Những bài học về giao tiếp ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 48 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Những bài học về giao tiếp ứng xử

2.2.2.1. Triết lí tình thương

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy. Chính vì thế, đây là nội dung được các nhà văn viết truyện cổ tích hiện đại quan tâm nhất. Các motif nhân quả, sự cảm hóa của cái đẹp, nhân vật giúp đỡ thể hiện rất rõ nội dung này.

Ở các tác phẩm Sự trừng phạt của thần gió (Nguyên Hương) đạo lí này được tác giả thể hiện qua nhân vật chàng Ninh. Chàng Ninh một chàng trai tốt bụng bạn của con trai thần Gió. Chàng cùng con trai thần Gió bay đi khắp nơi để rải làn gió ấm áp và trộn thêm màu hoa hồng cùng hương thơm của các loại hoa cỏ cho nơi đang là mùa xuân. Nơi đang là mùa hè thì thả xuống những cơn gió nóng và những cơn mưa. Nơi đang mùa thu thì rắc xuống đó làn gió hây hây và trộn thêm màu vàng hanh. Những nơi có mùa đông sẽ thổi nhiều lạnh lẽo và có khi trộn thêm mưa phùn. Trong những chuyến đi đó, chàng Ninh gặp cô gái mặc áo mỏng lộ rõ sự gầy guộc tội nghiệp vì không có tiền mua áo mặc. Với bản tính tốt bụng, chàng Ninh đã lén bốc lấy gió của mùa hè rắc quanh. Nhờ cơn gió mùa hè của chàng Ninh mà cô gái và người dân không còn co ro, vui vẻ tươi tắn, chàng Ninh thấy lòng mình vui lắm. Đến mùa hè nóng nực, chàng Ninh lén lấy gió hây hây của mùa thu thả xuống làm cho nơi đang là mùa thu phải chịu nhận thay cơn gió nóng nực của mùa hè. Vì

thế, thần Gió đã cấm không cho con trai chơi với chàng Ninh. Chàng trai tốt bụng phải mất ba năm mới đến được ngôi làng. Dân làng vui vẻ vì nghĩ chàng sẽ mang gió mùa xuân đến. Chàng Ninh tội dân làng phải chịu giá lạnh nên đã nghĩ ra làm một ngôi nhà mà mỗi bức tường có hai lớp như là hai bàn tay cô gái khum vào nhau. Đốt lửa lên, hơi ấm được giữ lại giữa hai lớp. Nó sửa ấm cho ngôi nhà và những người trong đó. Dân làng mừng rỡ. Sau một ngày làm việc vất vả ngoài trời, họ trở về căn nhà có những bức tường hai lớp, quây quần bên nhau ấm cúng. Như vậy, Chàng Ninh là chàng trai yêu thương mọi người xung quanh, làm những điều tốt đẹp cho dân làng. Đây là đức tính đáng quý của con người.

Bên cạnh chàng Ninh, chàng Linh trong Công chúa ngủ trong vườn

(Nguyên Hương) là chàng trai can đảm, giỏi giang, khéo tay và tốt bụng đã giúp công chúa tránh được quý ông mặc áo dát vàng, quý ông đội mũ đính từng chùm ngọc tham lam lười biếng ham chơi. Và hơn thế nữa, chàng trai thông minh và tốt bụng này đã đi tìm hoàng tử xứng đáng cho công chúa. Nhờ lòng tốt bụng của chàng Linh, đám cưới của công chúa xinh đẹp và hoàng tử dũng cảm tốt bụng diễn ra tưng bừng.

Nhân vật tốt bụng trong truyện của Nguyên Hương thường là những chàng trai dũng cảm, gan dạ và luôn sống vì người khác. Đây là một trong những điều đáng quý mà trẻ em thời hiện đại cần phải có.

Hơn thế nữa, tình thương yêu con người trong truyện cổ tích hiện đại còn là một vẻ đẹp có thể cảm hóa cái xấu. Minh chứng cho điều này là nàng công chúa trong Nàng công chúa biển của Trần Hoài Dương. Cô bé có mái tóc đen dày, da dẻ trắng hồng như trứng gà bóc. Đôi mắt đen láy, long lanh sáng, mắt bồ câu hơi xếch thật duyên dáng. Chính vẻ đẹp bề ngoài đã cảm hóa phần nào quỷ biển. Thế nhưng bên trong vẻ đẹp rạng ngời đó còn là một tấm lòng yêu thương con người của cô bé. Tình yêu thương của cô bé đã làm cho trái tim

