Motif chi phối cách thức xây dựngnhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 76 - 105)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Motif chi phối cách thức xây dựngnhân vật

3.2.2.1. Xây dựng nhân vật bằng việc miêu tả

Xây dựng nhân vật bằng việc miêu tả ngoại hình được thể hiện rất rõ ở motif sinh nở thần kì, motif hóa thân, và đặc biệt là miêu tả ngoại hình của các nhân vật trong dạng các motif nhân vật.

Nhân vật được sinh ra không tuân theo tự nhiên là một điềm báo về số phận của họ sau này. Để tô đậm dấu ấn, các tác giả truyện cổ tích hiện đại đã miêu tả về ngoại hình của nhân vật. Công chúa Như Lan trong Chiếc vòng

bạch ngọc “là đứa con gái mũm mĩm đương giơ tay chân mập mạp, đỏ hồng

hào cọ quậy”. Vẻ đẹp của nàng càng tăng thì độ độc ác của nàng cũng tăng không kém.

Nhân vật nàng Trúc trong Nàng Út Ống Trúc được tác giả Nguyên Hương miêu tả qua một câu văn sau khi được sinh từ vợ chồng tiều phu: “Trúc rất xinh đẹp nhưng bé tẻo teo như ngón tay út”. Ngoại hình bé nhỏ nhưng nàng Út đã làm được nhiều việc lớn cho dân làng.

Bên cạnh việc miêu tả nhân vật khi ra đời, các tác giả còn miêu tả nhân vật sau khi hóa thân thành một sự vật, hiện tượng khác. Với những chi tiết miêu tả ấy, người đọc sẽ hình dung rõ ràng hơn về sự vật sau khi hóa thân.

Nhân vật vợ Cóc trong Lấy vợ Cóc được miêu tả thật xinh đẹp sau những ngày hóa thân trong hình dạng của chú cóc: “Trong vòm lá nứa xanh um bước ra một cô gái da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt sáng ngời. Váy áo mớ ba mớ bảy rực rỡ, rõ ràng một cô gái đi chơi xuân đẹp nhất hội”. Vậy hóa ra vợ Cóc là một giai nhân đẹp tuyệt trần mà cả đám vợ các bạn học trò không ai có thể ví được.

Trong Chiếc túi hạnh phúc, Nguyễn Trí Công đã miêu tả hình ảnh những loài vật sau khi hóa thân như chim sáo sậu: “Hồn lão hóa thành một loài chim lạ, thân đen mượt, và cứ quanh quẩn bên ruộng nương. Nó thường đậu trên

lưng trâu, bò mà ta thường thấy bây giờ”, chim cò: "Hồn anh chàng đánh cá giỏi tài nói dóc hóa thành một loài chim lạ, mình trắng muốt, cổ thon dài, mỏ dài, chân cao. Loài chim ấy cứ bay đáp trên bờ sông, lặn lội đi mò chuỗi ngọc quý của công chúa”, chim chích chòe: “Hồn lão hóa thành loài chim đen có điểm chấm trắng ở cánh và suốt ngày kêu lên: “Ít hè! Ít hè!”, chim hải âu: “từ ngôi mộ của chàng xuất hiện một loài chim lạ, thân mình to lớn. Loài chim có bộ lông trắng muốt, đôi cánh đen dài, loài chim ấy cứ lao ra ngoài biển cả trùng dương, kêu lên những tiếng kêu thảm thiết”.

Tương tự, Phạm Hổ miêu tả về các loài hoa quả như hoa huệ: “Hoa trắng muốt, năm cánh nở như sao và đặc biệt về đêm có mùi hương thật ngát, thật đậm, phảng phất như có cả mùi trầm hương. Hoa kết thành chuỗi dài nở từ thấp đến cao, mỗi ngày nở một vài bông như để dành, để dụm về sau”, quả Lòong Boong: “Hình quả đó rất đáng yêu, và chỉ lớn hơn quả Hồng Bì một tí. Da nó vàng mát, cùi nó trong như ngọc và nhìn giống như hình quả tim bé nhỏ. Qủa nào cũng mang một cái vết như dấu móng tay ai đó bấm vào”.

