6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Hành trình sáng tạo tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975
Nhìn một cách tổng thể, có thể chia hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu ra làm hai thời kỳ lớn: trƣớc và sau năm 1975. Ở mỗi thời kì, sáng tác của ông đều đạt đƣợc nhiều thành tựu nghệ thuật lớn, để lại dấu ấn trong đời sống văn học, góp phần quan trọng vào sự vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Cả trƣớc và sau năm 1975, sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu đều tập trung ở ba thể loại chính là truyện ngắn, tiểu thuyết và tiểu luận phê bình. Tiểu thuyết sau 1975 có Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977),
Những ngày lưu lạc (viết cho thiếu nhi, 1981), Những người đi từ trong rừng ra
văn, chúng tôi xin giới thiệu sơ lƣợc về 4 tác phẩm: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra và Mảnh đất tình yêu.
1.2.2.1. Tiểu thuyết Miền cháy
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên sau ngày đất nƣớc thống nhất của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm đƣợc viết ở Quảng Trị trong thời gian khá nhanh, viết về chính mảnh đất Quảng Trị trong những ngày vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh. Miền cháy đƣợc in lần đầu vào năm 1977, do Nxb Quân đội nhân dân ấn hành.
Miền cháy lấy bối cảnh vùng đất Quảng Trị sau chiến tranh với “một thành phố mới giải phóng đầy tàn dƣ của cái cũ của lối sống, nếp nghĩ” và “một làng quê tan nát, xiêu tán, nơi mỗi cánh đồng, mỗi thôn ấp đều đầy mìn và dây thép gai, mỗi mảnh đất đều đầy những mảnh bom rỉ nát lẫn với chất độc hóa học và những khúc xƣơng ngƣời” [4].
Nhân vật chính của tiểu thuyết gồm: chính trị viên Hiển của Đại đội K1, bà mẹ Êm và thằng bé Sinh là con của một trung tá thuộc biệt động quân cộng hòa - một kẻ phản bội làng đã giết nhiều ngƣời trong làng mình, trong đó có con của bà mẹ Êm.
Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của ba nhân vật chính này. Sau giải phóng, chính trị viên Hiển nuôi bé Sinh đi lạc do cha mẹ đã bỏ trốn. Chính trị viên Hiển vừa nuôi bé Sinh vừa truy tìm tung tích của cha bé, một phần thƣơng bé Sinh một phần nhìn thấy nơi đứa trẻ hình bóng ngƣời cha ác ôn. Chính trị viên Hiển nhiều lần phải kìm chế, đấu tranh nội tâm để không tổn hại đến bé Sinh.
Trong một lần tình cờ, Hiển đã giao bé Sinh cho mẹ Êm là ngƣời có con trai (Nghĩa) bị cha bé Sinh sát hại, nuôi dƣỡng. Từ đây, những xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nội tâm bà mẹ Êm cũng nhƣ trong quan hệ, ứng xử giữa những ngƣời xung quanh bà. Kết thúc tiểu thuyết, cha bé Sinh tự ra đầu
hàng. Dù còn căm hận nhƣng bà mẹ Êm vẫn để bé Sinh nhận lại cha.
Miền cháy ghi một dấu mốc quan trọng trong sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Vẫn gắn liền với đề tài chiến tranh và thời hậu chiến nhƣng tác phẩm có sự đổi mới mạnh mẽ trên nhiều phƣơng diện từ cảm hứng chủ đạo, nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật đến bút pháp thể hiện. “Không còn âm hƣởng sử thi dào dạt nhƣ trong Dấu chân người lính, ở Miền cháy, Nguyễn Minh Châu đã viết về chiến tranh bằng “sự thẩm thấu một nỗi đau không thể nói thành lời trƣớc những mất mát mà chiến tranh gây ra” [90; tr.107]. Ở tác phẩm này, nhà văn thể hiện những diễn ngôn mới mẻ về chiến tranh, về thời hậu chiến mà ta khó có thể tìm đƣợc ở các tiểu thuyết trƣớc 1975 của ông nói riêng, văn xuôi Việt Nam thời kì chống Mỹ cứu nƣớc nói chung.
1.2.2.2. Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà
Lửa từ những ngôi nhà ra mắt vào tháng 7 năm 1977. Tác phẩm do Nxb Văn học ấn hành, với số lƣợng bản in lần đầu là 10.200 cuốn. Sách dày 210 trang. Theo Nguyễn Minh Châu cho biết, đây là tác phẩm ông viết lâu nhất (7 năm) và cũng là cuốn sách nhà văn tâm đắc nhất.
