Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị tại bệnh viện phong da liễu trung ương quy hòa (Trang 85 - 86)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2 Những tồn tại

- Kế toán dựa trên cơ sở tiền (cash basic) chứ không dựa trên cơ sở dồn tích (acrual basic) như tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thu nhập do ngân sách cấp hay các khoản thu khác chỉ ghi nhận khi đã thực sự thu tiền, chi phí cũng vậy, chỉ được ghi nhận khi đã thực sự chi tiền thanh toán. Do đó, các chi phí thuộc niên độ kế toán nhưng chưa trả không được phản ánh, các chi phí đã thanh toán nhưng liên quan đến nhiều kỳ lại được ghi nhận ngay trong kỳ trả tiền, ví dụ như tiền sửa chữa lớn tài sản cố định...

- Một số nội dung trong dự toán chi như: dự toán các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ; dự toán các khoản chi khác được lập chưa có căn cứ chắc chắn mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và số liệu thực tế phát sinh năm trước. Các khoản chi này được lập chưa sát với thực tế, chưa lường hết được nhu cầu chi tiêu thực tế của đơn vị. Hơn nữa, các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ trong quá trình xây dựng dự toán chưa tính đến hệ số trượt giá của một số mặt hàng do Nhà nước tăng giá bán như: xăng, dầu, điện, nước,...

- Các đơn vị phòng ban chức năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong việc cung cấp thông tin cho Phòng Tài chính kế toán để lập dự toán nên giữa dự toán và thực hiện dự toán vẫn có một số mục có sự chênh lệch lớn. Ví dụ như việc lập dự toán thu thường dựa vào nền tảng số liệu của những năm trước mà không hề tính đến các vấn đề có thể phát sinh, ví dụ khoản thu từ nguồn viện phí, BHYT Phòng Tài chính Kế toán không thể dự tính được số lượt khám chữa bệnh tại BV mà chỉ có thể sử dụng số liệu năm trước để lập dự toán cho năm sau, tuy giá thành các dịch vụ khám chữa bệnh đã được niêm yết giá trong TTLT Số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính nếu tính được số lượt khám bệnh thì có thể cung cấp thông tin, và đưa ra bảng lập dự toán thu sát với thực thế nhất.

- Về việc lập dự toán chi cụ thể là chi thanh toán cá nhân, phòng tổ chức chưa cung cấp chính xác được số lượng người lao động ký hợp đồng ngắn hạn

nên Phòng Tài chính Kế toán chưa lập được dự toán lương và các khoản trích theo lương chính xác.

- Dự toán được lập là loại dự toán ngân sách định kỳ, lập cho cả năm tài chính và không có sự điều chỉnh trong suốt năm nên nếu có phát sinh nhu cầu cần cấp ngân sách bổ sung kế toán lại phải lập lại dự toán mới dựa trên sự điều chỉnh của bản dự toán cũ. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán cũng như quản trị chi phí cho ban lãnh đạo.

- Chưa phân tích mối quan hệ Chi phí, Khối lượng BN khám chữa bệnh và thu nhập nên không đánh giá được hiệu quả kinh tế của quá trình khám chữa bệnh.

- Chưa phân tích điểm hoà vốn mà chỉ thực hiện khám chữa bệnh theo chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao. Đây là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, giúp cho nhà quản trị thấy được khối lượng dịch vụ cần cung cấp để đạt được điểm hòa vốn, từ đó xác định nguồn lực dư thừa tạo thu nhập thêm cho bác sĩ, công nhân viên của Bệnh viện.

- Chưa thiết lập các trung tâm trách nhiệm và do đó chưa đánh giá được hiệu quả quản lý của các bộ phận (phòng ban, khoa, tổ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị tại bệnh viện phong da liễu trung ương quy hòa (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)