Ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa, vùng miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 83 - 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa, vùng miền

Nếu nhƣ trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trƣớc 1975, ngôn ngữ mang màu sắc chính trị, quân sự chiếm vị trí quan trọng thì sau 1975, ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa, vùng miền lại đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, gây đƣợc nhiều ấn tƣợng.

Dƣới góc độ diễn ngôn, có thể thấy việc vận dụng lớp ngôn từ mang đậm dấu ấn của văn hóa, vùng miền hoàn toàn nằm trong chiến lƣợc diễn ngôn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Lớp ngôn từ này đƣợc huy động sử dụng nhằm phục vụ ý đồ diễn giải những vấn đề mới, trong đó có các vấn đề về văn hóa, vùng miền. Nó cũng nằm trong diễn trình giải cấu trúc văn học cách mạng một thời, hƣớng văn học ra cái ngoại biên mà văn hóa, vùng miền là những vấn đề từng bị xem nhẹ. Ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa, vùng miền đƣợc tăng cƣờng sử dụng trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu cũng nằm trong diễn trình ấy.

Với vốn sống phong phú, Nguyễn Minh Châu là ngƣời tiếp nhận, sáng tạo văn hóa các vùng miền khác nhau. Ông có mặt ở nhiều địa phƣơng của cả ba miền Bắc Trung Nam, đƣợc trải nghiệm bầu sinh quyển của nhiều vùng văn hóa. Trong đó, Bắc Trung Bộ là vùng văn hóa nổi bật nhất. Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, học ở Huế và Nghệ Tĩnh, tham gia chiến đấu tại Quảng Bình, có nhiều thời gian gắn bó với Quảng Trị, khu vực Bắc miền Trung để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu. Nhiều tác phẩm của ông ra đời trên mảnh đất này. Trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, Bắc Trung Bộ không chỉ là không gian chính mà còn in dấu trong nhiều phƣơng diện nghệ thuật trần thuật, trong đó có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 mang dấu ấn vùng miền rõ nét. Đó là dấu ấn của phƣơng ngữ Bắc Trung Bộ trong lời văn của Nguyễn Minh Châu. Nó thể hiện rõ qua các lớp từ xƣng hô, từ địa phƣơng, lối nói, cách vận dụng thành ngữ ca dao đặc trƣng của ngƣời Bắc miền Trung đƣợc nhà văn đƣa vào trang viết một cách tự nhiên, sống động và hiệu quả. Lớp từ xƣng hô có mi, tau, tui, bây, mệ, mạ, mụ, o, eng, ba mợ hay thậm chí là những đại từ nhân xƣng ảnh hƣởng của phƣơng ngữ Nam Bộ nhƣ cưng,

tr.160]; “Ba mợ con đâu?” [10; tr.10]; “Tau nói, mi không “dạ” lên được một tiếng hí?” [10; tr.9]; “Mi câm đi! […] Vậy thì cái người lính “lao công đào binh” bị mi biến thành tàn tật buộc lòng phải nhắc với mi rằng: “Cha mi đang đứng trước mặt mi đây nè!” [10; tr.26-27]; “Tui thiệt là ngu dại, o ơi” [10; tr.83]; “Mạ hắn kia rồi” [10; tr.247]; “Mạ ơi! - Cúc mách - có một mụ trong Hải Lăng ra, xưng là mạ con Tỏ” [10; tr.227]; “- Cưng hay nói lôi thôi lắm! […] - Thật mà út!” [10; tr.239].

Cùng với từ xƣng hô, từ địa phƣơng, từ lệch âm của phƣơng ngữ Bắc Trung Bộ và một số chịu ảnh hƣởng của tiếng miền Nam cũng đƣợc nhà văn Nguyễn Minh Châu thƣờng xuyên sử dụng trong các tiểu thuyết nhƣ một chiến lƣợc góp phần diễn giải, làm nổi bật các vấn đề địa phƣơng, vùng miền. Có thể nêu ra một số trƣờng hợp nhƣ: “Bảo ngồi chỗ mô thì phải ngồi đó, mi hiểu chưa?” [10; tr.9]; “năm phút nữa không lái tàu dô, ông nội mầy cho chúng mầy về chầu Hà Bá hết trọi trơn” [10; tr.16], “Sao mầy hổng tử thủ mà lại kêu lính tử thủ” [10; tr.23]; “Vậy là xong, tôi về hí” [10; tr.80]; “Đêm con nhỏ đi đái. Rứa là vấp” [10; tr.80]; “Bò như sên, lanh lên!” [10; tr.66]; “- Eng đưa út đi, eng Nghĩa hí? – Tau đưa mi đi, mi mần được chi?” [10; tr.123]; “Hắn ghét tui nhứt” [10; tr.67]; “Ai ổi chín đơi! Ai rượu nếp, đậu phộng rán dòn tan đơi” [13; tr.71]; “Không phải mạ cháu… có lẽ chú Phan đó ông nợ” [12; tr.161].

