Sự kiếm tìm một tiếng nói mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Sự kiếm tìm một tiếng nói mới

Văn học Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975 mang một số phận đặc biệt. Nó đƣợc định danh bằng những tên gọi nhƣ “nền văn học cách mạng”, “nền văn học minh họa” với nhiệm vụ trung tâm là phục vụ các mục đích chính trị. Dƣới sự chỉ đạo của Đảng, văn học “cũng là một mặt trận” và mỗi nhà văn đều là “chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh) với nhiệm vụ “dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” (Sóng Hồng). Yêu cầu của thời đại xác định văn học giai đoạn này là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Bởi lẽ đó, văn học trở nên gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc, trở thành “một bộ phận khăng khít của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [14; tr.80]. Cũng bởi hoàn cảnh ấy, nền văn học 1945-1975 đƣợc coi là “cùng một lời ca”, “cùng một gƣơng mặt”. Đây là một “giai đoạn văn nghệ minh họa” nhƣ cách gọi của Nguyễn Minh Châu.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, nền văn học Việt Nam thời kỳ 1945-1975 gắn chặt với vận mệnh dân tộc, trở thành tiếng nói chung của dân tộc. Các nhà văn vì thế có chung một “giọng nói”. Họ sáng tác theo định hƣớng. Phần lớn trong số họ không thể hoặc không dám đi ra ngoài định hƣớng chung. Đó là những quy ƣớc của thời đại mà các nhà văn phải tuân thủ. Tiếng nói cá nhân, cá thể của nhà văn, bởi đó trở nên mờ nhạt hoặc nếu có cũng thể hiện một cách yếu ớt và tiềm ẩn nhiều “rủi ro”. Sáng tác trƣớc 1975 của Nguyễn Minh Châu cũng không ra ngoài đặc điểm này.

Nhƣng văn học trƣớc hết phải là tiếng nói riêng của nhà văn. Nhu cầu đổi mới để nói lên tiếng nói riêng, đòi hỏi một “quyền lực” riêng cho nhà văn đã manh nha từ trong lòng văn học cách mạng. Nhƣng phải đợi sau 1975, nhất là sau Đổi mới, khi nhà văn đƣợc “cởi trói” thì nhu cầu đổi mới trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. “Đổi mới nhƣ là mồi lửa cho sự bùng nổ của khát vọng đƣợc “làm một cái gì đó” đã bị chôn chặt trong ba mƣơi năm chiến tranh cách mạng, nhƣ là một hành động trả một món nợ với nền văn học dân tộc, mà Nguyễn Minh Châu có thể coi là ngƣời đầu tiên trong giới sáng tác đã đề cập một cách tha thiết” [66]. Ông là nhà văn ý thức rất sớm về quyền lực của văn học và nhà văn. Ngay từ những năm giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, ông đã nói đến vấn đề này và có những thể hiện nhất định trong sáng tác. Sau 1975, không chỉ đề cập đến nhƣ một sự đối thoại, Nguyễn Minh Châu còn đi đầu cho nhu cầu tìm những tiếng nói mới bằng thực tiễn sáng tác của mình.

Sau năm 1975, các nhà văn mà tiên phong là Nguyễn Minh Châu tự nhận thức lại chặng đƣờng sáng tác đã qua để thấy đƣợc rằng có một thời họ cất lên là tiếng nói của tập thể, của cách mạng, của thời đại nhƣng chƣa hẳn là tiếng nói của chính mình. Họ bị “tƣớc đoạt” thứ “quyền lực” tối thƣợng của nhà văn trong tác phẩm. Bởi lẽ đó, họ ý thức sâu sắc về việc thể hiện một quyền lực riêng, một tiếng nói riêng trong chính sáng tác của mình. Nhu cầu

đổi mới tƣ duy, phƣơng thức sáng tác trở thành nỗi khát khao lớn nhất của văn học sau 1975. Điều này đƣợc chính nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tiểu luận “Viết về chiến tranh” (1987) khẳng định: “Mỗi tác phẩm của nhà văn là một cuộc săn tìm những quy luật mới không phải bao giờ cũng xuất hiện luôn luôn” [14; tr.56]. Tiểu thuyết sau 1975 của ông là sự cụ thể hóa cho điều này. Không còn diễn ngôn một chiều theo hƣớng sử thi về chiến tranh, ngƣời lính, nhân dân; tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 hƣớng đến tiếng nói mới, tiếng nói đa chiều. Ở đó, chiến tranh đƣợc nói đến ở cả khía cạnh đƣợc và mất, vinh quang và tủi nhục, hùng tráng và bi thƣơng (Miền cháy). Ở đó, con ngƣời đƣợc nhìn nhận ở cả phƣơng diện cao cả và thấp hèn, lớn lao và nhỏ bé, hạnh phúc lẫn khổ đau trong lao động (Những người đi từ trong rừng ra), trong tình yêu và hôn nhân (Lửa từ những ngôi nhà), trong cuộc đời, cuộc sống thƣờng nhật (Mảnh đất tình yêu). Nhƣ vậy, thực tiễn sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, chính là sự xác quyết cho ý thức và khao khát kiếm tìm tiếng nói mới của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)