6. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Giọng điệu bình thản, khách quan
Nếu nhƣ trƣớc 1975, âm hƣởng chủ đạo trong giọng điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu là tự hào, tin tƣởng, lạc quan thì sau 1975, để phù hợp với việc đổi mới tƣ duy trong diễn ngôn, nổi bật trong các tiểu thuyết của ông là
giọng điệu bình thản, khách quan. Điều này phù hợp với quy luật vận động, phát triển của văn học khi đã bƣớc ra khỏi chiến tranh, trở về với hiện thực đời sống hậu chiến, hƣớng tới những vấn đề của con ngƣời. Đi đầu trong nỗ lực đổi mới văn học sau 1975, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu nhanh chóng khƣớc từ giọng ngợi ca, hào hùng vốn vẫn còn nhiều dƣ âm vang vọng trong văn học đến tận sau 1986. Nhà văn tìm đến với những giọng mới để diễn giải những vấn đề mới mà ông nêu ra trong các tiểu thuyết. Diễn giải các diễn ngôn về thế sự và con ngƣời đời tƣ, bản thể, nhà văn sử dụng nhiều kiểu giọng điệu ở nhiều cung bậc, sắc thái đa dạng, phức tạp nhƣ chính bản thân đời sống cũng nhƣ tâm hồn con ngƣời thời hậu chiến. Tiểu thuyết sau 1975 của ông có cả những cung bậc cao thấp, bổng trầm nhƣng vẫn luôn giữ đƣợc tâm thế khách quan, bình thản. Giọng điệu bình thản, khách quan đƣợc xem là kiểu giọng chủ đạo, xuyên suốt trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
Giọng điệu khách quan, bình thản trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 thể hiện trƣớc hết ở việc lựa chọn ngôi kể. Trong bốn tiểu thuyết, có đến ba cuốn chọn ngôi kể thứ ba là Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà và Những người đi từ trong rừng ra. Chỉ có Mảnh đất tình yêu đƣợc kể theo ngôi thứ nhất, ngƣời kể chuyện (cậu bé Quy) xƣng “tôi” nhƣng cũng luôn giữ thái độ khách quan, trung tính, ít bày tỏ cảm xúc bộc phát. Việc lựa chọn ngôi kể này hoàn toàn nằm trong ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ngƣời trần thuật muốn giữ một khoảng cách nhất định đối với các đối tƣợng, sự việc, vấn đề đƣợc kể; hạn chế tối đa tính chủ quan của ngôi kể thứ nhất. Nhờ đó, đảm bảo đƣợc tính khách quan, xác tín của câu chuyện.
Đối với các vấn đề đƣợc trần thuật, ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu luôn thể hiện một tâm thế vô tƣ chứng kiến, vô tƣ kể lại, hạn chế bày tỏ thái độ, đồng thời cố gắng giữ khoảng cách nhất
định, giữ vị trí của ngƣời đứng bên ngoài, ngƣời quan sát ngoài cuộc. Thậm chí, với những sự việc có thể gây bức xúc mạnh mẽ, ngƣời trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn luôn cố gắng giữ vững tâm thế này. Chẳng hạn, trong Miền cháy, tác giả kể về nỗi đau của gia đình lão Nghiệt trƣớc cái chết tức tƣởi của đứa cháu gái một cách khách quan: “Chiều hôm ấy, ông lão Nghiệt moi đất trong vườn thành một cái huyệt chữ nhật rất sâu để chôn đứa cháu gái. Vợ Nghiệt ngồi bệt trong góc nhà, thỉnh thoảng ngất xỉu nhưng không khóc” [10; tr.91]. Hoặc nhƣ, trong Những người đi từ trong rừng ra, nhân duyên của cuộc hôn nhân Hiển - Cúc đƣợc kể bằng một giọng trần thuật hết sức trung tính: “Với cái chủ thuyết tình yêu dựa trên cơ sở tình thương ấy, anh vừa là người khởi xướng vừa là kẻ thực thi, một tín đồ của chính mình. Vì thế mà anh đã từ chối mối tình say đắm của một nữ sinh vừa xinh đẹp vừa thông minh mà anh cũng đã đem lòng yêu để quyết định lấy Cúc, vợ chưa cưới của một người bạn chí thiết vừa hy sinh” [12; tr.122]. Nhờ luôn giữ đƣợc tâm thế vô tƣ quan sát, chứng kiến và kể lại cũng nhƣ vị trí của ngƣời ngoài cuộc kể chuyện trung thành, giọng điệu bình thản, khách quan luôn đƣợc thể hiện rõ nét xuyên suốt trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Những vấn đề nêu ra trong các tác phẩm nhờ đó cũng đƣợc diễn giải một cách trung thực, đảm bảo tính khách quan cần thiết, từ đó đem đến sự thuyết phục đối với ngƣời đọc.
