6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Giọng điệu triết lý, phẩm bình
Sau 1975, trở về với những vấn đề thế sự, hƣớng về con ngƣời trong các mặt chân thực, phức tạp của nó, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cất lên những tiếng nói mới cá nhân, bản thể. Con ngƣời tự vấn, hoài nghi là trở thành một trong những nhân vật trung tâm trong các diễn ngôn về con ngƣời của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu thời kỳ này.
Thể hiện diễn ngôn về con ngƣời hoài nghi, tự vấn, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 thƣờng xuyên sử dụng giọng điệu triết lý, phẩm bình nhƣ một chiến lƣợc diễn giải. Sử dụng kiểu giọng điệu này, nhà văn đã thành công trong việc thể hiện những diễn ngôn mới cũng nhƣ kiến tạo nên tính chất đa thanh, đa giọng trong nghệ thuật trần thuật của mình.
Trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, chúng ta có thể bắt gặp giọng điệu triết lý, hoài nghi, phẩm bình bàng bạc trên các trang văn. Không chỉ các nhân vật mà cả ngƣời trần thuật giấu mình cũng không ngừng tự vấn, hoài nghi, triết lý về cuộc đời, con ngƣời. Không còn một chiều, trực diện, giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 có khuynh hƣớng đi vào chiều sâu, cố gắng nhìn rõ bản chất của hiện tƣợng, đánh giá và nhận xét về nó ở mọi khía cạnh, chiều kích. Các vấn đề trong tác phẩm vì thế cũng đƣợc diễn giải một cách sâu sắc hơn.
Nội dung hƣớng đến của giọng điệu triết lý, phẩm bình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 hết sức đa dạng. Nhà văn hƣớng kiểu giọng này đến nhiều loại đối tƣợng nội dung trong các tác phẩm. Có khi, đối tƣợng ấy là vấn đề chiến tranh và hậu chiến: “… bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần thiết có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh” [10; tr.120]. Có khi, đối tƣợng ấy là ý nghĩa cuộc sống và sự tồn tại của con ngƣời: “Con người ta bình thường ít để ý đến một cái điều hiển nhiên là mình đang sống, đang mang sự sống trong mình, cái điều vô cùng
huyền bí ấy chỉ được gợi hé ra nơi điểm tận cùng của nó, tức là khi có một người chết, không còn sống nữa, vĩnh viễn không còn có mặt bên cạnh mọi người nữa” [10; tr.89]. Cũng có khi, đối tƣợng ấy là tình yêu: “Tình yêu, chiếc lá tươi xanh giấu kín giữa kẽ những phiến đá xám đen, nặng trịch của thời gian – một thứ thời gian không bao giờ mất, không bao giờ chết, không bao giờ bị quên lãng” [10; tr.122]. Dƣờng nhƣ khi diễn giải bất cứ vấn đề nào, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cũng sử dụng kiểu giọng trần thuật đậm chất triết lý làm phƣơng tiện. Và ông đã thành công với bút pháp nghệ thuật này trong việc đem đến những diễn giải mang chiều sâu, hƣớng vào sự chiêm nghiệm cho các diễn ngôn trong sáng tác của mình.
Sự thể hiện của giọng hoài nghi, triết lý, phẩm bình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 rất đa dạng, linh hoạt. Nhà văn chủ động sử dụng nhiều dạng thức khác nhau của kiểu giọng điệu trần thuật này để mang đến những cách diễn giải mới lạ, bất ngờ. Có khi, giọng triết lý đƣợc thể hiện qua những lời trần thuật mang hình thức của một câu danh ngôn, một mệnh đề, chẳng hạn: “Khi con người ta còn biết tự khinh bỉ mình trước những việc làm trái lương tâm thì vẫn còn là con người tốt, mặc dầu chỉ là tự nghĩ trong bụng” [14; tr.116]. Thậm chí, đó còn là sự khẳng định tính chân lý của mệnh đề trong chính lời trần thuật: “Nhận thức ra một cái mới là một chuỗi những cuộc vật lộn tư tưởng, thật đúng vậy” [12; tr.66]. Trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, ngƣời đọc dễ dàng bắt gặp những lời văn đậm chất triết lý theo hình thức danh ngôn, mệnh đề nhƣ vậy. Đây là một ý đồ nghệ thuật của nhà văn trong việc tăng cƣờng hiệu ứng của giọng điệu triết lý, phẩm bình trong các chiến lƣợc diễn ngôn của mình.
