Sự trăn trở đổi mới tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 37 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Sự trăn trở đổi mới tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu

Tìm hiểu những cơ chế hình thành diễn ngôn trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 không thể không xem xét sự trăn trở đổi mới nội dung và cách diễn đạt tiểu thuyết của nhà văn. Khảo sát tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, ta có thể thấy nhà văn thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ, sâu

sắc trong nội dung và cách diễn đạt tiểu thuyết trên cả ba phƣơng diện: về cuộc chiến đã qua, về con ngƣời và về hiện thực đời sống.

1.2.3.1. Cái nhìn đa diện, đa chiều về chiến tranh và con người

Trƣớc và sau 1975, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu luôn theo đuổi đề tài chiến tranh và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Nếu nhƣ tiểu thuyết trƣớc 1975 của ông ra đời ngay trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt thì tiểu thuyết sau 1975 ra đời giữa thời bình, trong một hoàn cảnh mới khi nhà văn có đủ độ lùi nhất định về thời gian để nghiền ngẫm, nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua mà mình là ngƣời trực tiếp tham gia trong đó.

Từ chỗ đứng hiện tại nhìn về quá khứ, trong thời bình nhớ nghĩ về thời chiến, Nguyễn Minh Châu có cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc chiến đã qua. Nhƣ những diễn ngôn của thời đại mới, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn nhận về chiến tranh ở những phía tuyến khác nhau, ở những khía cạnh, tầng bậc khác nhau. Trƣớc hết, chiến tranh bao giờ cũng gắn liền với sự tàn khốc, đau thƣơng. Qua ký ức của Hiển, Cúc, mẹ Êm trong Miền cháy;

Nhàn, bà Lập trong Lửa từ những ngôi nhà; lão Đuốc trong Những người đi từ trong rừng ra; lão Bờ, ông ngoại của Quy trong Mảnh đất tình yêu, chiến tranh hiện lên thật khủng khiếp với bao hi sinh, mất mát. Nhà văn chọn cách để nhân vật tự hồi tƣởng lại chiến tranh trong quá khứ nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực, đồng thời giúp cách nhìn nhận trở nên sâu sắc hơn sau độ lùi nhất định của lịch sử. Nhờ đó, chiến tranh với cả hai mặt thắng – bại, vinh – nhục, hào hùng – đau thƣơng… đƣợc hiện lên một cách trọn vẹn, toàn diện hơn.

Chiến tranh trong tiểu tuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn đƣợc tái hiện qua những tuyến nhân vật khác nhau. Có chiến tranh nhìn từ phía ta mà cũng có chiến tranh nhìn từ phía địch nhƣ trong Miền cháy. Có chiến tranh nhìn từ ngƣời lính và cũng có chiến tranh nhìn từ ngƣời dân nhƣ trong Lửa từ

những ngôi nhà. Có chiến tranh nhìn từ chính những ngƣời lính từng cầm súng chiến đấu nay trở về tham gia sản xuất nhƣ trong Những người đi từ trong rừng ra. Thậm chí, có chiến tranh đƣợc thể hiện qua cái nhìn của thế hệ trẻ lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa nhƣ trong Mảnh đất tình yêu. Trong tiểu thuyết của ông, còn có chiến tranh qua cách nhìn nhận của ngƣời già và trẻ em, của nam giới và nữ giới, ngƣời trong và ngoài cuộc chiến… Vì thế, chiến tranh hiện lên trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 một cách sinh động, đa chiều, để lại nhiều ấn tƣợng đối với độc giả.

Trong các sáng tác trƣớc 1975, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Minh Châu nằm trong quan niệm chung của văn học cách mạng. Ông “quan niệm con ngƣời mang vẻ đẹp lí tƣởng, có niềm tin sắt son vào cuộc sống và tình yêu” [87; tr.28]. Họ là “con ngƣời toàn bích, đẹp cả hình thức bên ngoài và tâm hồn bên trong” [87; tr.33]. Nhà văn nhìn nhận con ngƣời trong cảm hứng sử thi, với cái nhìn một chiều, đơn nhất. Diễn ngôn chủ nghĩa anh hùng cách mạng quy định cái nhìn này của nhà văn.

