Hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi NSNN thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 89 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi NSNN thị xã

Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc tiến hành theo Luật NSNN. Đơn vị lập dự toán thu, chi NSNN phải căn cứ vào chủ trƣơng, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đơn vị trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo để lập dự toán cho phù hợp.

Lập dự toán thu, chi NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trƣớc, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính đồng thời phải đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dƣới cơ sở tổng hợp lên, có nhƣ vậy công tác lập dự toán mới sát đúng với thực tế từng đơn vị.

a) Hoàn thiện công tác lập Dự toán thu ngân sách

Qua số liệu quyết toán thu ngân sách tại thị xã An Nhơn cho thấy công tác lập dự toán thu ngân sách chƣa phù hợp với thực tiễn, thể hiện qua số liệu

82

quyết toán một số khoản thu vƣợt rất nhiều so với dự toán (hơn 200%).

Do đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã khi lập dự toán thu cần căn cứ vào dự toán và quyết toán thu ngân sách nhà nƣớc năm trƣớc để phân tích, đánh giá thực trạng dự toán và quyết toán năm trƣớc biến động là do nguyên nhân nào và nó có ảnh hƣởng đến năm nay hay không. Trên cơ sở đó lập dự toán cho năm nay cho phù hợp. Số liệu quyết toán thu cho thấy khoản thu quan trọng nhất của thị xã là thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, do đó khi lập dự toán thu cần xem xét, phân tích khả năng thu từ khu vực này là rất cần thiết. Dự toán năm nay xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh của năm trƣớc, tình hình phát triển kinh tế, khả năng thu hút đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh tại đại phƣơng,…Các yếu tố đó sẽ góp phần tăng khoản thu cho ngân sách. Đồng thời cũng cần quan tâm đến những chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc và tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho thị xã. Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cần tính đúng, tính đủ các nguồn thu có thể để lập dự toán thu gần nhất với quyết toán.

Dự toán thu ngân sách thị xã đƣợc lập trên cơ sở tổng hợp dự toán thu của các đơn vị trực thuộc. Do đó, để nâng cao tính chính xác của dự toán Phòng Tài chính – Kế hoạch cần hƣớng dẫn tích cực cho các đơn vị trực thuộc lập dự toán. Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn đạt hiệu quả bỡi dự toán thu chủ yếu là thu từ các khoản thuế. Đối với dự toán thu tại các UBND xã, phƣờng thì Chủ tịch UBND xã, phƣờng cần chỉ đạo bộ phận kế toán ngân sách xã, phƣờng khi lập dự toán thu ngân sách cấp xã, phƣờng phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng để lập dự toán cho phù hợp, tránh tình trạng dấu nguồn thu để tăng trợ cấp dẫn đến dự toán chung của thị xã không phù hợp. Để tăng mức độ hợp lý, chính xác

83

cho Dự toán thu ngân sách nhà nƣớc thì trƣớc hết phải tăng độ chính xác đối với các dự toán thu ngân sách tại các UBND xã, phƣờng. Dự toán thu tại các UBND xã, phƣờng phải do chính kế toán nơi đó lập. Bỡi họ mới là ngƣời biết đƣợc các nguồn thu có thể phát sinh tại nơi đó. Dự toán thu tại thị xã phải dựa trên cơ sở dự toán thu các đơn vị này, tiến hành tập hợp lại và lập ra dự toán thu chung cho thị xã thì mức độ chính xác sẽ cao hơn.

Chi cục thuế thị xã An Nhơn cần phối hợp cung cấp thông tin, số liệu thu thuế tại địa phƣơng để giúp Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã trong lập dự toán thu. Chi cục trƣởng Chi cục thuế thị xã cần chỉ đạo bộ phận chuyên trách thực hiện rà soát, đối chiếu, kiểm tra các nguồn thu trong những năm vừa qua, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, dự trù những nguồn thu những năm trƣớc có thể truy thu trong năm nay. Tập trung phát triển nguồn thu mới và khai thác các nguồn thu hiện có nhằm thu đúng, thu đủ vào NSNN.

