6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Thức nhận về cuộc chiến đã qua
Trƣớc 1975, với Cửa sông và Dấu chân người lính, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu thể hiện một sự thức nhận về chiến tranh nằm trong nhận thức chung của thời đại. Ở thời kỳ này, tiểu thuyết của ông nằm trong quỹ đạo chung của văn học cách mạng trong việc “vẽ nên một bức tranh hiện thực đầy sinh động, hào hùng về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta” [87; tr.39]. Chính diễn ngôn của thời đại đã quy định nhận thức ở các nhà văn, trong đó có Nguyễn Minh Châu.
Sau 1975, Nguyễn Minh Châu tiếp tục với đề tài chiến tranh. Lúc này, khi chiến tranh kết thúc, tác giả có độ lùi nhất định của thời gian để nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua. Bằng sự quan sát và nghiền ngẫm sâu sắc, nhà văn Nguyễn Minh Châu có những nhận thức mới về cuộc chiến đã qua. Những
nhận thức mới mẻ ấy đƣợc thể hiện một cách sinh động qua thực tiễn sáng tác sau 1975 của ông, trong đó có tiểu thuyết.
Trƣớc hết, trong nhận thức mới của nhà văn, chiến tranh không chỉ là những trận đánh vang dội, những chiến công oanh liệt. Chiến tranh đƣợc nhìn nhận lại với tất cả sự tàn khốc, dữ dội. Tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu miêu tả chiến tranh đúng nhƣ bản chất khốc liệt của nó. Chẳng hạn, trong Miền cháy, nhà văn miêu tả một cách chân thực: “Chi khu và căn cứ hải thuyền, những khối nhà của hai khu vực đang nằm yên lặng trong bóng tối thỉnh thoảng lại rung lên sau những loạt tiếng nổ của đạn đại bác 130 ly từ phía nam dội về” [10; tr.6].
Chiến tranh không chỉ có chiến thắng vinh quang mà còn có sự hi sinh, nỗi đau mất mát, tang thƣơng, chia lìa. Nếu nhƣ văn học cách mạng thời kỳ 1945 - 1975 luôn né tránh sự thật này thì sau 1975, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu dũng cảm đối diện sự thật và miêu tả nó một cách trần trụi nhƣ vốn có. Trong Mảnh đất tình yêu, sự hi sinh của cha Quy và nhiều chiến sĩ, ngƣời dân làng Hiền An đƣợc miêu tả một cách đầy xót xa, ám ảnh. Trong Miền cháy, sự đổ máu, hi sinh của các chiến sĩ và tù binh cũng đƣợc miêu tả trực diện, khách quan, trung thực: “Đồng chí Lâm, chiến sĩ thông tin hy sinh. Nghĩa và Hiện bị thương. Ngoài ra, còn gần một chục tù binh vừa chết vừa bị thương nữa” [10; tr.14].
Một thức nhận khác về chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 là vấn đề hậu chiến, điều mà văn học trƣớc đó chƣa thể đề cập đến. Trong nhận thức của nhà văn, chiến tranh không chỉ có kết thúc trong thắng lợi huy hoàng mà hậu quả của nó còn để lại dƣ chấn lâu dài. Trong
Những người đi từ trong rừng ra, chiến tranh để lại những chấn thƣơng tâm lý đối với những ngƣời lính trở về từ núi rừng dù công việc của họ bây giờ là khai thác hải sản. Trong Miền cháy, chiến tranh đã kết thúc nhƣng bom mìn
còn sót lại cùng những đau thƣơng gây nên những vết thƣơng khó lành cho cả đất và tâm hồn ngƣời. Trong Mảnh đất tình yêu, qua nhân vật Quy từng bị cho là con của lính chính quyền Sài Gòn, ta thấy đƣợc hậu quả chiến tranh còn ảnh hƣởng đến nhiều thế hệ sau.
Rõ ràng, sau 1975, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu có những nhận thức sâu sắc về cuộc chiến đã qua. Chính sự nhận thức lại một cách nghiêm túc và thẳng thắn về chiến tranh để đạt đến những thức nhận mới là một trong các tiền đề quan trọng của sự đổi mới tƣ duy, quan niệm nghệ thuật về chiến tranh. Đây cũng là một trong những yếu tố tiên quyết của việc kiến tạo những diễn ngôn mới về chiến tranh và nhân dân trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.