ là hạt nhân của cốt truyện truyện cổ tích hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 60 - 63)