Hoàn thiện công tác quyết toán thu, chi NSNN thị xã An Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Hoàn thiện công tác quyết toán thu, chi NSNN thị xã An Nhơn

Công tác quyết toán thu, chi ngân sách là cơ sở đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong năm. Và cũng là căn cứ để đánh giá công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc của Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã. Để thực hiện tốt công tác quyết toán thu chi ngân sách tại thị xã An Nhơn, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN nơi giao dịch nhằm cung cấp số liệu chính xác cho báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị và phục vụ cho công tác tổng hợp báo cáo quyết toán của ngân sách thị xã.

- Tăng cƣờng công tác thẩm tra quyết toán đối với các đơn vị dự toán là các trƣờng học để hạn chế các sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm toán. Bỡi vì từ trƣớc đến nay là chỉ thẩm tra tại phòng giáo dục thị xã.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, KBNN thị xã nhằm huy động kịp thời nguồn thu vào ngân sách đáp ứng nhu cầu chi ngân sách của thị xã. Các cơ quan quản lý thu, chi ngân sách nên thƣờng xuyên trao đổi thông tin để cùng nắm bắt kịp thời các số liệu về thu, chi, tồn quỹ ngân sách, tình hình tạm ứng, hoàn ứng và rút dự toán của các đơn vị để Phòng Tài chính - Kế hoạch hƣớng dẫn và có kế hoạch kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh sai phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách (nếu có).

- Để tăng cƣờng độ chính xác, kịp thời và báo cáo quyết toán theo đúng tiến độ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cần có kế hoạch xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán từ quý I đến quý III trong năm, đến khi kết thúc năm

89

chỉ xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán quý IV và thời gian chỉnh lý quyết toán (nếu có phát sinh) và cộng với số liệu đã xét duyệt, thẩm định của các quý trong năm sẽ hoàn tất công tác thẩm tra số liệu báo cáo quyết toán năm.

- Đối với các khoản chi theo chƣơng trình mục tiêu hoặc kinh phí bổ sung cho nhiệm vụ chi cụ thể phát sinh trong năm thì sau khi kết thúc mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ đơn vị, địa phƣơng quyết toán dứt điểm nguồn kinh phí bổ sung đó theo từng nội dung chi cụ thể, không chờ kết thúc năm để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và giảm bớt khối lƣợng công việc vào cuối năm.

- Đối với các khoản chi từ nguồn thu để lại chi nhƣ viện phí, học phí hàng quý cơ quan chủ quản có trách nhiệm xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc, tổng hợp quyết toán gửi cơ quan tài chính thẩm tra và kết quả thẩm tra đƣợc Phòng Tài chính – Kế hoạch ghi thu, ghi chi vào NSNN hàng quý.

- Đối với chi đầu tƣ xây dựng cơ bản: Thực tế tại thị xã số tiền quyết toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản luôn vƣợt so với dự toán và vƣợt với giá trị lớn. Do đó, việc thẩm định kế hoạch đầu tƣ XDCB và dự toán chi đầu tƣ XDCB là rất cần thiết. Khi thẩm định kế hoạch đầu tƣ Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cần yêu cầu chủ đầu tƣ đƣa ra kế hoạch đầu tƣ càng chi tiết càng tốt, trên cơ sở đó lập dự toán chi đầu tƣ XDCB cho gần với số quyết toán. Yêu cầu chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm đối với kế hoạch và dự toán đã lập. Không quyết toán đối với những khoản đầu tƣ không có trong kế hoạch đầu tƣ. Trƣớc khi quyết định chủ trƣơng đầu tƣ cần xem xét kỹ nguồn vốn đầu tƣ để đảm bảo cho công trình, tránh tình trạng thực tế đầu tƣ phát sinh quá lớn không có nguồn vốn trang trải làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ tiến độ thực hiện đầu tƣ.

Tăng cƣờng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, có thể định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra các chủ đầu tƣ về quản lý chi phí đầu tƣ XDCB và tình hình sử dụng vốn đầu tƣ có đúng mục đích, đúng đối tƣợng, đúng tiến độ

90

nhƣ báo cáo hay không. Đảm bảo số vốn thanh toán không đƣợc quá kế hoạch đã dự toán. Số vốn thanh toán cho từng công việc, từng công trình không vƣợt quá dự toán hoặc giá trúng thầu. Tổng mức thanh toán cho dự án không đƣợc vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của đối tƣợng thực hiện, đơn giá, định mức, dự toán các loại công việc, chất lƣợng công trình. Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB phải đúng luật, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo vốn cho từng dự án phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ, giải ngân kịp thời, đúng chế độ và đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ đầu tƣ xây dựng công trình.

- Để nâng cao chất lƣợng, giúp ngƣời đọc đẽ hiểu, dễ phân tích Báo cáo quyết toán thì các báo cáo này cần phải có phần thuyết minh quyết toán. Nội dung thuyết minh gồm các nội dung nhƣ: Thuyết minh những chỉ tiêu vƣợt mức hoặc không đạt so với dự toán; tính toán số chênh lệch; phân tích sự biến động so với dự toán là do nguyên nhân nào, biến động đó là tốt hay không, … Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác lập dự toán thu, chi ngân sách và quyết toán ngân sách tại thị xã ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)