Tác giả truyện cổ tích hiện đại còn miêu tả về các nhân vật thể hiện quan niệm thiện – ác của nhân dân. Với những chi tiết về ngoại hình, nhân vật được lột tả những phẩm chất bên trong. Chẳng hạn như nhân vật Tấm, Cám trong

Truyện Tấm Cám (Nguyễn Huy Tưởng), tác giả đã miêu tả hai nhân vật khác hẳn hình ảnh nhân vật trong truyện dân gian:

Tóc Tấm đen nhánh còn tóc Cám thì rối và nhạt như tro bếp. Má Tấm trắng hồng hồng, mặt Cám thì sần sùi như da cóc. Môi Tấm đỏ như son, lúc nào cũng tươi thắm, môi Cám thì thâm sịt như chì. Đôi mắt Tấm sáng như gương và ngây thơ như mắt chim bồ câu; đôi mắt Cám trắng dã trông rất đanh ác… Tiếng cô chị êm như đàn, trong như suối. Còn tiếng cô em thì, trời ơi, sao mà tục tẳn, quê kệch lại rè rè như tiếng chậu vỡ…

Nàng công chúa biển được Trần Hoài Dương miêu tả rất chi tiết: “Vừa mới sinh ra mà tóc nó đã đen dày, da dẻ trắng hồng như trứng gà bóc. Đôi mắt đen lay láy, long lanh sáng, mắt bồ câu hơi xếch thật duyên dáng”. Với ngoại hình như thiên thần: mái tóc đen, da trắng, đôi mắt sáng,cô bé như một điều phúc lành mà thần đem lại may mắn không chỉ cho gia đình cô mà còn cho những người xung quanh. Có thể nói, những chi tiết đó góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình tượng nhân vật cô bé. Ngược lại, tên quỷ biển được tác giả miêu tả ngoại hình theo sự thay đổi của tâm trạng. Khi quỷ biển nhìn đời bằng con mắt phải, bao nhiêu kỉ niệm hạnh phúc sống dậy, trông hắn thật hiền dịu, nhân từ. Nhưng khi hắn nhìn đời bằng con mắt trái, bao nhiêu nỗi đau hiện về, người ta lại thấy khuôn mặt, hình dạng hắn hiện lên như một con ác thú, đó là lúc thú tính của hắn quay về.

Nguyễn Huy Tưởng miêu tả về tình cảm của nhân vật. Với những chi tiết miêu tả ấy, hình ảnh nhân vật Gạo hiện lên thật chân thật với những cảm xúc: “Con Gạo đem manh áo rách của mẹ ra phơi. Nhớ mẹ, Gạo khóc, nước mắt của Gạo rơi xuống đất”.

Như vậy, trong truyện cổ tích hiện đại, hình ảnh nhân vật được tác giả xây dựng bằng những chi tiết miêu tả cụ thể, sinh động. Với những chi tiết miêu tả sinh động này, bạn đọc dễ dàng tiếp thu nội dung tác phẩm và tư tưởng của nhà văn. Hơn thế nữa, trong một tác phẩm tự sự có sự đan xen của yếu tố miêu tả sẽ giúp tác phẩm tránh đi sự nhàm chán.

3.2.2.2. Xây dựng hành động, tính cách của nhân vật

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm, lời nói của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện nhân vật. Việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Như vậy, hành động sẽ quyết định tính cách của con người. Hơn

nữa, trong các tác phẩm tự sự nói chung và truyện cổ tích hiện đại nói riêng, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện. Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Các nhà văn viết truyện cổ tích hiện đại, bên cạnh kế thừa những nguyên tắc xây dựng nhân vật trong truyền thống còn vận dụng những phương thức xây dựng nhân vật mới. Đó là xây dựng hành động của nhân vật với các motif tình huống: motif chia của, motif thách cưới, motif trò chơi…

Các tình huống chia của giữa các anh em hay lời thách cưới của nhà gái sẽ bắt buộc nhân vật phải thực hiện những hành động như tranh giành tài sản, đi tìm lễ vật để đáp ứng lời thách cưới. Khi nhân vật thực hiện những hành động này, họ sẽ bộc lộ nên tính cách và phẩm chất của mình. Người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy và đánh giá phẩm chất của nhân vật.