Một phƣơng diện quan trọng của giọng điệu bình thản, khách quan của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 là sự tiết chế trong việc biểu lộ cảm xúc của ngƣời trần thuật. Ngƣời kể chuyện trong các tác phẩm này chứng kiến toàn bộ mọi diễn biến, mọi biến cố cũng nhƣ nhiều sự kiện gây cảm xúc mạnh nhƣng luôn hạn chế tối đa việc bộc lộ cảm xúc, bày tỏ thái độ trƣớc chúng. Ngƣời trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu luôn cố ý tự tách mình ra, đứng bên ngoài cảm xúc của nhân vật để kể câu chuyện một cách khách
quan, điềm tĩnh nhất. Điều này giải thích vì sao trong ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu để lửng thƣờng ít xuất hiện. Thành phần tình thái cũng ít đƣợc sử dụng trong câu. Thay vào đó, kiểu câu trần thuật khách quan chiếm tỉ lệ rất cao. Các câu văn thƣờng đầy đủ kết cấu chủ vị, diễn đạt rõ ý, thậm chí nhiều câu còn mở rộng các thành phần phụ chú nhƣ muốn để nói cho tƣờng tận. Chẳng hạn: “Phong không đáp, kéo chăn trùm kín đầu. Chủng không hỏi thêm. Anh tuyên bố sẽ ngủ ngay nhưng vẫn không sao ngủ được, tuy rằng thấy rất mệt” [11; tr.102]; “Nhà bị đốt. Lưới chài, thuyền cũng bị thiêu cháy. Khói đen bay cuộn lên, thuyền đi tận ngoài khơi cũng nhìn thấy” [13; tr.197].
Tăng cƣờng sử dụng giọng điệu bình thản, khách quan, nhà văn muốn giấu đi thái độ, cảm xúc của ngƣời kể chuyện, hạn chế tính chủ quan của ngôi kể thứ nhất, thay vào đó bằng thái độ kể chuyện khách quan, vô tƣ, thậm chí lạnh lùng của ngôi kể thứ ba. Nhờ đó, câu chuyện đƣợc kể lại một cách khách quan, trung thực. Những vấn đề thế sự, dân sự, đời tƣ cũng vì thế đƣợc thể hiện một cách chân thực nhƣ vốn có. Chiến lƣợc diễn ngôn của Nguyễn Minh Châu là dùng giọng kể bình thản, khách quan để đƣa tác phẩm về gần với hiện thực đời sống, diễn giải một cách trung thực về hiện thực, làm cho các vấn đề tự nó thể hiện, tự nó lên tiếng. Và nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thành công. Nếu nhƣ trong văn học cách mạng, ngƣời ta không còn xa lạ với những đại tự sự luôn bày tỏ cảm xúc một cách mãnh liệt thì đến với tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, nhiều ngƣời phải ngỡ ngàng, thậm chí không hài lòng với thái độ dửng dƣng, bình thản, thậm chí lạnh lùng trƣớc các vấn đề nóng hổi của hiện thực đời sống. Đây chính là một trong những phƣơng diện nổi bật cho tƣ duy đổi mới nhạy bén và nỗ lực đổi mới mạnh mẽ văn học của Nguyễn Minh Châu.
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, tác giả Đoàn Thị Huệ nhận định chính xác: “Bình thản trong giọng điệu trần thuật không có nghĩa là ngƣời kể chuyện hoàn toàn dửng dƣng vô cảm” [36; tr.54]. Điều này cũng hoàn toàn xác đáng với tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu, không khó để nhận ra rằng dù ngƣời kể chuyện có che giấu cảm xúc, thái độ đến bao nhiêu, ta vẫn có thể nhận ra những cung bậc tình cảm tinh tế, sâu xa ẩn khuất bên trong. Với mỗi sự kiện, với từng nhân vật, dù ngƣời kể chuyện tỏ ra hết sức bình thản, điềm đạm thì ngƣời đọc vẫn có thể nhận ra bên trong đó là sự yêu ghét, đồng cảm, xót xa, căm giận, mỉa mai… Đặc biệt, với các nhân vật bất hạnh, nhân vật phụ nữ nhƣ bà mẹ Êm, mụ Điểm, mẹ của Quy, vợ lão Nghiệt, Thủy, Quỳ, Cúc, Lan…, sự trắc ẩn, cảm thƣơng đƣợc thể hiện rõ. Tiêu biểu nhƣ đoạn viết về cái chết của ngƣời mẹ bất hạnh qua lời kể của ngƣời con trai Quy trong Mảnh đất tình yêu: “Sang tháng chín, mẹ tôi sinh em Lan tôi ở trạm xá xã, sau đó phải đưa tới bệnh viện huyện nằm hai ngày thì lại đưa tiếp tới bệnh viện tỉnh. Ở đấy mẹ tôi mất” [13; tr.127-128]. Tất cả chỉ là những câu trần thuật. Không có câu cảm thán. Các câu không xuất hiện thành phần tình thái. Ngƣời kể không bộc lộ tình cảm gì nhƣng đằng sau ấy là nỗi đau tột cùng, niềm xót thƣơng vô hạn mà “tôi” cố kìm nén, chôn chặt trong lòng mà độc giả có thể nhận ra. Đó là thứ cảm xúc giấu mình. Và càng chôn giấu nó càng xót xa, đớn đau, thấm thía.
Có thể thấy, giọng bình thản khách quan là một trong những giọng điệu trần thuật chủ đạo, xuyên suốt trong các tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Đây cũng là kiểu giọng đƣợc nhà văn thƣờng xuyên sử dụng trong chiến lƣợc diễn giải các vấn đề về thế sự, con ngƣời thời hậu chiến. Giọng trần thuật này không chỉ góp phần thể hiện một cách ấn tƣợng những diễn ngôn trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 mà còn là biểu hiện tiêu biểu cho sự đổi mới văn học của nhà văn.