Nguồn gốc tên gọi sự vật, hiện tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 39 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nguồn gốc tên gọi sự vật, hiện tượng

Trong nội dung motif thể hiện sự tích, bên cạnh sự ra đời của sự vật, hiện tượng là do con người hóa thân, còn có tên gọi của sự vật, hiện tượng là do con người tạo ra. Ở đây, nhân vật sẽ không chết đi để rồi hóa thân thành sự vật hiện tượng như đã đề cập ở phần trên mà những việc làm của nhân vật sẽ tạo ta sự vật, hiện tượng. Motif nhân quả, motif nhân vật tài năng là các motif thể hiện rõ nội dung này. Nó xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của nhà văn Phạm Hổ.

Phạm Hổ đã giúp bạn đọc có những trải nghiệm lí thú với cuộc thi của thần Cây. Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân nó sẽ tròn trĩnh như tay chân của con, mát mẻ như da thịt của con. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xòe ra bốn phía. Loại cây này của Tiêu Ly được thần Cây trao giải nhất. Và ngày nay, người ta gọi giống cây này là cây chuối. Những bàn tay nhiều quả kia chính là những nải chuối mà trẻ em rất ưa thích.

Quả mơ là kết quả của cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc thủy chung son sắt trong tình yêu của chàng trai đối với cô gái trong câu chuyện Cây một quả.

Hay qủa Bông Vải ra đời từ việc làm của nàng Mây trước những thử thách của công chúa. Sau khi nàng Mây đi về bà cụ nhặt cái quả chỉ bèo của nàng để vào cái rổ con thỉnh thoảng nhìn nó cho đỡ nhớ cháu. Quả rơi ra khỏi rổ nảy ra rất nhiều hạt mầm. Nó cứ bung ra những chùm sợi trắng giống hệt như mây, như những sợi bèo nàng Mây đã làm từ đen sang trắng ngày nào.

Bông hoa hình mũi kim có nguồn gốc từ tài năng của đôi bạn trẻ trong cuộc thi may. Để người đời ghi nhớ lại câu chuyện của họ, thần Trang Ly đã tạo nên một loại cây có hoa thấp, bé thuộc họ cỏ. Hoa như những mũi kim được phóng lên, tua tủa ra bốn phía nhìn như cái đuôi một con sóc lông thưa, nhưng lấp lánh có ánh sáng phát ra.

Hay nguồn gốc của cây Quất bắt nguồn từ câu chuyện của anh chàng tài năng tên Quất Giỏi. Quất Giỏi có tài quất roi. Khi giặc dữ kéo đến, giặc đông kéo ào ào như sóng. Vũ khí chúng nhiều, nhìn tua tủa như rừng mía, rừng lau. Vua cho quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi để đánh giặc. Quất diệt được giặc, nhà vua thưởng cho Quất cây chanh quả vàng. Cây chanh quý này rất kì lạ. Nếu lấy vàng thì hái quả, muốn xua rét gọi nắng thì bẻ cành trồng xuống đất sâu. Quất trở về quê hương thì thấy mùa màng sắp hỏng. Mọi người đang chịu rét không nổi. Quất đã bẻ cành cây chanh vàng cắm xuống đất. Cái rét bỗng xua đi, mây mù biến mất. Sáng ra lại thấy mặt trời trở về rực rỡ, vui tươi. Từ đó mỗi năm, mùa Đông, hễ cây chanh quả vàng đơm quả là nắng về. Người ta lấy tên của Quất để đặt cho cây.

Với tính siêng năng, chăm chỉ và chịu khó Mít được bà tiên tặng cho loại quả xấu xí, có rất nhiều gai nhọn. Mít phải lăn nó đi đến nỗi bàn tay phải rớm máu và khi không lăn được nữa anh lại sử dụng đôi vai. Nhưng đổi lại anh được một loại quả có vô số múi con vàng như mật thơm phức cả nhà. Nó lại có nhiều hạt, luộc chúng lên ăn vừa bùi vừa thơm.

nhân vật đạt được điều mình mong muốn. Đồng thời, những việc làm của nhân vật sẽ được ghi nhận và một sự vật, hiện tượng sẽ ra đời mang tên những việc tốt ấy hoặc người đời lấy tên nhân vật để đặt cho tên sự vật, hiện tượng. Để có được những sự vật, hiện tượng và tên gọi của nó mang màu sắc cổ tích, nhà văn cổ tích hiện đại đã phải nhìn nhận sự vật xung quanh bằng con mắt tinh tế và mang đậm dấu ấn trẻ thơ. Chính sự hóa thân của nhân vật qua motif hóa thân cùng những motif khác, tên gọi đầy ý nghĩa này đã tạo cho truyện cổ tích hiện đại một màu sắc mới mẻ và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 39 - 41)