Motif là thành tố kiến tạo cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 63 - 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Motif là thành tố kiến tạo cốt truyện

Trong trường hợp này, motif có vai trò như một thành tố, một mắt xích cấu tạo nên cốt truyện.

3.1.2.1. Motif với vai trò là motif chi tiết

Theo Nguyễn Ngọc Thường, tác giả bài viết Về mối quan hệ giữa motif và cốt truyện, có ba loại motif đó là: motif khởi đầu (chứa đựng những yếu tố tạo thành tình huống cho sự hình thành cốt truyện, liên quan đến sự chuyển dịch và hoạt động của nhân vật, đảm bảo một lượng thông tin lớn cho tác phẩm và dẫn dắt cốt truyện), motif tình tiết (chứa đựng lượng thông tin lớn, thông báo những sự kiện xảy ra trong giai đoạn trước và chỉ ra nguyên nhân xảy ra các hoạt động sau, dẫn dắt cốt truyện), motif dẫn dắt (còn gọi là motif chuyển tiếp hay motif xâu chuỗi, dẫn dắt motif tình tiết theo một tuyến tính nhất định nhằm đạt đến một nội dung nhất định, cũng có thể chứa đựng sự kiện đóng vai trò chủ yếu, là chiếc cầu nối liền sự kiện với sự kiện, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch nhân vật từ vị trí này sang vị trí khác) [72]. Qua khảo sát các motif trong truyện cổ tích hiện đại Việt Nam, tìm hiểu vai trò của motif đối với cốt truyện, chúng tôi nhận thấy bên cạnh moitf khởi đầu, motif tình tiết, motif dẫn dắt còn có motif chi tiết.

Theo chúng tôi, motif chi tiết là motif chứa đựng những phần rất nhỏ trong nội dung sự việc. Đó chính là những tiểu tiết mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng của nhà văn. Với vai trò là motif chi tiết, motif chính là các chi tiết trong truyện cổ tích hiện đại.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy motif trò chơi là chi tiết của sự việc chia của (motif chia của). Chẳng hạn, Ăn táo trả vàng của Nguyên

Hương, hai anh em chia của cải ba mẹ để lại bằng cách chơi oẳn tù tì. Hay motif trò chơi cũng là chi tiết của sự việc thi tài. Motif chơi tạt lon trong Đôi hài vạn dặm là chi tiết của sự việc thi tài giữa chàng Thanh, chàng Minh và Thần Hài Vạn Dặm.

Cũng tương tự như thế, motif thách cưới là chi tiết của sự việc thi tài. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm Giấc mơ phò mã, hai nhân vật Thiện và Đoàn đều thích em gái của anh hàng xóm. Cô gái đã thách cưới hai chàng trai bằng cách: “đến khoa thi sắp tới, cả hai thầy khóa cùng đi thi. Thầy nào đỗ cao hơn thì em sẽ lấy”. Đây là lời thách cưới tuy không to tát về mặt vật chất nhưng cũng đã làm cho hai nhà nho trẻ vẫn phải cố gắng thực hiện.

Bên cạnh đó, motif sinh nở thần kì là chi tiết của sự việc thách cưới (motif thách cưới). Chẳng hạn, trong truyện Đám cưới kì lạ chi tiết chàng Dê từ khi sinh ra đã có ngoại hình khác người khiến phú ông không muốn gả ai trong các cô con gái cho chàng. Chính vì thế, phú ông đã tìm cách thách cưới thật cao để chàng Dê không thể thực hiện được. Thế nhưng, chàng Dê vẫn thực hiện được lời thách cưới. Từ đó, chàng trở về với hình hài con người khi cưới được vợ là người như thần Đất đã từng nói.

Như vậy, motif không chỉ có vai trò là hạt giống của cốt truyện mà ở một số trường hợp nó còn là thành tố cấu tạo nên hạt giống ấy. Nếu không có motif thì cốt truyện truyện cổ tích hiện đại khó hiện hữu. Chính vì thế, motif có vai trò to lớn đối cốt truyện truyện cổ tích hiện đại Việt Nam.

3.1.2.2. Các dạng thức của motif chi tiết

Như đã nhận định ở trên, motif không chỉ là hạt nhân của cốt truyện mà còn là một thành phần, một mắc xích của cốt truyện, đó chính là các motif chi tiết. Với dung lượng của một luận văn, chúng tôi đề cập đến một số dạng thức tiêu biểu của motif thách cưới, motif chia của nhằm làm sáng rõ đặc trưng của motif chi tiết.

Motif thách cưới trong truyện cổ tích hiện đại Việt Nam xuất hiện các dạng thức như: thách cưới bằng hiện vật, thách cưới bằng thử thách.

Dưới đây là mô hình dạng thách cưới bằng hiện vật: Nhà gái có con gái xinh đẹp và giàu có.

Chàng trai nghèo khổ (hoặc có ngoại hình khác thường) muốn xin cưới.

Nhà gái thách cưới bằng hiện vật.