Một hình thức tồn tại khác cũng khá phổ biến của giọng điệu triết lý, bình phẩm trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 là sử dụng hình ảnh ẩn dụ với cách nói ví von, mƣợn vật để nói cho ngƣời, mƣợn chuyện thiên
nhiên để ám chỉ cuộc đời. Tiêu biểu nhƣ trong tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu, từ những câu chuyện về nghề đánh cá của nhân vật “tôi”, tác giả sử dụng giọng triết lý một cách đầy hình ảnh: “Có con chết vì quá ham mê ánh đèn sáng, có con chết vì tham mồi phàm ăn tục uống, có con chết vì dại dột người ta thả chà, thả nạo cứ thế tìm đến mà tựa, có con chết vì vô ý láu táu, có con chết vì ham thích ca múa lãng mạn… Loài người chế tạo ra trăm nghìn dụng cụ đánh cá nhưng rồi quanh đi quẩn lại cũng chừng ấy mẹo kế tận dụng thói quen dại dột muôn thuở của loài cá, từ con cá nhách đến con cá lớn” [13; tr.95]. Nói về cá mà thật ra là nói về ngƣời. Mƣợn hình ảnh ẩn dụ làm phƣơng tiện, chất triết lý trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu hiện lên đầy hình ảnh, giàu tính liên tƣợng và tạo đƣợc những ấn tƣợng độc đáo.
Không chỉ sử dụng linh hoạt với nhiều hình thức qua các chi tiết, hình ảnh cụ thể, giọng điệu triết lý, phẩm bình còn đƣợc nhà văn thể hiện trên phạm vi rộng lớn. Nhà văn thƣờng xuyên hƣớng chất triết lý, bình phẩm đến những vấn đề cuộc đời, con ngƣời. Nổi bật trong các tiểu thuyết sau 1975 của ông là giọng triết lý, bình phẩm đƣợc thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình ảnh ẩn dụ trong lời kể chuyện của nhân vật trần thuật. Ngƣời đọc không khó nhận ra trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu bóng dáng của một ngƣời trần thuật mang phẩm tính của một triết gia, một bình luận viên. Khi hào hứng khi lắng sâu, khi bày tỏ trực diện khi mƣợn hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ngƣời trần thuật trong các tiểu thuyết này thƣờng xuyên thể hiện một giọng triết lý phẩm bình sâu sắc. Những lời kể chuyện mang đậm chất triết luận, nghị sự, tổng kết, khái quát, phẩm bình về cuộc đời, con ngƣời nhƣ dƣới đây ta có thể thƣờng xuyên bắt gặp trong các tiểu thuyết sau 1975 của ông: “Cuộc đấu tranh để hình thành những quan niệm, những tư tưởng mới bao giờ cũng khó nhọc và lâu dài. Cũng khó nhọc và lâu dài không kém cuộc tự đấu tranh để chuyển hóa những quan niệm và tư tưởng mới thành một thứ tình cảm mới
thích ứng với nó” [10; tr.138].
Không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ kể chuyện, giọng triết lý bình phẩm còn có mặt thƣờng xuyên trong ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của các nhân vật. Nếu nhƣ trong các sáng tác trƣớc 1975, nhân vật của Nguyễn Minh Châu, cũng nhƣ của văn học cách mạng, thƣờng ít quan tâm đến những vấn đề bản thể và gần nhƣ không có nhu cầu truy vấn cuộc sống, thì trong tiểu thuyết sau 1975, nhân vật của ông thƣờng xuyên thể hiện điều này. Phần lớn các nhân vật của Nguyễn Minh Châu có thể khác về địa vị, công việc, hoàn cảnh, số phận… nhƣng họ đều có nhu cầu khám phá những chiều sâu kín của con ngƣời, những vấn đề bản chất của cuộc sống, những ý nghĩa của cuộc đời. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của họ vì thế phảng phất sắc thái triết lý, chiêm nghiệm. Trong Miền cháy, nhân vật bà mệ Êm là ngƣời liên tục truy vấn bản thân về vấn đề thù hận và tha thứ. Trong Mảnh đất tình yêu, cậu bé Quy thƣờng xuyên tự hỏi về gốc gác của mình, về bản chất đích thực của tình yêu. Trong nhiều đoạn đối thoại, vấn đề ý nghĩa của cuộc đời, sự sống, tình yêu, lao động… cũng thƣờng xuyên đƣợc các nhân vật trao đổi, bàn luận. Chẳng hạn, trong đoạn đối thoại căng thẳng của Mễ và Thuần ở Những người đi từ trong rừng ra, vấn đề ý nghĩa cuộc sống đƣợc chất vấn với giọng văn đầy triết lý: “Thuần rít hết điếu thuốc lá này đến điếu thuốc lá khác, bỗng quay sang hỏi Mễ:
- Này ông tướng sốt rét, con người ta sống để làm gì nhỉ? […]
- Nhưng bây giờ tôi hỏi anh: Con người ta sống để làm gì nào? […] - Còn với anh thì tôi chỉ muốn hỏi: Con người ta sống để làm gì?” [12; tr.47].
Có thể nói, giọng triết lý phẩm bình là một trong những giọng điệu trần thuật chủ đạo, xuyên suốt trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Giọng điệu này đƣợc thể hiện một cách đa dạng, linh hoạt, không chỉ
mang đến nhiều hiệu quả độc đáo mà còn trở thành phƣơng tiện đắc lực trong chiến lƣợc diễn giải các vấn đề thế sự, con ngƣời đời tƣ, những diễn ngôn quan trọng trong các tiểu thuyết của ông. Nhờ giọng điệu trần thuật này, nhiều vấn đề đƣợc diễn giải một cách sâu sắc, ấn tƣợng hơn.