6. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Ngôn ngữ mang màu sắc thế sự
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu sau 1975, khuynh hƣớng diễn giải các vấn đề bằng ngôn ngữ mang khuynh hƣớng sử thi và ngôn ngữ mang khuynh hƣớng lãng mạn bắt đầu giảm dần. Thay vào đó là sự tăng cƣờng huy động sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc thế sự. Khuynh hƣớng này phù hợp sự vận động và phát triển của nền văn học đã bƣớc ra khỏi chiến tranh để trở về với cuộc sống đời thƣờng. Nguyễn Minh Châu là ngọn cờ tiên phong của phong trào đổi mới văn học sau 1975. Khuynh hƣớng sử dụng ngôn ngữ trên là một minh chứng cho ý thức đổi mới văn học của nhà văn.
Dƣới góc độ diễn ngôn có thể thấy, các diễn ngôn thế sự, dân sự đã kiến tạo nên lớp ngôn ngữ mang màu sắc dân sự, thế sự đậm nét trong các sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, trong đó có tiểu thuyết. Ở chiều ngƣợc lại, lớp ngôn ngữ này cũng chính là một phƣơng tiện trong chiến lƣợc diễn giải của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu. Thể hiện các diễn ngôn dân sự, thế sự không gì phù hợp, hiệu quả bằng chính những diễn giải mang màu sắc dân sự, thế sự mà ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Nhà văn tài hoa Nguyễn Minh Châu ý thức rõ điều này và ông đã thành công trong việc sử dụng lớp ngôn ngữ mang màu sắc thế sự nhằm phục vụ các ý đồ diễn giải trong các tiểu thuyết sau 1975 của mình.
Sau 1975, trong bối cảnh mới khi chiến tranh đã lùi đi và đời sống xã hội, con ngƣời có nhiều thay đổi, nhà văn Nguyễn Minh Châu với ý thức đổi mới văn học nhận thức rõ “muốn đi sâu vào khám phá cuộc sống đa dạng,
muôn màu muôn vẻ thì phải đổi mới ngôn ngữ trần thuật bằng cách sử dụng ngôn ngữ gai góc, thông tục với cuộc sống hằng ngày” [59; tr.104]. Do đó, ông tăng cƣờng sử dụng, đƣa ngôn ngữ sinh hoạt vào trong các tác phẩm. Ngôn ngữ mang màu sắc thế sự của hơi thở đời sống đƣợc trở thành một trong những dòng chủ lƣu trong ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
Ngôn ngữ mang màu thế sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 gắn liền với cảm hứng thế sự, là sự diễn giải của các diễn ngôn thế sự. Nó thể hiện trƣớc hết ở tính chất gần gũi, tự nhiên, dân dã, thân mật trong khuynh hƣớng dần thay thế cho tính chất lãng mạn, mang màu sắc chính trị, quân sự. Trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, không chỉ ở ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật mà cả trong ngôn ngữ trần thuật của ngƣời kể chuyện, độc giả có thể dễ dàng bắt gặp lớp từ vựng, cách diễn đạt hết sức tự nhiên, chân thực, thô ráp nhƣ bản thân đời sống ngôn ngữ. Chẳng hạn: “Đám đàn bà nạ dòng đang phơi cá y như đang họp một cái chợ cá. Nếu như vào buổi sáng nào đó chính cái đám người ghê gớm này đã nhận lão Bạng xuống nước ngoài bến đò thì bây giờ mục tiêu của họ là hai cô phóng viên. Đám đàn bà chốc chốc lại quay lại, nói xa nói gần, nói bóng nói gió, làm như “hai con yêu tinh người thành phố” sắp bỏ bùa mê thuốc lú để nay mai bắt cóc mất cái anh bí thư của họ đi không bằng?” [13; tr.233-234]. Chỉ trong một đoạn trần thuật ngắn với 2 câu, 97 chữ mà tác giả đã huy động sử dụng liên tục, dồn dập nhiều từ, ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ, cách ví von, sử dụng thành ngữ). Lời văn trở nên trần trụi nhƣ chính hiện thực đời sống ngôn ngữ.
Trở về với hiện thực cuộc sống muôn màu, Nguyễn Minh Châu lựa chọn chính ngôn ngữ của đời sống để miêu tả, khám phá nó. Nhà văn khƣớc từ lối ngôn ngữ trau chuốt, đậm chất trữ tình, phù hợp với cảm hứng sử thi.
Thay vào đó, ông nhanh chóng hòa vào lời ăn tiếng nói hằng ngày, sử dụng chính vốn ngôn ngữ sống động, phong phú ấy cho các chiến lƣợc diễn ngôn của mình. Điều này giải thích vì sao ngôn ngữ trần thuật trong các tiểu thuyết sau 1975 của ông luôn mang hơi thở nóng hổi của ngôn ngữ đời sống. Ở đó, ngƣời ta có thể bắt gặp gần nhƣ trọn vẹn hiện thực đời sống ngôn ngữ đƣơng thời với những cách dùng từ, đặt câu, lối diễn đạt của chính thời đại. Chẳng hạn: “Cứ từ từ, sốt ruột mà làm gì?”, “Suốt ngày chạy mệt thấy bà” [11; tr.6, 101]; “Cái lão Thiên Lôi ấy thì có thánh góp ý được” [12; tr.230]; “Vậy thì hãy xéo đi ngay khỏi đây!” [14; tr.104]; “Cưng à, anh lại hơi nản rồi phải không?” [10; tr.236]. “Cứ từ từ”, “mệt thấy bà”, “xéo đi”, “cưng ạ”, “cái lão Thiên Lôi ấy”… là những cách dùng từ hầu nhƣ không xuất hiện trong các diễn ngôn về chính trị, chiến tranh, ngƣời lính, nhân dân… trong văn học cách mạng. Đây là những “đặc sản” của ngôn ngữ sinh hoạt đời thƣờng mà nhà văn Nguyễn Minh Châu khai thác hiệu quả cho ý đồ diễn giải những vấn đề thế sự, dân sự trong các tiểu thuyết sau 1975 của mình.