Sau 1975, trong sự trăn trở đổi mới nội dung và cách diễn đạt tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu chuyển dịch từ cái nhìn một chiều, đơn nhất sang đa diện, đa chiều. Trong tiểu thuyết sau 1975 của ông, con ngƣời không còn đƣợc phân định thành hai tuyến thiện – ác, chính diện – phản diện một cách rạch ròi. Tính cách con ngƣời cũng không còn đƣợc nhìn ở một chiều bất biến hay cƣờng điệu một cách cực đoan. Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 đƣợc nhìn ở tất cả những chiều sâu phức tạp và ở những khía cạnh nhân bản của nó.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, kiểu nhân vật ta – địch vẫn còn xuất hiện khá thƣờng xuyên. Tuy nhiên, tƣ duy nghệ thuật của nhà văn đã thay đổi một cách căn bản. Không còn lối tƣ duy ta luôn tốt đẹp, địch luôn xấu xa của một thời, nhà văn nhìn con ngƣời dù ở tuyến nào cũng có mặt

tốt xấu của nó. “Nhân vô thập toàn” là cái nhìn đầy tỉnh táo, sâu sắc về con ngƣời của nhà văn ở giai đoạn này. Bởi đó, trong tiểu thuyết sau 1975, kiểu nhân vật sĩ quan, ngƣời lính, cán bộ, y tá bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, vẫn có những mặt tiêu cực. Đó là vị bí thƣ xã đang trên đà tha hóa bởi ham muốn quyền lực và sắc dục đƣợc gọi tên một cách mỉa mai là lão Bạng trong

Mảnh đất tình yêu. Đó là những “Ngƣời đi từ trong trong rừng ra” với những ham muốn đời thƣờng về tiền bạc, sắc đẹp, với sự đố kỵ, toan tính lẫn nhau dù trƣớc đó, họ từng chiến đấu anh dũng bên nhau trong tiểu thuyết cùng tên… Ở tuyến bên kia, kẻ địch cũng đƣợc nhìn nhận lại ở những khía cạnh nhân văn. Họ không chỉ tàn ác, xấu xa mà còn có những nỗi đau, bi kịch và không ít trong họ còn giữ đƣợc lƣơng tri. Tiêu biểu là nhân vật cha của Sinh, một sĩ quan của chính quyền Việt Nam cộng hòa, với nỗi ân hận, dằn vặt vì lỡ bỏ lại đứa con trai trong cuộc tháo chạy trong Miền cháy. Nhân vật ngƣời dân trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu cũng vậy. Họ đƣợc miêu tả ở những chiều sâu trong tâm hồn và sự đa dạng, phức tạp trong tính cách, cảm xúc. Họ có đủ những cung bậc vui buồn, những lo toan trong đời sống mƣu sinh, những hơn thua đƣợc mất trong cuộc sống thƣờng nhật, những ham muốn rất đỗi con ngƣời. Nhƣng tận nơi sâu thẳm nhất của mỗi ngƣời, ở họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của sự lƣơng thiện, niềm tin yêu cuộc đời.

Sự trăn trở đổi mới nội dung và cách diễn đạt trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn thể hiện qua cách nhìn về con ngƣời phản tỉnh, con ngƣời tự vấn. Trong văn học cách mạng nói chung, tiểu thuyết trƣớc 1975 của Nguyễn Minh Châu nói riêng, các diễn ngôn thời đại không cho phép sự xuất hiện của con ngƣời “xét lại”. Trong tiểu thuyết sau 1975, ông luôn để cho nhân vật của mình tự ý thức về chính mình. Họ không chỉ liên tục truy vấn về chiến tranh, về ý nghĩa đích thực của cuộc sống, của sự tồn tại và tự ý thức về chính bản thân. Quy trong Mảnh đất tình yêu, Sinh trong Miền cháy là những