lạnh giá của quỷ biển ấm dần lên. “Ờ, nếu không có con bé thì lão sẽ sống ra sao nhỉ? Ít nhất là lão sẽ không được thưởng thức mùi vị thơm ngon của món canh cá và cá nướng. Lão sẽ mãi nằm trong hang đá lạnh lẽo ẩm mốc, ngủ với bọn cóc nhái rắn rết. Những đêm lạnh, lão cũng đành nằm co ro chứ đâu được sưởi, đâu có nệm cỏ khô êm ái như thế này? Lại còn lúc đau ốm nữa. Nếu không có con bé, làm sao lão hưởng hạnh phúc được an ủi, được vỗ về, được thuốc thang… Con bé! Chính con bé đã đem lại cho lão những hạnh phúc tưởng như hết sức giản dị, nhỏ bé nhưng cũng hết sức cần thiết ấy”. Cô bé còn mang cả sự bình yên đến vùng đảo mà không ai dám đặt chân đến. Cũng chính cô bé đã ban phát hạnh phúc, ban phát niềm vui cho thế gian. Đúng như lời Thượng Đế đã nói với ông lão “Ngươi hãy cảm ơn con bé! Chính nó, với tất cả tấm lòng yêu thương vô bờ và tâm hồn thánh thiện đã cảm hóa được ngươi, làm cho tâm hồn chai đá của ngươi được hồi sinh trở lại”… Tâm hồn ngây thơ, thánh thiện, luôn yêu thương và sống vì người khác của con bé đã cải tử hoàn sinh cho lão.

Tấm lòng của cô bé chính là tấm lòng của trẻ em thời hiện đại. Những đứa trẻ có vẻ đẹp dễ thương ở vẻ bề ngoài và cả tấm lòng yêu thương con người, biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ người khác ở bên trong.

Gần đây nhất, các tác phẩm truyện cổ tích trong tập Thám hiểm vườn cổ tích (Phạm Việt Long) xuất hiện motif nhân vật giúp đỡ. Bi Bi và Mặt Đen luôn giúp đỡ các nhân vật thoát khỏi những khó khăn.

Để giúp Tấm tránh những tai tiếng vốn có, Bi Bi và Mặt Đen đã tìm gặp các chú lính bảo các chú dội vào một bên đầu của Cám. Kết cục Cám bị rụng mất một mảng tóc to tướng trên đầu, còn toàn thân thì bị nước nòng làm cho đỏ ửng lên như vỏ tôm bóc.

Ở Gặp Nàng tiên cá, hai chị em Bi Bi giúp Nàng tiên cá không bị hóa thành bọt biển. Để thực hiện được điều này, Bi Bi đã “nhỏ giọt lệ nóng hổi và

trong veo, van nỉ:

- Thưa Bụt, Bụt có vận thêm phép để giúp thêm Nàng tiên cá với”.

Trước tấm lòng của Bi Bi dành cho các nhân vật, Bụt làm cho Nàng tiên cá hóa thân vào bức tượng ở bờ biển và cứ mỗi năm đúng vào ngày mà khi xưa Hoàng tử mở hội, Nàng lại được vào cung nhảy múa cùng Hoàng tử. Khi ấy, thời gian ngưng đọng và quay trở lại cảnh Nàng tiên cá đang được Hoàng tử âu yếm”.

Bi Bi và Mặt Đen còn nhắc nhở Thánh Gióng nên quay về với dân làng, với mẹ già. Thánh Gióng đã quay về trong sự hân hoan của dân làng và niềm vui khôn tả của mẹ già. Chàng trở thành một người nông dân tài giỏi, gieo trồng gì cũng thu hoạch lớn. Chẳng bao lâu, chàng đã giúp cho làng quê vượt khỏi nghèo nàn, trở nên trù phú.

Như vậy, nhờ sự bao dung của trẻ em thời hiện đại, các nhân vật xấu trong truyện cổ tích đã thay đổi. Những nhân vật khác sẽ có nhiều việc làm có ích hơn. Đây cũng là cái nhìn mới của tác giả về trẻ em thời hiện đại.

Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là một trong những tư tưởng triết lí đạo đức của người Việt thể hiện việc đề cao sự yêu thương. Đây cũng là quy luật nhân – quả của cuộc đời. Chúng ta cần đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi làm được nhiều việc tốt như vậy thì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta trong tương lai. Và chúng ta cũng không nên hiểu một cách đơn giản rằng làm ơn cho ai, người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Ngược lại, chúng ta gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, sống không tốt, làm nhiều việc xấu chắc chắn sẽ gặp những việc xấu. Quy luật cuộc sống này được các nhà văn truyện cổ tích hiện đại rất quan tâm. Nó trở thành nội dung hấp dẫn với bạn đọc qua các tác phẩm của Tô Hoài, Nguyên Hương…

thiên trả địa, Một cái án,… Tô Hoài xây dựng hai tuyến nhân vật ngược nhau. Một bên là những con người tốt bụng luôn giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn. Còn bên kia là những nhân vật ích kỉ, độc ác, tham lam nên gặp hậu quả xấu.