Chàng trai tìm được hiện vật như nhà gái yêu cầu và cưới được vợ. Đây là những chi tiết nằm trong sự việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Truyện Đám cưới kì lạ của Tô Hoài thể hiện rõ mô hình này. Chàng Dê khi sinh ra đã mang hình hài không giống như người. Bởi bố mẹ Dê xưa là chúa đất giàu có một phương. Chẳng may bị một bọn cướp đến giết hại cả rồi lấy hết của cải. Khi ấy Dê còn bé, bọn cướp đuổi không kịp, Dê được thần Đất cứu và cho Dê đầu thai làm kiếp dê để giấu hẳn vết tích. Ngày ấy, thần Đất có dặn rằng khi nào Dê lấy được vợ là người thì được trở về làm người. Chính vì thế, Dê muốn cưới con gái nhà phú ông về làm vợ. Phú ông thấy Dê không mang hình hài của con người nên đã thách cưới bằng những hiện vật khó tìm. Nhưng Dê vẫn thực hiện được yêu cầu của phú ông. Hai vợ chồng Dê vượt qua bao khó khăn cuối cùng vẫn nhận được hạnh phúc.

Chàng trai có ý muốn cưới cô gái xinh đẹp làm vợ

Ba mẹ cô gái đưa ra thử thách Cô gái đưa ra thử thách

Chàng thực hiện được thử thách và được cưới cô gái

Đây là dạng mới của motif thách cưới trong truyện cổ tích hiện đại. Bởi với việc đưa ra nhiệm vụ, thử thách bắt chàng trai thực hiện theo sẽ giúp cho nhân vật nam bộc lộ được tố chất, tính cách của mình. Chẳng hạn, Thiếu Lăng trong Chiếc vòng bạch ngọc thực hiện nhiệm vụ của nhà vua là tìm cách thay đổi tính nết của Như Lan. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, thử thách chàng đã bộc lộ được tính cách và phẩm chất của chàng là luôn yêu thương mọi người và chung thủy với người mình yêu. Hay trong Giấc mơ phò mã của Vị Hồ, cô gái đã đưa ra yêu cầu cho Thiện và Đoàn là ai thi đỗ sẽ được cưới nàng làm vợ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từng nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình: Thiện khi đã thi đỗ vẫn luôn chung thủy. Chính vì thế, Thiện đã từ chối ý muốn gả con gái cho chàng của nhà vua: “tâm trí kẻ hạ thần đã rắp mơ tưởng một người khác”. Đoàn khác Thiện, chàng thay đổi và trở thành phò mã. Nhưng cuối cùng, Thiện là người sống hạnh phúc hơn với đam mê của mình.

Motif chia của trong truyện cổ tích hiện đại Việt Nam có các dạng như: người anh tranh giành hoặc nhường nhịn. Dưới đây là mô hình dạng thức chia của người anh tranh giành tài sản với em.

Cha mẹ có của để lại cho con

Cha chia tài sản thành các phần Các con tự chia tài sản thành các phần

Các anh luôn giành phần hơn em

Người anh tham lam nhận hậu quả xấu Người em được sống hạnh phúc

Chiếc túi hạnh phúc, Chiếc âm đất là những truyện cổ tích có dạng thức này. Trước khi mất, người cha đã chia tài sản thành nhiều phần. Nhưng người anh luôn tham lam dành phần hơn nên kết quả người anh luôn nhận lấy hậu quả xấu. Ngược lại, người em bằng sự chủ động và tấm lòng tốt bụng của mình lại sống hạnh phúc.

Bên cạnh dạng thức chia của người anh tranh giành tài sản với em, motif chia của còn có dạng thức chia của người anh nhường cho em. Dưới đây là mô hình của dạng thức chia của đó:

Cha mẹ mất đi để lại cho các con nhà cửa, ruộng vườn

Anh em chia của ba mẹ để lại bằng quy luật con chữ

Người anh nhường phần hơn cho em

Người anh xứng đáng có được hạnh phúc

hiện chi tiết mới. Nhân vật người anh khi chia của không tranh giành với em mà luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Theo truyện cổ tích dân gian, nhân vật người em đi thi đậu trạng nguyên sẽ cưới được công chúa. Khác với truyện cố tích dân gian, chi tiết này trong truyện cổ hiện đại được mở rộng và tô điểm màu sắc hiện đại. Đó là chi tiết người em giúp nhà vua nhận ra anh mình là người xứng đáng cưới được công chúa hơn ai hết. “Người em ăn mặc như bình thường quay về làng, nhà vua và công chúa giả dạng thường dân theo sau”. Khi nghe em trai báo tin đã rớt trong kì thi, người anh vẫn nhẹ nhàng khuyên bảo em và người anh lại chia gia tài: “Căn nhà làm bằng tre trúc” có một chữ E cho nên nó là của em, “chiếc thuyền chứa đầy hàng hóa” có hai chữ E cho nên nó là của em, “bộ bàm ghế bằng bạc” có một chữ E cho nên nó là của em… Chính vì thế, nhà vua đã reo lên: “Đây đúng là phò mã trung hậu mà ta mong muốn có được”. Ngược lại, người anh tranh giành tài sản với em sẽ nhận hậu quả xấu như nhân vật người anh trong Ăn táo trả vàng

(Nguyên Hương).

Với vai trò motif chi tiết, motif giúp câu truyện trở nên dễ nhớ hơn. Đặc biệt, tác phẩm có sự xuất hiện của các chi tiết mới là tiền đề để thu hút trẻ em đến với truyện cổ tích hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 63 - 68)