Tác phẩm kể về không khí thủ đô Hà Nội những ngày tháng vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh mà đại diện là gia đình các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 1. Trung đoàn 1 đƣợc về phép theo kế hoạch N+20 (tức là 20 ngày sau, kể từ khi nhận đƣợc bức điện trao nhiệm vụ, Trung đoàn phải tập trung đông đủ).
Đứng đầu Trung đoàn 1 là Nhàn. Về đến nhà, anh rất xúc động khi gặp lại vợ là Huy và các con là Hà, Chung. Huy giờ là một bác sĩ quân y, giỏi việc nƣớc đảm việc nhà. Chị là ngƣời sâu sắc, biết cảm thông và giúp đỡ mọi ngƣời: cảm thông cho mẹ, chữa bệnh cho Lan, giúp Phƣợng chuẩn bị đám cƣới, động viên chồng an tâm lên đƣờng… Con gái đầu Hà đƣợc thừa hƣởng những phẩm chất tốt đẹp của mẹ nên từ nhỏ đã rất thẳng thắn, can đảm.
sau chiến tranh, bằng bản lĩnh của một ngƣời bƣớc ra từ trận mạc, Trung đoàn trƣởng Nhàn luôn cố gắng thấu hiểu những mặt tốt xấu của cuộc sống mới.
Cấp dƣới của Nhàn là Phong, một chiến sĩ dũng cảm, bộc trực trong chiến tranh nhƣng trong thời bình lại là một ngƣời rất đời thƣờng, nhiều hoài nghi và nóng tính. Cho nên, trong tình yêu với Lan, anh không có niềm tin và cuối cùng hai ngƣời đã chia tay trong dằn vặt. Phong không thích nghi đƣợc với những quy tắc ửng xử của cuộc sống mới.
Một chiến sĩ khác của Trung đoàn 1 là Tiến. Anh trở về phố Quan Thánh, gặp lại ngƣời mẹ mà anh nghĩ rằng đã chết. Ba của Tiến là ông Hậu, cũng từng là một chiến sĩ, nhìn con lại nhớ về những ngày tháng ở chiến trƣờng. Giờ đây, em của Tiến là Lợi đã xung phong nhập ngũ.
Chủng, một cán bộ chính trị, tuổi gần 40, từng có vợ và một con trƣớc khi ra Bắc tập kết (vợ và con anh bị địch giết hại trong những năm phong trào đồng khởi). Chủng yêu Phƣợng, xin cƣới Phƣợng trƣớc khi chuyển công tác xuống đơn vị và đi chiến đấu (chứ không còn ở cấp Bộ nữa). Phƣợng (con gái của Thƣợng tá Vinh là cha dƣợng của Huy) là ngƣời dịu dàng, đảm đang và giàu yêu thƣơng. Chồng của Phƣợng đã hi sinh, để lại 2 đứa con nhỏ. Phƣợng chấp nhận cƣới Chủng một phần vì yêu nhƣng phần lớn là để Chủng có những ngày hạnh phúc trƣớc khi ra chiến trƣờng, vì sợ Chủng cũng sẽ hi sinh nhƣ ngƣời chồng quá cố của mình. Họ đã có một đám cƣới ấm áp và những ngày tháng hạnh phúc ngắn ngủi bên nhau.
Lan, một nữ chiến sĩ từ Trƣờng Sơn ra, chịu nhiều hậu quả của chiến tranh (bệnh, chấn thƣơng tâm lí). Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ Huy, chị đã vƣợt qua và trở thành một cô giáo giữ trẻ năng động. Lan và Phong yêu nhau chân thành nhƣng cô cảm thấy không thể hiểu đƣợc Phong, một ngƣời luôn hoài nghi, nên hai ngƣời đã chia tay.
khi chồng ở chiến trƣờng. Cô là ngƣời lạc quan, vui vẻ. Tuy mang thai khó nhọc, vƣợt cạn vất vả nhƣng cuối cùng mẹ tròn con vuông.
Kết thúc kế hoạch N+20, toàn bộ Trung đoàn 1 trở về đơn vị đầy đủ. Nỗi lo lớn nhất của Nhàn là việc Trung đoàn có thể sẽ thiếu ngƣời sau kế hoạch đƣợc giải quyết. Các chiến sĩ sau lần về thăm gia đình, sống trong tình yêu thƣơng của hậu phƣơng đã trở nên vui mừng, phấn khởi.