Người cha trong Chiếc ấm đất của Khái Hưng chia gia tài cho ba người con với ba phần không bằng nhau. Phần thứ nhất là các dinh cơ và ao vườn bao bọc chung quanh có tới năm chục mẫu, phần thứ hai hai trăm mẫu ruộng và năm chục con trâu, phần thứ ba là một cái ấm đất. Hai người anh của Ba chọn những phần tài sản có giá trị thứ nhất và thứ hai. Riêng Ba lại chọn chiếc ấm đất. Đây là một hành động có ý nghĩa và thể hiện được tính cách, phẩm chất của Ba. Với hành động chọn chiếc ấm đất, nhân vật anh Ba có ba hành động tiếp theo như: quyết chí tự lập lấy thân bắt đầu với nghề mới (nghề bán nước vối rong), anh Ba gặp ông cụ uống nước nhưng không trẻ tiền, anh Ba gặp bà lão khát nước nhưng không có tiền và nhiều lần làm đổ nước nhưng anh không gắt gỏng, phàn nàn. Đây cũng chính là những thử thách về lòng thương người và tính kiên nhẫn do bà cụ tiên trong chiếc ấm đất đưa ra. Cả ba

lần anh đều vượt qua, được bà tiên khen ngợi ban cho ân huệ.

Anh tốt bụng lắm, vừa thương người vừa nhẫn nại. Thương người già yếu thì có người bằng anh đấy, nhưng nhẫn nại như anh thì có lẽ không một ai nữa. Nước của anh đã đổ, anh đã không tức giận, không tỏ lòng tiếc, lại còn hấp tấp chạy về nhà lấy ấm nước khác để cho người đánh đổ nước của anh uống; anh thực là một người hiếm có và giống hệt cha anh thuở còn hàn vi.

Từ những việc làm, hành động của Ba khi nhận phần tài sản là chiếc ấm đất đến những việc làm khi gặp những thử thách, Khái Hưng đã giúp cho người đọc thấy rõ được tính cách và phẩm chất nhân vật. Như vậy, motif chia của đã góp phần vào việc xây dựng hành động và thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật anh Ba trong truyện này.

Cô gái xấu xí của Lan Phương cũng là một trường hợp như thế. Cô gái sinh ra có một ngoại hình rất xấu xí nên mẹ phải đưa cô lên núi sống để tránh gặp người khác. Do vậy, cô rất ngại xuống núi nhưng vì mẹ ốm phải được ăn cơm nên cô phải xuống làm vườn cho người ta để kiếm cơm cho mẹ. Nhưng khi gặp một bà già đang đói lả ở gốc cây, thương tình cô mời bà ăn cơm. Đây là hành động chứa đựng tình thương người của cô gái. Vì thế, tình thương người và tấm lòng nhân hậu cô gái được bà cụ (Tiên) cảm động, giúp trở nên xinh đẹp và làm vợ cậu chủ. Như vậy, cô gái đã rất khó khăn mới kiếm được cơm cho mẹ nhưng cô sẵn sàng cho cơm để cứu đói cụ già. Tác giả đã khẳng định tấm lòng thương người và tốt bụng của cô gái bằng cách đặt nhân vật vào tình huống có sự lựa chọn trong hành động của mình.

Trong Tìm mẹ, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng hành động của người mẹ lạc mất con. Bất kì người mẹ nào ở trong trường hợp này cũng sẽ có những hành động như vậy: “Người mẹ thấy nhói đau trong ruột. Người mẹ đã đi lùng hết rừng đến núi, đầu sông ngọn nguồn để tìm con, nhưng không gặp.

Ngày đêm người mẹ chỉ khóc. Mắt người mẹ đã lừ đi”. Những hành động này làm nổi bật tính cách của một người mẹ yêu con. Bên cạnh đó, người mẹ hổ cũng có những hành động thật tốt: “Từ đôi mắt vợ hổ sáng như sao, hai dòng nước mắt chảy ra trong như suối, rơi xuống bàn tay nhỏ của con Gạo và thằng Nhà… Vợ hổ ngồi nhìn hai em, thấy chúng nó hiền lành, thương chúng bơ vơ, vợ hổ khóc. Vợ hổ cất tiếng êm ái ru cho hai em ngủ say”. Đó là giọt nước mắt của tình người, của lòng nhân ái khi người phụ nữ - vợ hổ gặp hai đứa bé bị lạc mẹ.

Hai anh em trong Chữ A và chữ E có cách chia của rất thú vị. Với cách chia của ấy, người em đã thi đỗ trạng nguyên. Ở dạng này trong truyện cổ tích dân gian, nhà vua sẽ gả con gái cho người đỗ trạng nguyên. Khi đó, người em sẽ trở thành phò mã. Thế nhưng, người em lại có hành động khác đi. Người em đã giới thiệu về anh trai mình với nhà vua và công chúa. Họ đặt ra tình huống để thử lòng người anh. Và người anh là người xứng đáng mà nhà vua đang tìm kiếm. Như thế, motif chia của đã đưa người em đến thành công nhưng người em lại có hành động chủ động và thật ý nghĩa.