Đối với Cán bộ thu thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã, phƣờng nắm chắc số liệu trên từng địa bàn đến từng thôn, khu vực để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh để lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh cố định và kê khai khoản thu từ đối tƣợng này về thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của năm trƣớc, …để dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách của doanh nghiệp để gửi cơ quan thuế và cơ quan đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ thu ngân sách có số liệu tổng hợp, thống kê.

b) Hoàn thiện công tác lập Dự toán chi ngân sách

Qua phân tích ở Chƣơng 2, quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc thị xã An Nhơn năm 2018 thì số Quyết toán/Dự toán đối với chi đầu tƣ phát triển là 152,4%, chi thƣờng xuyên là 108,9%. Điều này cho thấy số quyết toán luôn vƣợt cao hơn so với dự toán, khi đó sẽ gây khó khăn trong việc tìm nguồn thu

84

để bổ sung cho các khoản chi tăng này. Nhằm khắc phục, hạn chế sự biến động quá lớn của số quyết toán, tác giả xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện để dự toán chi hợp lý hơn và số quyết toán không vƣợt quá nhiều so với hiện tại, cụ thể:

- Dự toán chi ngân sách nhà nƣớc phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nƣớc. Trong đó chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết để hoàn thành các nhiệm vụ, chƣơng trình, dự án, đề án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi đầu tƣ phát triển cần xem xét, tính toán kỹ lƣỡng, tránh tình trạng số quyết toán vƣợt quá cao so với dự toán. Không chi cho các khoản chi không nằm trong Mục lục ngân sách. Các khoản chi vƣợt dự toán phải làm báo cáo giải trình cho khoản chi vƣợt đó, nếu số vƣợt đó hợp lý thì chi, nếu không hợp lý thì không chi và giao lại các các đơn vị lập dự toán tự điều chỉnh, tự chịu trách nhiệm về nội dung trong dự toán.

- Đối với các đơn vị dự toán cấp xã, phƣờng khi lập dự toán chi thƣờng xuyên cần phải tuân thủ theo quy định dự toán. Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định khâu lập dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị cần xem xét kỹ lƣỡng, tránh tình trạng các đơn vị dự toán và UBND các xã, phƣờng cho cơ quan tài chính lấy kết quả năm thực hiện năm trƣớc để tính tăng thêm cho dự toán năm sau, chƣa thuyết minh cụ thể các chỉ tiêu trên dự toán, dự toán không đúng theo quy định, không bám vào các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, các chế độ chính sách quy định để lập dự toán. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và những khoản chi mang tính chất thƣờng xuyên. Dự toán chi phải sát với nhu cầu thực tế phát sinh trong năm và có tính khả thi cao. Dự toán lập và gửi lên UBND qua Phòng Tài chính – Kế hoạch phải tổng hợp đúng quy trình và thời gian quy định.

85

- Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cần dựa trên cơ sở công tác quản lý hoạt động thƣờng xuyên và qua việc khảo sát, điều tra nhu cầu, nhiệm vụ chi của các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách để có căn cứ thiết lập, xây dựng định mức chi, cơ cấu chi phù hợp với khả năng thực tế của ngân sách, đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các đơn vị dự toán. Do đó, cán bộ công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch đƣợc giao kiểm tra, thẩm định dự toán của đơn vị phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc các quy trình xây dựng dự toán, các văn bản quy định để kiểm soát việc lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm soát dự toán cần xem xét lại dự toán năm trƣớc của đơn vị sử dụng ngân sách, so sánh với dự toán năm nay, đối chiếu với các quy định hiện tại, yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách phải thuyết minh cụ thể số liệu các chỉ tiêu trên dự toán. Từ đó góp phần để công tác lập, phân bổ dự toán đạt kết quả và đảm bảo kinh phí cho các đơn vị hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Khi lập dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc, giá cả thị trƣờng, tình hình biến động kinh tế - xã hội, … để đƣa ra dự toán hợp lý nhất có thể.

- Tăng cƣờng vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp đối với nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và có nguồn gốc từ ngân sách nhằm hạn chế việc đầu tƣ kém chất lƣợng, kém hiệu quả.

- Ủy ban nhân dân các xã, phƣờng căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân thị xã về việc giao nhiệm vụ chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán chi ngân sách và thực hiện phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho các ban, ngành, đoàn thể theo đúng quy định. Đồng thời triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí

86

quản lý hành chính đối với Ủy ban nhân dân các xã, phƣờng theo Công văn số 2854/STC-NS ngày 12/10/2017 của Sở Tài chính gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã và Kho bạc Nhà nƣớc thị xã An Nhơn để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi theo quy định.