Bên cạnh sự xuất hiện thƣờng xuyên của các lớp ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của phƣơng ngữ Bắc Trung Bộ, ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu còn chịu ảnh hƣởng nhất định của yếu tố văn hóa. Đọc các tác phẩm của ông, không khó để nhận ra dấu ấn của các vùng, loại hình văn hóa mà nhà văn từng đƣợc trải nghiệm thể hiện trong ngôn ngữ trần thuật của ông. Trong đó, văn hóa vùng biển là nổi bật, tiêu biểu nhất.

phận lớn tác phẩm gắn với đề tài miền biển, ra đời dựa trên bối cảnh một số miền biển ở Bắc Trung Bộ. Trong 4 tiểu thuyết ra đời sau 1975, có đến 3 tác phẩm liên quan đến đề tài này là Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra

Mảnh đất tình yêu. Đây là kiểu đề tài thu hút sự quan tâm của nhà văn và ông còn trở lại với nó ở nhiều truyện ngắn khác. Không khó để lý giải điều này. Bởi nhà văn Nguyễn Minh Châu từng có nhiều thời gian gắn bó với các làng biển ở vùng Bình Trị Thiên. Chính sự khắc nghiệt của chiến tranh trên mảnh đất này cùng sự hồi sinh mạnh mẽ của ngƣời dân nơi đây, cũng nhƣ sự giàu có, phong phú về văn hóa miền biển đã trở thành niềm cảm hứng, cung cấp chất liệu để nhà văn viết nên nhiều tác phẩm đặc sắc.

Viết về đề tài miền biển, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 mang đậm dấu ấn của văn hóa miền biển trên nhiều phƣơng diện, trong đó tiêu biểu là ngôn ngữ truyện. Cùng với sự dịch chuyển từ đề tài chiến tranh sang sự đa dạng của đề tài, hƣớng đến các đề tài bị xem là không tiêu biểu nhƣ đề tài miền biển, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cũng có sự dịch chuyển từ ngôn ngữ mang màu sắc chính trị quân sự sang ngôn ngữ đa sắc thái, trong đó có ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa miền biển. Dƣới góc nhìn diễn ngôn, việc tăng cƣờng sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa miền biển là một chiến lƣợc trong việc đem đến một cách diễn giải mới cho những diễn ngôn mà tác phẩm của ông theo đuổi, cụ thể là diễn ngôn về vấn đề địa phƣơng, nghề nghiệp của cuộc sống đời thƣờng.

Đọc tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, không khó để nhận ra sự ảnh hƣởng của ngôn ngữ văn hóa vùng biển, trong đó tiêu biểu nhất là ngôn ngữ mang dấu ấn của văn hóa nghề cá.

Trƣớc hết, đó là sự phong phú về từ vựng nghề cá trong các tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu. Trong Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu, nhà văn nhiều lần miêu tả công việc lao động biển cả với

những chuyến đi câu, đánh lƣới trên biển. Ở đó, ta có thể bắt gặp tên của hàng trăm loài cá tôm, các sản vật của biển mà nhà văn đã kể khá chi tiết: “các ả cá trích mình dẹt và hết sức trẻ trung… Đàn nục rất đông… Những con cá song, cá ngừ, cá chim, mỗi bậc vương giả biểu diễn một tài hoa riêng” [13; tr.89- 90]; “Hiển quyết định bắt cho được con cá ngừ ộp” [12; tr.91]; “Hiển cho ra lưới thêm một mẻ nữa nhưng kéo lên chỉ được toàn cá lành canh. […] Sữa nhặt mấy con cá chim bỏ vào chiếc túi trao cho Hiển” [12; tr.114]; “Con cá sủ già lão đã cắn ngập răng vào chiếc lưỡi câu vô hình” [13; tr.91]; “- Mi ăn cơm với chi? – Ruốc” [10; tr.136].

Từ ngữ chỉ ngƣ cụ, hoạt động đánh bắt cá cũng xuất hiện khá đa dạng trong các tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu: “con người đã sáng kiến bày đặt ra không biết bao nhiêu thứ đồ nghề đánh cá, nào rê lộng, rê khơi, xăm tụ, lưới bãi, mành rút, thuyền câu, vó đèn…” [12; tr.116]; “Sợi cước và lưỡi câu. Cô nhớ rồi” [12; tr.121]; “Chung quanh chiếc thuyền hậu đang bỏ neo chẳng còn thấy một chiếc thuyền nào nữa. Cả đội vó đã kéo nhau ngược về phía bắc đánh mẻ thứ hai” [12; tr.93]; “Những chiếc xông quen thuộc trên miệng cạp đều sơn đen” [12; tr.104-105]