Của thiên trả địa cũng là một câu truyện hay trong tập 101 truyện ngày xưa của Tô Hoài. Địa và Thiên hai chàng trai mồ côi sống trong túp lều rách nát. Địa đã làm lụng vất vả để nuôi Thiên ăn học mong một ngày Thiên đỗ đạt thì cả hai sẽ có cuộc sống tốt hơn. Thiên đỗ đạt và làm quan trong triều nhưng chẳng nhớ gì đến công lao của Địa. Với tấm lòng nhân hậu của mình, Địa cưới được cô vợ xinh đẹp con của quan trên trời nên làm ăn ngày càng khấm khá. Thiên tham lam vẫn hoàn tham lam, thấy Địa có dinh cơ nguy nga, vợ lại đẹp sắc nước hương trời, Thiên nổi máu tham: “Anh bàn chú điều này nhé. Sông nước ở đây và cơ ngơi này hợp với sở thích và ao ước của anh. Anh đổi cho chú vào làm quan trong triều. Anh ra ngoài này ở với vợ chú”. Thế nhưng, sau khi kí bản cam kết Thiên say mấy ngày đến khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong cái lều – cái lều của Thiên và Địa ngày trước. Thế ấy, người sống mà không có tâm, không biết quý công sức của người khác đã giúp đỡ mình thì trước sau mình cũng mất đi những gì mình đang có.

Đặc biệt ở Một cái án, các nhân vật Thân, Dậu, Tuất, Hợi là những người bạn thân. Trong đó, Thân trở nên giàu có nhờ của cải nhà vợ dành cho nhưng lại phiền muộn vì có người vợ câm lại tật chân và tai điếc. Thân biết gia cảnh Dậu nheo nhóc nhưng vợ Dậu lại đẹp người đẹp nết. Thân nảy ý muốn cướp vợ Dậu bằng cách đẩy Dậu đi xa. Khi Dậu vắng nhà, Thân dụ dỗ vợ Dậu nhưng không được đành nhốt vợ Dậu vào một cái kho. Thân còn mưu mẹo độc ác hơn khi bóp cổ giết chết vợ mình rồi lồng vào xác vợ bộ váy của vợ Dậu và đổ sơn đen lên xác vợ. Thân thuê người khiêng xác chết đến bỏ vào nhà Dậu. Sợ mọi chuyện vỡ lỡ, Thân cho người đầy tớ uống thuốc độc

khiến lưỡi cô gái bị rụt vào cổ họng, nói không được nữa. Khi Dậu trở về nhà còn đang kinh hoàng vì mùi người chết bốc lên ghê rợn khủng khiếp thì bị lính phủ ập vào trói Dậu giải lên quan. Tuất và Hợi ở xa nghe tin Dậu gặp nạn đã chạy đến nhờ Thân giúp. Nhưng nào ngờ Thân lơ đi. Ở hiền, Dậu gặp lành, gặp được hai người bạn tốt là Tuất và Hợi. Tuất và Hợi đã tìm mọi cách cứu Dậu. Nhờ cô gái bị rụt lưỡi, mọi việc sáng tỏ. Thân bị con hổ quắt đi mất.

Ở ba tập truyện Voi chúa và hoàng tử nhỏ; Đứng một chân và há mỏ ra;

Nắng Vàng, Sáng Trăng và Mặt Trời, tác giả Nguyên Hương thể hiện rất rõ quy luật này của cuộc sống. Tập truyện được sáng tác dựa trên những câu chuyện của nhà Phật. Vì thế, tư tưởng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo trở thành nội dung chính của các câu chuyện.