Một phƣơng diện khá tiêu biểu của chất thế sự trong ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Minh Châu là việc nhà văn chủ động sử dụng lối nói nƣớc đôi, tiếng lóng, cách ví von của dân gian. Thậm chí, ở nhiều trƣờng hợp, nhà văn còn cố tình làm nổi bật những “nhãn tự” ấy bằng cách in nghiêng hoặc để trong dấu ngoặc kép. Chẳng hạn nhƣ: “Sau hai lần bị “sửa gáy”, lòng hiếu thắng của Nghinh như nước trong một chiếc thuyền sắp đắm, đã được Mễ tát cho vợi đi”; “Đấy, cái nghiệp vợ con là vậy, anh có dám “chơi vào” không?” [12; tr.23, 97]; ““Lót ổ” cái gì vào bụng mà chẳng được”, “tiếp tục “nước mã hồi của họ” [11; tr.9, 14]; “Tớ bịa đặt để “úm” các cậu làm gì?” [12; tr.148]; “Nó đã “tẩu” xa chưa?” [10; tr.67]… Việc cố tình nhấn mạnh bằng những dấu hiệu riêng cho thấy ở tác giả ý thức chủ động, nghiêm túc trong việc vận dụng ngôn ngữ dân gian vào chiến lƣợc diễn ngôn của mình.
Đặc biệt, lớp từ mới, từ ngữ gắn liền với các phƣơng diện của đời sống thời hậu chiến nhƣ hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt, giải trí, tình yêu, hôn nhân, tôn giáo, tâm linh… cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Minh Châu. Có thể nêu ra một số trƣờng hợp nhƣ: “Trong nền sản xuất của các nước công nghiệp phát triển, a-ga chiếm 80 phần trăm nguyên liệu công nghiệp dân dụng” [12; tr.129]; “Ông yêu họ y như đang theo đuổi một mối tình si” [13; tr.256]; “nay mai mẹ sẽ được trông thấy con mập mạp và hiền lành như tượng Phật” [11; tr.153]… Lớp từ ngữ này cho thấy sự chuyển động trong ngôn ngữ trần thuật tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu theo hƣớng dân chủ hóa, đƣa ngôn ngữ trở về gần hiện thực đời sống ngôn ngữ của thời đại mới.
Chất thế sự trong ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn đƣợc thể hiện qua lớp từ vay mƣợn có nguồn gốc phƣơng Tây đƣợc nhà văn tăng cƣờng sử dụng trong các tác phẩm. Chẳng hạn: “Đưa va-ly em xách cho!” [10; tr.234]; “đồng mầu với mầu da bọc đi-văng”, “còn ky bo hơn cả gã Gờ-răng-đê”, “cái ga-ra ô tô tôi cũng sắp trả lại cho Sở văn hóa” [13; tr.140, 142, 143]; “Tiếng đàn măng-đô-lin giòn tan, tiếng ác-mô-ni- ca chói óc, tiếng đĩa hát quay rè rè, một bản cải lương rất mùi phát ra từ một cái cát-xét” [12; tr.45]; “Người lái xe mở cửa ca-bin”, “Nhàn trông thấy một cô gái rất trẻ mặc áo bờ-lu trắng, tóc phi-dê”, “Cà-phê hơi chua phải không anh?” [11; tr.5, 9, 15]… Việc huy động nhiều từ mƣợn gốc Âu vào ngôn ngữ trần thuật cho thấy khuynh hƣớng dân chủ, đa trị, góp phần thể hiện đậm nét chất thế sự trong chiến lƣợc lựa chọn ngôn ngữ của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau 1975.
Nhìn tổng quát có thể thấy, ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 hết sức đa dạng, sinh động. Có đƣợc điều này là do ý thức tinh giản ngôn ngữ mang màu sắc chính trị, quân sự của một thời văn học cách mạng,
đồng thời tăng cƣờng sử dụng ngôn ngữ mang tính chất thế sự, đƣa lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân vào trong trang văn. Chính sự giàu có, phong phú, sinh động cùng tính chất dân dã, gần gũi, thô ráp của ngôn ngữ thuộc phong cách sinh hoạt đã làm nên sự đa dạng, linh hoạt và biến hóa trong ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu.
Tuy nhiên, trở về với ngôn ngữ đời thƣờng và khai thác triệt để nó không đồng nghĩa với việc nhà văn bê nguyên si mọi thứ của lớp ngôn ngữ này, ngay cả khi ông sử dụng những tiếng nói suồng sã, thông tục. Mọi yếu tố đƣợc chọn đƣa vào ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Minh Châu đều nằm trong ý đồ của nhà văn. Nói cách khác, ngôn ngữ sinh hoạt đƣợc ông khai thác ở phƣơng diện hiệu quả nhất. Dƣới góc độ diễn ngôn ta có thể thấy rõ điều này. Diễn giải các vấn đề về thế sự, dân sự không phƣơng tiện ngôn ngữ nào hiệu quả bằng chính ngôn ngữ mang màu sắc thế sự, ngôn ngữ sinh hoạt đời thƣờng của nhân dân. Việc vận dụng ngôn ngữ đời sống vào tiểu thuyết hoàn toàn nằm trong chiến lƣợc diễn ngôn của nhà văn và ông đã thành công với hƣớng đi này.