- Để nâng cao tính chính xác, gần với số quyết toán thì khi lập dự toán chi ngân sách cần tổ chức khảo sát thực tế nhằm xây dựng, hoàn thiện các định mức chi phí làm căn cứ lập dự toán ngân sách dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng ngành nhƣ: chi phí giáo dục, đào tạo cho một học sinh theo cấp học; chi xây dựng các công trình thủy lợi theo diện tích tƣới tiêu hàng năm; chi phí đảm bảo vệ sinh môi trƣờng đô thị theo diện tích, …có nhƣ thế dự toán mới gần với thực tế, tránh tình trạng vƣợt mức quá nhiều nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, để nâng cao độ hợp lý, chính xác của dự toán chi ngân sách thị xã thì khi thẩm định hồ sơ phân bổ dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách cần lƣu ý: Tổng số giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc vƣợt quá dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực. Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của mục lục ngân sách nhà nƣớc.

- Thực tế chi ngân sách tại thị xã An Nhơn qua các năm có sự chênh lệch lớn giữa số UBND tỉnh giao thấp hơn so với HĐND thị xã An Nhơn giao. Mặt khác giữa số quyết toán chi ngân sách thị xã An Nhơn cao hơn so với dự toán chi ngân sách do HĐND thị xã giao. Năm 2018 tỷ lệ quyết toán chi so với dự toán chi là 162,6%. Do đó, theo tác giả sau mỗi năm quyết toán chi ngân sách, thị xã An Nhơn cần có những phân tích, đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán để dự toán những năm sau hiệu quả hơn, gần với số quyết toán hơn. Có thể cụ thể những việc nên làm nhƣ:

87

tiêu nào tăng, chỉ tiêu nào giảm giữa quyết toán và dự toán chi ngân sách. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là do đâu? Có biện pháp nào khắc phục những điều đó không? Nếu không khắc phục đƣợc thì năm tới khi lập dự toán có thể tăng thêm hơn không?

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cũng cần xem xét, rà soát lại các sự chênh lệc này phát sinh ở những xã, phƣờng nào, yêu cầu đơn vị đó báo cáo, giải trình chi tiết nguyên nhân của sự chênh lệch. Từ đó, có ý kiến phản hồi đối với cơ quan quản lý cấp trên quá trình lập dự toán chi NSNN nhằm giúp các cơ quan quản lý cấp trên hiểu rõ hơn về số liệu dự toán do đơn vị mình lập, từ đó góp phần làm giảm sự mâu thuẫn trong quan điểm lập dự toán giữa cấp dƣới và cấp trên, giúp giảm bớt sự áp đặt, nâng cao chất lƣợng dự toán của từng đơn vị và của thị xã.

+ Dự toán chi ngân sách đƣợc lập dựa trên các định mức phân bổ. Do đó, để tránh trƣờng hợp phân bổ chi đều theo tỷ lệ chung mang tính cứng nhắc, thiếu sự linh động trong thực tế giữa các xã, phƣờng, tác giả đề xuất cơ quan chức năng nghiên cứu và ban hành thêm các hệ số điều chỉnh đối với các trƣờng hợp đặc thù nhƣ: đặc thù về địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động, quy mô hoạt động, các cơ quan, đơn vị đóng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa sẽ có một số nguồn thu mang tính đặc thù, quy mô nguồn thu, chi phí cũng sẽ khác so với các cơ quan, đơn vị đóng tại các địa bàn đồng bằng hoặc trung tâm của thị xã. Khi đó, dự toán chi ngân sách tại từng xã, phƣờng, sẽ phù hợp hơn so với thực tế tại đơn vị.

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã khi lập dự toán chi cũng cần thảo luận, trao đổi với các UBND xã, phƣờng, để có thể đƣa ra một dự toán chi hợp lý nhất, tránh trƣờng hợp Phòng tự làm dẫn đến số liệu không hợp lý, mang tính áp đặt, dẫn đến dự toán rời xa thực tế.

88

tác lập dự toán thu, chi NSNN của thị xã và từng UBND xã, phƣờng, các đơn vị dự toán để phân tích kỹ sự khác biệt giữa dự toán và thực hiện của từng đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tiến hành thảo luận và có những giải pháp phù hợp cho việc lập dự toán ngân sách trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)