đứa trẻ luôn tự vấn về nguồn gốc của bản thân. Mẹ Quy, ông Quy cùng những bạn chài của ông trong Mảnh đất tình yêu; chính trị viên Hiển, đại đội trƣởng Mễ, Nghinh, Phan, Đức, Thuần trong Những người đi từ trong rừng ra

thƣờng xuyên ý thức về giá trị của nghề đi biển, của tình yêu thƣơng và sự tồn tại của chính mình. Trong Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, mẹ Êm, chính trị viên Hiển, bé Sinh và cha bé Sinh cũng nhƣ Nhàn, Phong, Huy, Phƣợng là những ngƣời thƣờng xuyên tự thức tỉnh về những bi kịch của bản thân và tự vấn về chiến tranh, của sự thù hằn và tha thứ… Sự đổi mới này cho thấy ở nhà văn “thái độ tôn trọng con ngƣời” [87; tr.32] thật đáng trân trọng.

Có thể nói, xuất phát từ sự trăn trở đổi mới nội dung và cách diễn đạt, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhiều nhân vật với sự phong phú, phức tạp trong nội tâm, cảm xúc, tính cách và số phận. Nhân vật của ông vì thế không còn là kiểu con ngƣời giản đơn, một chiều mà trở nên sống động, chân thực và nhân văn nhƣ vốn có. Đây chính là tiền đề quyết định đến sự kiến tạo những diễn ngôn về con ngƣời thời hậu chiến, con ngƣời đời thƣờng, con ngƣời cá nhân cá thể trong các tiểu thuyết sau 1975 của ông.

1.2.3.2. Cái nhìn đa diện, đa chiều về hiện thực cuộc sống

Bao trùm và nổi bật trong văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975, trong đó có sáng tác của Nguyễn Minh Châu, là hiện thực đời sống chính trị xã hội. Trong đó, hai mảng hiện thực chiếm giữ vị trí trung tâm là cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hai đề tài chủ đạo của văn học. Tuy nhiên, dƣới áp lực của lối sáng tác theo định hƣớng phục vụ cách mạng, hiện thực trong văn học thời kỳ này là hiện thực một chiều. Đó là “hiện thực một nửa”, là “thứ hiện thực đƣợc thi vị, lý tƣởng hóa”, hoàn toàn không phải là “hiện thực trọn vẹn của cuộc sống” [87; tr.35] với sự bộn bề, muôn hình vạn trạng của nó.

băn khoăn về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về vấn đề phản ánh hiện thực trong tác phẩm, về tính trọn vẹn chân thực của hiện thực đời sống. Để rồi sau 1975, trong hoàn cảnh sáng tác mới, với sự nhạy bén về tƣ duy nghệ thuật, ông có những bƣớc chuyển quan trọng trong quan niệm về hiện thực.

Sự trăn trở đổi mới nội dung và cách diễn đạt về hiện thực đời sống của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 thể hiện trƣớc hết ở cái nhìn đa diện, đa chiều để hƣớng đến sự mở rộng biên độ phạm vi phản ánh, hƣớng đến những đề tài mới lạ, tiếp cận hiện thực ở nhiều góc độ khác nhau. Cũng nhƣ hầu hết các tác giả khác, sau 1975, Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục các đề tài quen thuộc nhƣ chiến tranh, ngƣời lính nhƣng đây không còn là đề tài chủ đạo. Nhà văn bƣớc ra khỏi quán tính của văn học cách mạng để tìm đến với chính cuộc đời của hiện tại, đến với hiện thực cuộc sống đang diễn ra bề bộn, muôn vẻ muôn màu. Trong Miền cháy, ông tập trung vào đề tài hậu chiến. Trong Những người đi từ trong rừng ra, ông hƣớng đến đề tài lao động biển cả. Trong Lửa từ những ngôi nhà, Mảnh đất tình yêu, ông dành sự quan tâm cho đề tài tình yêu, hôn nhân, gia đình… Nguyễn Minh Châu xông xáo ở hai mảng đề tài thế sự và đời tƣ để kiến tạo nên những diễn ngôn mới, trở thành tiếng nói đại diện cho một thời đại văn học mới.

