Giải pháp nâng cao chất lƣợng dự toán thu, chi và quyết toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dự toán thu, chi và quyết toán

sách nhà nƣớc tại thị xã An Nhơn

Dự toán thu, chi và quyết toán ngân sách đƣợc lập và thực hiện từ bộ phận quản lý ngân sách của Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã. Do đó, nâng cao trình độ, năng lực của bộ phận này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dự toán và quyết toán ngân sách của thị xã. Chính vì thế, thị xã cần thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên nhằm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách. Công tác nhân sự của thị xã An Nhơn cần coi trọng những vấn đề sau:

- Hiện nay biên chế tại phòng còn thiếu đề nghị lãnh đạo UBND thị xã quan tâm bổ nhiệm cho đảm bảo thực hiện nhệm vụ theo nhu cầu hiện nay.

91

Đồng thời, tiến hành chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách. Những ngƣời đƣợc bố trí làm công tác này phải có năng lực chuyên môn cao, đã trải qua quá trình đào tạo và bồi dƣỡng, nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách đƣợc ban hành. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cũng là ngƣời phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết với công việc.

- Xây dựng các kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo, phân công nhiệm vụ, chức danh phù hợp với năng lực và trình độ của từng ngƣời. Đồng thời cũng thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo và nhờ đó ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm chính sách, thực hiện sai quy trình, nghiệp vụ và loại bỏ những cán bộ suy thoái về phẩm chất đạo đức, thoái hoá biến chất.

- Trong điều kiện công nghệ hiện nay, chú trọng đào tạo bồi dƣỡng trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ.

- Hàng năm, cần tổ chức thi tuyển sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng cán bộ đảm bảo năng lực cán bộ trong việc đảm nhiệm công tác quản lý ngân sách và tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với ngƣời nộp thuế,

- Bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện công tác quy hoạch, có kế hoạch đào tạo đối với cán bộ công chức thuộc diện quy hoạch.

- Tổng kết, động viên khen thƣởng kịp thời những tổ chức cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý thu - chi ngân sách, ban hành cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh, tạo các điều kiện vật chất thuận lợi để giúp cán bộ yên tâm công tác và xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố ý làm trái chính sách chế độ gây thất thoát vốn kho bạc nhà nƣớc, đảm bảo sự trong sạch của đội ngũ cán bộ tạo dựng niềm tin vững chắc của nhân dân.

92

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Sở Tài chính

Sở Tài Chính cần ban hành đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn cho các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh xây dựng dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách theo quy định của pháp luật.

Hƣớng dẫn cho các đơn vị thu, chi ngân sách thực hiện các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao.

Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc lập dự toán và chi ngân sách ở các đơn vị này. Yêu cầu Kho bạc nhà nƣớc tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vƣợt dự toán, chi sai chính sách, chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nƣớc.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phƣơng án phân bổ dự toán chi đầu tƣ phát triển hàng năm, danh mục dự án đầu tƣ có sử dụng ngân sách, kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tƣ, kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ từ ngân sách của tỉnh.

Tăng cƣờng kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ thuộc ngân sách địa phƣơng của chủ đầu tƣ và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ của Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, huyện.

Sở Tài chính cần phối hợp với KBNN tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng vận hành hệ thống quản lý NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn thị xã để khai thác tốt hơn hệ thống thông tin phục vụ cho công tác lập dự toán và quyết toán NSNN của đơn vị.

93

và nhiệm vụ công tác, chế độ chính sách chi tiêu của nhà nƣớc, khả năng tiết kiệm các mục chi so với năm trƣớc... giao các đơn vị tự xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình đơn vị và làm căn cứ phân bổ chi tiết dự toán chi NSNN theo mục chi, các nhóm mục chi.

3.3.2. Đối với UBND thị xã An Nhơn

UBND thị xã An Nhơn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho Phòng Tài chính – Kế hoạch của thị xã trong công tác lập dự toán và quyết toán NSNN. UBND thị xã An Nhơn cần chỉ đạo các bộ phận, cơ quan tài chính, ban ngành liên quan làm tốt khâu lập, phân bổ và thẩm định dự toán để giúp Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã lập Dự toán cũng nhƣ Quyết toán NSNN đạt hiệu quả tốt nhất.