Lửa từ những ngôi nhà là một gƣơng mặt mới trong hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu. Vẫn là đề tài ngƣời lính nhƣng không còn bối cảnh bom đạn chiến trƣờng, tác phẩm là “bộ mặt khắc khổ của những ngƣời lính từng là anh hùng nơi chiến trƣờng nhƣng xa lạ với toan lo đời thƣờng sau chiến tranh, sống bất an trong hòa bình” [20]. Tác phẩm là những diễn ngôn mới về chiến tranh ở những phƣơng diện khác không phải là ngƣời lính trên chiến trƣờng, nhƣ chính nhà văn tâm sự: “Cái tập mới này của tôi - Lửa từ những ngôi nhà - sẽ viết tiếp những chuyện vơ vẩn trong chiến tranh, sẽ làm cho ngƣời ta cảm thấy chiến tranh len vào khắp mọi chuyện, khắp mọi con ngƣời. Chiến tranh là cả một vấn đề xã hội chứ không phải chỉ là công việc của mấy ông lính” [dẫn theo 20].
1.2.2.3. Tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra
Những người đi từ trong rừng ra đƣợc in lần đầu vào năm 1982, do Nxb Quân đội nhân dân ấn hành, dày 360 trang, số lƣợng 20.300 cuốn.
Tác phẩm kể về cuộc sống của những ngƣời lính trƣớc giờ chỉ quen với súng đạn trận mạc nơi núi rừng nay phải tập làm quen với cuộc sống mới với công việc làm ăn, sản xuất. Họ gồm: Hiển, chính trị viên kiêm bí thƣ Tiểu đoàn đánh cá; Mễ, đại đội trƣởng Đại đội 2 và Nghinh, tiểu đoàn trƣởng. Ngoài ra, còn có Phan, Đức, Thuần…
Vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh, những ngƣời lính trong tác phẩm chƣa kịp thích nghi với cuộc sống mới. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bắt
nhịp với công việc sản xuất lao động. Từ chỗ chỉ quen với súng đạn nơi những cánh rừng già, sau chiến tranh, những ngƣời lính ấy lại phải lênh đênh giữa biển khơi, làm công việc đánh cá mà họ chƣa từng trải qua.
Các nhân vật trong Những người đi từ trong rừng ra đều đƣợc tác giả chú ý khắc họa tâm lí, xây dựng tính cách. Với phẩm chất của một ngƣời chính trị viên, Hiển luôn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình. Anh luôn tìm cách hòa giải những xung đột giữa Mễ và Nghinh. Trong công việc, Hiển là ngƣời biết tiếp nhận cái mới, mở rộng ngƣ trƣờng, đầu tƣ máy móc ngƣ cụ, nâng số tàu từ 1 chiếc lên 6 chiếc. Anh quyết tâm phát triển kinh tế biển và đã thành công. Hiển còn là ngƣời sống tình cảm. Anh mở lối cho tình yêu giữa Quỳ và Phan. Anh cũng có vợ con. Không may, Cúc, vợ anh, qua đời trong một lần gặp nguy trên biển. Sau một thời gian, Hiển đến với Thu Lan. Hai ngƣời đã cùng nhau chăm sóc cho con trai của anh và ngƣời vợ quá cố Cúc.
Từ một đại đội trƣởng, Mễ trở thành ngƣ dân. Nhƣng anh lại là ngƣời có tình yêu say mê với nghề đánh cá. Tuy nhiên, Mễ cũng là ngƣời tự ái nghề nghiệp cực đoan. Anh luôn cạnh tranh với Nghinh trong công việc đánh cá. Nhƣng anh không phải là ngƣời xấu. Dần dần, nhờ sự giúp đỡ của Hiển, anh và Nghinh trở nên gắn bó với nhau, cùng nhau phát triển nghề đánh bắt hải sản. Mễ có vợ là Cải và con gái là Chùa. Mẹ Mễ mất, cha Mễ sống với con dâu và cháu nội ở Hải Phòng. Lúc Mễ đi bộ đội, Cải làm nghề buôn lậu để nuôi sống gia đình và chăm sóc bố chồng chu đáo. Biết nghề của vợ, Mễ xấu hổ nhƣng tự trách bản thân không tạo đƣợc kinh tế để giúp vợ con. Mễ biết ơn Cải đã chăm sóc cha. Cuối cùng, Mễ đón vợ con về đoàn tụ.