Cái nhìn đa chiều về hiện thực trong tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu còn thể hiện qua cách thức tiếp cận, phản ánh hiện thực. Theo ông, hiện thực trong văn học phải là hiện thực đầy đủ, toàn diện; do đó, không thể tô hồng, bôi đen, bóp méo hay né tránh. Hơn nữa, đó phải là thứ hiện thực mang tính khái quát, đã qua sự chắt lọc, tái tạo của nhà văn chứ không phải là hiện thực sao chép, hiện thực đƣợc bê nguyên xi vào tác phẩm. Từ quan niệm ấy, trong các tiểu thuyết sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã cố gắng tiếp cận hiện thực phong phú, phức tạp của đời sống một cách khách quan, trung thực nhất và tái tạo, chƣng cất lại để trở thành những hiện thực sống động, giàu sức

khái quát và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

Đặc biệt, trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, cái nhìn đa diện, đa chiều còn thể hiện rõ ở cách xử lý, lý giải hiện thực. Nhà văn không sử dụng những mô típ đã trở thành công thức quen thuộc, đơn giản, áp đặt trong việc phản ảnh hiện thực đời sống. Hiện thực trong tiểu thuyết sau 1975 của ông “đƣợc nới rộng bằng những tầng bậc chủ đề đa nghĩa và sự bổ sung thêm những mô típ mới, gần nhƣ trống vắng trƣớc đây” [87; tr.37]. Nhờ đó, hiện thực đời sống trong tiểu thuyết của ông bao giờ cũng đa chiều, đa diện với tất cả những sinh động, phức tạp vốn có của nó. Đây là một trong những lý do giúp tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn trong hệ hình phản ánh hiện thực, tiến nhanh trên hành trình thay đổi tƣ duy nghệ thuật trong văn học, đƣa ông trở thành nhà văn đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn cho sự đổi mới văn học Việt Nam sau 1975.

Nhƣ vậy, sự trăn trở đổi mới nội dung và cách diễn đạt về con ngƣời và hiện thực đời sống; sự khao khát kiếm tìm tiếng nói mới, cách thể hiện mới trong văn học cùng sự đổi mới táo bạo, quyết liệt trong tƣ duy và quan niệm nghệ thuật chính là những tiền đề quan trọng cho sự kiến tạo các diễn ngôn về dân sự, thế sự trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.

Tiểu kết chƣơng 1

Khởi nguồn từ những vấn đề của ngôn ngữ học, diễn ngôn trở thành một loại hình lý thuyết văn học đƣợc ứng dụng nghiên cứu các hiện tƣợng văn học một cách rộng rãi ở phƣơng Tây từ những năm 60 của thế kỷ XX và ở nƣớc ta trong vòng hơn hai thập niên trở lại đây.

Nguyễn Minh Châu là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong hành trình sáng tạo đầy gian nan, nhà văn luôn hƣớng tới thức nhận khác về chiến tranh, con ngƣời, nghệ thuật và không ngừng thay đổi chính

bản thân trên mọi phƣơng diện từ tƣ duy nghệ thuật đến bút pháp thể hiện. Sáng tác của ông vì thế đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, có vai trò quan trọng trong việc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Nghiên cứu sáng tác của ông nói chung, tiểu thuyết sau 1975 nói riêng dƣới góc độ của lý thuyết diễn ngôn là một hƣớng tiếp cận hứa hẹn những thành tựu mới mẻ, đột phá.

CHƢƠNG 2

DIỄN NGÔN TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 DƢỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG

Năm 1975 mở ra một thời đại mới trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Với sự thức nhận sâu sắc về hiện thực đời sống cùng sự nhạy bén đổi mới tƣ duy nghệ thuật về con ngƣời, cuộc sống, tiểu thuyết của ông là những tiếng nói mới của thời đại. Với khuynh hƣớng thoát ly dần những diễn ngôn chính trị, quân sự từng chiếm giữ vị trí trung tâm trong văn học cách mạng, tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu hƣớng tới kiến tạo những diễn ngôn ngoại vi. Diễn ngôn về thế sự, dân sự trong sự đối thoại với diễn ngôn chính trị, quân sự trong các tiểu thuyết sau 1975 của ông trở thành tiếng nói tiêu biểu, đại diện cho một thời đại mới: Thời đại hậu chiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)