6. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Sự chuyển dịch nhận thức về hiện thực cuộc sống sau chiến tranh
Trong quỹ đạo chung của văn học cách mạng, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trƣớc 1975, vấn đề trọng tâm của hiện thực đời sống là chiến tranh. Những vấn đề khác gần nhƣ bị xem nhẹ. Sau 1975, khi chiến tranh chỉ còn là ký ức, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu có điều kiện mở rộng đề tài, hƣớng tới những mảng khác nhau của hiện thực đời sống rộng lớn. Cùng với đó là những chuyển dịch trong nhận thức về hiện thực cuộc sống của nhà văn.
Trƣớc hết, nếu nhƣ trƣớc 1975, hiện thực đời sống đƣợc nhìn nhận một cách đơn giản, một chiều ở hai vấn đề chiến đấu chống giặc và xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sau 1975, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu nhìn nhận hiện thực một cách thực tế, đa chiều. Đó là hiện thực thời hậu chiến “của một đất nƣớc vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh với bao ngổn ngang, bề bộn” [87; tr.45]. Những cảnh tháo chạy, cƣớp bóc ngay sau khi giải phóng, cảnh trở về sau những năm li tán, cảnh rà phá bom mìn, tháo dỡ tàng tích của chiến tranh, vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền, xây dựng cuộc sống mới… mới đƣợc miêu tả sinh động, chân thực trong Miền cháy, Mảnh đất tình yêu.
Chiến tranh đi qua, cuộc sống dần trở lại bình thƣờng với sự phức tạp của nó. Nguyễn Minh Châu nhanh chóng tiếp cận và bám sát hiện thực đời sống và nhận thức nó một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Do đó, trong tiểu thuyết sau 1975 của ông, hiện thực đƣợc tái hiện một cách đa dạng, sinh động và chân thực. Đó là những mảng khác nhau của đời sống thƣờng nhật nhƣ lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt, giải trí… đƣợc miêu tả cụ thể, ấn tƣợng trong Những người đi từ trong rừng ra, Lửa từ những ngôi nhà, Mảnh đất tình yêu.
Nhƣ vậy, từ hiện thực thời chiến sang hiện thực thời hậu chiến, với cái nhìn từ một chiều sang đa chiều, quan niệm về hiện thực cuộc sống trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 có sự dịch chuyển quan trọng. Sự chuyển dịch này chính là yếu tố quan trọng kiến tạo nên các diễn ngôn về thế sự, dân sự trong tiểu thuyết sau 1975 của nhà văn.