Nghinh cũng là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận kinh tế. Anh làm việc hăng say và xem nghề đánh cá là sứ mệnh chiến đấu, chinh phục tự nhiên. Sản lƣợng thủy sản của Tiểu đoàn do anh chỉ huy luôn cao vƣợt mức. Anh gặp và yêu Quỳ. Hai ngƣời kết hôn. Trƣớc lễ cƣới, anh còn đuổi theo và
bắt đƣợc con cá ngừ ộp.
Thuần cũng là một chiến sĩ dũng cảm bƣớc ra từ chiến tranh. Thế nhƣng, anh lại có những suy nghĩ lệch lạc. Chán nản cuộc sống, anh hay tìm đến quán Dƣơng Cầm, nơi có những cô gái không đứng đắn. Tại đây, anh gặp Sƣơng, con gái nuôi của bà chủ quán. Anh bị Sƣơng lợi dụng tình yêu để tìm cách vƣợt biên. Sau tất cả, Thuần nhận ra lầm lỗi nên lại tiếp tục lên đƣờng tham gia chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc. Còn Sƣơng tìm cách móc nối với Đại Nhơn và lão Trƣơng để vƣợt biên nhƣng kết cục thất bại, cuối cùng phải bỏ mạng trên biển (Trƣớc khi vƣợt biên, họ còn tìm cách phá hoại tàu của Tiểu đoàn 2).
Bên cạnh nhân vật chiến sĩ nam, trong tác phẩm, các nhân vật nữ chiến sĩ cũng đƣợc khắc họa nổi bật. Đó là các nhân vật của Tiểu đoàn nữ Z.3. Họ đều là lính Trƣờng Sơn. Trở về với cuộc sống vùng biển, họ cũng sớm thích nghi. Họ thể hiện đƣợc những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời phụ nữ Việt nhƣ đảm đang, giàu lòng yêu thƣơng, vị tha.
Những người đi từ trong rừng ra là tác phẩm thành công của Nguyễn Minh Châu. Ở tiểu thuyết này, nhiều vấn đề của thời hậu chiến, từ cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đến đạo đức, lí tƣởng của con ngƣời sau chiến tranh đƣợc đặt ra và giải quyết dứt khoát. Tác phẩm là những diễn ngôn độc đáo, sâu sắc về nhiều vấn đề quan trọng của đời sống sau chiến tranh.
1.2.2.4. Tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu
Mảnh đất tình yêu đƣợc hoàn thành vào tháng 4 năm 1986, Nxb Tác phẩm mới ấn hành vào năm 1987. Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu lấy bối cảnh chính ở làng Hiền An, một làng chài nhỏ thuộc miền Trung. Tác phẩm đƣợc trần thuật theo lời kể của nhân vật Quy, nhân vật trung tâm, theo cách đan xen, đồng hiện giữa thực tại
và quá khứ.
Nhân vật chính của tiểu thuyết: Quy, ông ngoại và mẹ của Quy, ông lão Bờ. Họ đều là những con ngƣời có nghị lực phi thƣờng cùng niềm tin bất diệt vào cuộc sống.
Tác phẩm xoay quanh những mảnh đời bất hạnh, những số phận truân chuyên của mấy thế hệ nối tiếp nhau nơi một làng chài nghèo khổ chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai cùng những đổi thay lớn lao của xã hội. Tác phẩm còn là những câu chuyện cảm động về những cuộc đấu tranh bền bỉ để vƣợt lên số phận, vƣợt lên sự khắc nghiệt của thiên tai, chiến thắng trƣớc cái ác, cái xấu của ngƣời dân làng chài Hiền An.
Kết thúc tác phẩm, chính tình yêu thƣơng đã kết nối những mảnh đời, những số phận, giúp họ thêm sức mạnh vƣợt qua mọi giông tố trong cuộc đời, vƣợt qua lòng thù hận. Mảnh đất đầy sóng gió cuối cùng lại là mảnh đất tình yêu, mảnh đất của niềm tin và tình ngƣời. Đó cũng là thông điệp từ nhan đề cuốn tiểu thuyết.
Với Mảnh đất tình yêu, Nguyễn Minh Châu “đã nhanh chóng chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới của cộng đồng, dân tộc và lịch sử đến với những câu chuyện về đời tƣ và số phận của mỗi cá nhân con ngƣời” [71]. Tác phẩm là những diễn ngôn mới của nhà văn về tình trạng đạo đức, phong hóa xã hội đang xuống cấp trầm trọng; cũng nhƣ những giá trị nhân bản chân chính, vĩnh hằng của con ngƣời trong mọi hoàn cảnh, trạng huống cuộc sống.