UBND thị xã An Nhơn cần hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cập nhật thƣờng xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa từng địa phƣơng. Nghiên cứu hoàn thiện xây dựng nguyên tắc, phƣơng pháp, tiêu chí phân bổ NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Định mức phân bổ ngân sách phải đƣợc thảo luận rộng rãi ở các đơn vị sử dụng ngân sách trƣớc khi UBND thị xã hoàn chỉnh trình HĐND xem xét quyết định nhằm đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

3.3.3. Đối Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã An Nhơn

Mỗi cán bộ công chức trong Phòng cần thƣờng xuyên cập nhật văn bản mới để từ đó có căn cứ để lập Dự toán ngân sách và Quyết toán ngân sách một cách chính xác, hiệu quả nhất.

Lãnh đạo Phòng thƣờng xuyên nhắc nhở, đôn đốc công việc của cán bộ công chức trong phòng để hƣớng đến mục tiêu giải quyết công việc hiệu quả, đúng tiến độ đƣợc giao.

94

sách để tạo sự thống nhất trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính – Kho bạc – Thuế nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của cấp có thẩm quyền cũng nhƣ phục vụ cân đối ngân sách thị xã.

3.3.4. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách

Đơn vị sử dụng ngân sách khi lập dự toán phải dựa trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nƣớc, dự toán phải bảo đảm chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán từng nội dung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Trong quá trình thực hiện chi ngân sách, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chi theo đúng dự toán đƣợc giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; kinh phí đặc thù cuối năm chi không hết phải hoàn trả lại ngân sách hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải tổ chức rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định để thực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theo chế độ, mức chi của từng nội dung chi.

95

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi đầu trong một chu trình ngân sách. Có thể khẳng định rằng lập dự toán NSNN là khâu hết sức quan trọng của chu trình ngân sách bởi lẽ khâu này tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo trong chu trình.

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng nhƣ các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua. Với ý nghĩa đó, quyết toán NSNN trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách đến các cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra, kiểm soát ngân sách.

Nếu việc lập dự toán NSNN đƣợc tiến hành trên cơ sở có đầy đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc thực hiện chấp hành và quyết toán NSNN sẽ có chất lƣợng và hiệu quả hơn. Ngƣợc lại, nếu quá trình lập dự toán NSNN không đƣợc thực hiện tốt thì không những việc thực hiện chấp hành NSNN sẽ thiếu tính minh bạch, kém hiệu quả mà còn làm cho quá trình quyết toán NSNN gặp phải nhiều khó khăn, phức tạp, dễ dẫn đến sai sót.

Nhận thức đƣợc ý nghĩa quan trọng đó, trong những năm qua, cán bộ, công chức Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã An Nhơn đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác lập dự toán và quyết toán NSNN. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Tác giả tin rằng với những giải pháp và kiến nghị tác giả nêu ra sẽ góp phần hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tại thị xã trong thời gian đến.

96

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, việc quản lý thu - chi ngân sách của thị xã An Nhơn đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên công việc quản lý thu - chi ngân sách còn nhiều hạn chế nhƣ dự toán thu chƣa sát với thực tế, việc chấp hành thu – chi còn gặp nhiều khó khăn, công tác quyết toán chƣa đảm bảo kịp thời, nhận thức và trách nhiệm trong thu - chi ngân sách chƣa cao, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình quản lý ngân sách.

Chính vì thế hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc và quyết toán thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã An Nhơn là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Thông qua việc phân tích số liệu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách tại thị xã An Nhơn, tác giả đã đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách thị xã nhƣ:

+ Hoàn thiện công tác lập dự toán thu - chi ngân sách + Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách

+ Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán thu chi và quyết toán ngân sách

Đồng thời tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với Sở Tài chính, UBND thị xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã và đối với các đơn vị sử dụng ngân sách để góp phần nâng cao chất lƣợng, tính hợp lý, hiệu quả của dự toán và quyết toán ngân sách tại thị xã An Nhơn.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Thị Lan Anh (2017), Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP cho ngân sách quận, huyện tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng.

[2] Nguyễn Quốc Anh (2015), Quản lý NSNN tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

[3] Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

[4] Bộ Tài chính (2004), Câu hỏi và giải đáp về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính ở quận (huyện), thành phố thuộc tỉnh, NXB Tài chính, Hà Nội.

[5] Dƣơng Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

[6] Quốc hội, Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015

[7] Huỳnh Nguyên Ngọc (2014), Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP trên địa bàn tỉnh Bình Định.

[8] Nguyễn Thị Hồng Phúc (2013), Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Đại học Đà Nẵng.

[9] Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã An Nhơn, Dự toán thu, chi ngân sách năm 2019.

[10] Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã An Nhơn, Quyết toán ngân sách của thị xã An Nhơn các năm 2016, 2017, 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)