Trong Kẻ vong ân, triệu phú Sang Khải và Chi Li là đôi bạn thân. Khi Chi Li gặp khó khăn, Sang Khải đã chia lại cho Chi Li nửa tài sản của mình và cả những người hầu thân tín, giỏi giang và trung thành nhằm muốn giúp Chi Li gây dựng lại sự nghiệp. Nhưng rồi đến lúc Sang Khải gặp khó khăn, triệu phú tìm đến Chi Li nhờ giúp đỡ. Thế nhưng, Chi Li vong ân bội nghĩa với người từng là ân nhân của mình. Chi Li nói những lời thật khó nghe với Sang Khải: “Tôi vừa đi kiểm tra kho hàng về, ông biết rồi đó, bây giờ phải lên toa hàng cho biết bao mối lái và phân công giao hàng, bận rộn ghê lắm, không tiện nghe ông tâm sự ngay lúc này được. Thôi, để tôi nói người hầu đưa cho ông ít gạo đem về phòng trọ nấu ăn nhé”. Trái ngược với tấm lòng thương người và hết lòng giúp đỡ người gặp hoạn nạn của Sang Khải, Chi Li ích kỉ, vong ân. Chính vì lẽ đó, quả báo đã đến với Chi Li. Những người hầu thân tín của Sang Khải biết chủ gặp nạn đã cùng nhau giúp chủ thoát khỏi khó khăn. Các người hầu kéo đến cung điện xin gặp vua. Chưa bao giờ có đông người hầu nhà triệu phú kéo đến như vậy. Một ông chủ cũ nhưng khiến nhiều người hầu bỏ công việc đến gặp vua như vậy quả là một điều ngạc nhiên. Chắc hẳn,

ông chủ phải là người tốt bụng. Đúng vậy, nhờ tấm lòng thương người, Sang Khải được vua khen ngợi và thu hết tài sản của Chi Li cho Sang Khải. Người trung hậu vẫn luôn là người trung hậu, Sang Khải chỉ nhận lại một nửa tài sản mình đã giúp Chi Li lúc trước còn lại nhà vua sung vào công quỹ. Còn Chi Li, mỗi ngày quân lính sẽ đưa cho vợ chồng ông ba lon gạo trộn trấu như ông đã làm với Sang Khải.

Chàng Minh trong Chẳng vì hối lỗi mà đến cũng là nhân vật bị trừng phạt bởi xấu tính, tham lam. Chàng Minh dòng dõi con quan cao sang mà đến nhà Tắm Heo hầu hạ mọi việc như tôi tớ không tiếng than van. Vợ Tắm Heo vốn là người nhân hậu đã nói Tắm Heo cho chàng Minh câu thần chú. Thế nhưng, chàng Minh lại lỗi đạo với thầy. Chàng không thực hiện như đúng như lời thầy đã dặn “câu thần chú chỉ ở lại với người thành thật”. Chàng Minh nói dối: “thầy dạy tôi là một giáo sư tài danh…”.

“Sợ mọi người cười chê khinh rẻ Nên tôi có dám nói thật đâu Thầy tôi, người dạy câu thần chú Là người làm công việc tắm heo. Ôi ngu ngốc, vì tôi gian dối

Mạo danh thầy đẳng cấp cao sang Tưởng vậy tăng phần nể trọng

Ngờ đâu thần chú chẳng ngó ngàng”.

Chính vì lẽ ấy, Chàng Minh đã không được thầy Tắm Heo tha thứ. Và đây là bài học lớn dành cho chàng Minh.

“Trần gian biết bao thử thách Nhất là kiêu mạn tham lam Ta đã dạy dỗ tính túy

Học trò mà chối bỏ thầy Được kho tàng cũng trắng tay Gian dối nên để vuột mất Không còn nên mới về đây Này kẻ vong ân bội nghĩa Thôi đừng xin xỏ tỏ bày Khóc lóc thở than chỉ để Mưu cầu danh lợi cuồng say Chẳng vì hối lỗi mà đến Nên đừng gọi ta là thầy”.

Bên cạnh đó, Nguyên Hương còn mượn những con vật để thể hiện tư tưởng này. Với hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, trẻ em sẽ thích thú hơn trong việc tiếp nhận truyện cổ tích hiện đại. Ở Đâu dễ gì tin lời khác chú Chó Rừng được Hổ và Sư Tử bảo trợ nhưng không biết quý tấm lòng của Hổ và Sư Tử mà sinh lòng phản bội: “Ta phải làm cho sư tử và hổ bất hòa với nhau, làm sao cho chúng nghi kỵ nhau, ghét bỏ nhau, tức giận nhau đến mức cắn xé nhau. Kết quả là con này giết con kia, con còn lại cũng đầy thương tích và đó là lúc ta ra tay. Muôn thú biết chính ta đây giết chết hổ và sư tử thì chúng nể sợ ta phải biết”. Thế nhưng, Hổ và Sư Tử đâu dễ gì tin lời khác nên Chó Rừng phải trốn chạy.

Tóm lại, trong cuộc sống những ai lấy sự yêu thương làm nguyên tắc sống chắc chắn người đó sẽ nhận được hạnh phúc. Và đây là bài học ý nghĩa mà các tác giả hiện đại muốn gửi đến các em.

2.2.2.2. Triết lí trung thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 48 - 60)