Nhiều từ ngữ đặc thù của vùng sông biển khó hiểu với ngƣời ở địa phƣơng khác, những từ ngữ chỉ kinh nghiệm thời tiết, kinh nghiệm đánh cá của ngƣời dân miền biển cũng đƣợc nhà văn sử dụng trong ngôn ngữ trần thuật của mình. Chẳng hạn nhƣ: “Nhân hồi đó lão Trương vắng nhà, mụ vợ lão đề nghị hắn giúp một tay và hắn hăng hái nhận lời làm một chân rỗi nước” [12; tr.104]; “Chiều hôm trước ngày giỗ, trời đổ nồm rài” [13; tr.198]; “Vụ cá nam năm ấy kéo dài mãi đến tháng tám, tháng chín” [12; tr.84]. Đặc biệt, trong Những người đi từ trong rừng ra, nhà văn cung cấp cho ta nhiều từ ngữ nghề nghiệp, tiếng lóng mà chỉ dân biển mới hiểu nhƣ “rỗi nước” (cƣớp biển), “thuyền hậu” (thuyền đi cuối trong đội hình của đội vó), “vụ bắc” (mùa

đánh cá vào cuối năm), “làn” (độ sâu nƣớc biển), “bể chượp” (bể chứa cá chƣợp để ủ làm mắm)...

Những câu ca dao, thành ngữ, khẩu ngữ, cách ví von đậm bản sắc văn hóa trong lối nói của ngƣời dân vùng biển cũng đƣợc nhà văn khai thác và đƣa vào tác phẩm. Chẳng hạn: “Đêm vùng biển có những lúc khuya khoắt, tiếng sóng dập vào bờ nghe như tiếng người đập cửa. Vò võ mà chấm muối rang. Đi đâu cũng nhớ Hiền An mà về” [13; tr.30]. Hoặc nhƣ: “Bác Nghề thì có khác gì một con cá thờ ngày Tết, có cũng như không” [13; tr.118]. Và: “Hai chúng tôi cầm tay nhau lội ra đứng giữa những “ông” sóng bạc đầu. Sống ăn cơm với cá. Sống chập đá lấy lửa” [13; tr.188]…

Rõ ràng, việc xuất hiện thƣờng xuyên của lớp ngôn ngữ mang đậm dấu ấn phƣơng ngữ Bắc Trung Bộ và văn hóa miền biển trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên, tình cờ. Tất cả đều nằm trong chiến lƣợc diễn ngôn của nhà văn. Ông huy động sử dụng chúng một cách chủ động, liên tục nhằm đem đến cho ngôn ngữ trần thuật sắc thái đa dạng, đa trị; góp phần tích cực vào việc hạ bệ tiếng nói độc tôn, độc quyền của ngôn ngữ mang màu sắc chính trị, quân sự trong văn học cách mạng. Cùng với việc xây dựng những diễn ngôn về thế sự, dân sự, hƣớng đến các vấn đề văn hóa, vùng miền, nghề nghiệp, nhà văn đã sử dụng lớp ngôn ngữ phù hợp nhất là chính ngôn ngữ trần thuật để diễn giải các vấn đề. Các diễn ngôn mà tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 nêu ra vì thế mà đƣợc giải quyết một cách triệt để. Cùng với đó, ý thức đổi mới ngôn ngữ trần thuật, hƣớng đến việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ đời sống, vận dụng linh hoạt vốn ngôn ngữ - văn hóa của nhân dân, dân gian của nhà văn đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới nền văn học Việt Nam sau 1975. Bởi xét đến cùng, đổi mới văn học phải đi liền với đổi mới ngôn từ vì ngôn từ chính là chất liệu của văn học.

3.2. Chiến lƣợc diễn ngôn trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 qua giọng điệu trần thuật 1975 qua giọng điệu trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [28; tr.134]. Từ đây có thể hiểu, giọng điệu trần thuật là giọng điệu mà nhà văn sử dụng trong trần thuật. Đây cũng là phƣơng diện làm thành bản sắc riêng của một tác phẩm, nhà văn, một trào lƣu, thời kì văn học. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 rất tiêu biểu cho điều này, không chỉ riêng đối với tác giả Nguyễn Minh Châu mà còn đối với cả thời kỳ văn học chuyển mình đổi mới sau 1975.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, giọng điệu trần thuật đƣợc nhà văn sử dụng nhƣ một phƣơng tiện đắc lực phục vụ các chiến lƣợc diễn ngôn, mang đến những cách diễn giải mới, khác. Nếu nhƣ văn học cách mạng 1945-1975 là những “bè cao của giọng ngợi ca, tự hào, tin tƣởng, lạc quan, hùng tráng” thì sau 1975, văn học trở về với những “bè trầm bổng đa dạng” mà ở đó, giọng điệu mang tính chất đa thanh rõ nét. Đi đầu trong ý thức và nỗ lực cách tân văn học, giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Minh Châu, trong đó có tiểu thuyết, hƣớng về những đời tƣ, thế sự với những cung bậc bình thản mà sâu lắng, triết lý mà mỉa mai, phẩm bình mà giễu cợt. Ông sử dụng linh hoạt, biến ảo nhiều giọng điệu trong lối trần thuật để kiến tạo nên những diễn ngôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)