Như vậy, các motif như chia của, thách cưới, trò chơi đã thúc đẩy nhân vật hành động. Thông qua hành động, các nhân vật bộc lộ tính cách và phẩm chất của mình, thể hiện được nội dung tác phẩm và tư tưởng của nhà văn.

Tiểu kết chương 3

Để thể hiện nội dung, các tác giả truyện cổ tích hiện đại phải vận dụng những phương pháp sáng tác mới. Xây dựng cốt truyện, nhân vật bằng các motif là một trong những cách làm mới. Motif chính là hạt nhân của cốt truyện chi phối cốt truyện và thông điệp của tác phẩm. Bên cạnh đó, motif còn có vai trò là chi tiết của các sự việc trong cốt truyện. Với vai trò là chi tiết của các sự việc cấu tạo cốt truyện, motif giúp cốt truyện trở nên dễ nhớ trong

tâm trí trẻ thơ. Hơn thế nữa, các motif tham gia vào việc xây dựng hình tượng nhân vật giúp nhân vật hiện lên rõ ràng, sinh động và có nhiều điểm mới lạ phù hợp với thị hiếu của bạn đọc.

KẾT LUẬN

1. Tìm hiểu đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại, chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chức năng của motif trên phương diện nội dung và nghệ thuật trong tương quan so sánh với truyện cổ tích dân gian. Qua đó, chúng tôi nhận thấy được những kế thừa và phát triển của motif truyện cổ tích hiện đại so với truyện cổ tích dân gian cụ thể như sau:

Về hệ thống motif, truyện cổ tích hiện đại chủ yếu kế thừa các motif trong truyện cổ tích dân gian như: motif sinh nở thần kì, motif chia của, motif thách cưới, motif hóa thân, motif nhân quả, motif nhân vật tài năng... Thế nhưng, điều quan trọng là với những motif quen thuộc này, các tác giả đã có những tái tạo phù hợp hơn với tâm lí của trẻ em và người lớn trong thời hiện đại. Hơn thế nữa, bên cạnh những motif kế thừa này, các nhà văn còn sáng tạo ra những motif mới như: motif vật thiêng biến sắc, motif sự cảm hóa của cái đẹp, motif trò chơi, motif nhân vật mắc lỗi… Đây là những motif sáng tạo mới thể hiện được cái riêng và dấu ấn của từng nhà văn.

Về nội dung, với một hệ thống motif vừa có sự tái tạo, vừa có sự sáng tạo mới, nội dung truyện cổ tích hiện đại sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn về tư tưởng, triết lí đạo đức như: hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, anh em hòa thuận,… và những triết lí ứng xử như: thương người như thể thương thân; ở hiền gặp lành, ác giả ác báo; tham thì thâm. Những nội dung này đã xuất hiện trong truyện cổ tích dân gian nhưng vẫn chứa đựng những điểm mới trong truyện cổ tích hiện đại như: tham lam sẽ không bị trừng trị bởi cái chết, các nhân vật khi đi thi đỗ trạng nguyên không cưới được công chúa mà nhường cho một nhân vật khác (trong truyện cổ tích dân gian, nhân vật sẽ cưới công chúa), nhân vật trẻ em thông minh chủ động quyết định cuộc sống của mình như Quấy, chú bé Người, chàng Lâm… Bên cạnh đó, nội dung sự tích cũng là một nội dung lớn trong truyện cổ tích hiện đại. Những nội dung sự tích cũng

chứa đựng rất nhiều điểm mới như: sự tích về nguồn gốc các loài chim, các loài hoa quả, các hiện tượng tự nhiên…

Về nghệ thuật, để xây dựng những nội dung phong phú, đa dạng trên với vẻ đẹp mới, tác giả truyện cổ tích hiện đại sử dụng motif như một hạt nhân, một chi tiết trong chuỗi sự việc của cốt truyện. Và đặc biệt motif góp phần vào việc là khắc họa hình tượng nhân vật thông qua miêu tả và xây dựng hành động thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật.

2. So với truyện cổ tích dân gian, truyện cổ tích hiện đại Việt Nam đã đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm motif trong truyện cổ tích hiện đại việt nam (Trang 76 - 105)