6. Đóng góp của luận văn
1.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ
An Khê có 2 dân tộc lớn là Kinh và Bahnar. Định cư sớm nhất trên đất An Khê là người Bahnar.Dân tộc Bahnar là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn – Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hóa, độc đáo ở đây, Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
Người Bahnar có các tên gọi khác: Bahnar Dưới Núi, Bahnar Đông, Bahnar Tây, Bahnar Trên Núi, Tơ Lô, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Kon Kđeh, A la Kông, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng.
Địa bàn cư trú của người Bahnar trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, và miền Tây của Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Họ cư trú trên nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu dốc đều có trang trí hình sừng, ở giữa làng được xây cất một ngôi nhà công cộng – nhà làng, nhà rông với hai mái vồng và cao vút.Người Bahnar sống chủ yếu nhờ trồng rẫy, nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt thổ cẩm, đan lát...
Bahnar vùng An Khê thuộc dòng Kon Kđeh dòng Bahnar này có quan hệ gần gũi với Bahnar Krem vùng Bình Định.
Ngữ âm và chữ viết tiếng Bahnar Kon Kđeh:
Địa bàn cư trú của đồng bào Bahnar ở hầu hết các xã của thị xã. Nhóm Bahnar ở An Khê là nhóm “Bahnar Kon Kdeh”(có nghĩa là người vùng thấp - Ala Kông), sinh sống chủ yếu ở vùng đất tương đối bằng phẳng, gần đường giao thông, có điều kiện giao lưu buôn bán với người Kinh nên trình độ dân trí khá cao. Nay là địa bàn các xã: Song An và xã Tú An
Chính vì vậy, hệ thống địa danh ở vùng đất này chủ yếu là ngôn ngữ bản địa và một bộ phận đặt theo tiếng Việt. Dân tộc Bahnar có hệ thống chữ viết cụ thể như sau:
Bộ chữ Bahnar có 29 chữ cái, gồm: a, â, b, ђ, č, d, đ, e, ê, g, h, i, j, k, l, m, n, ñ, o, ô, ơ, p, r, s, t, u, ư, w, y (riêng các chữ cái v, x chỉ được sử dụng để ghi các từ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác), trong đó có 24 phụ âm và 5 nguyên âm gốc.
Các chữ cái dùng để ghi các từ có nguồn gốc của các ngôn ngữ khác gồm: f, q, v, x, z.
Có 5 chữ cái ghi nguyên âm mở rộng: â, ê, ô, ơ, ư. Dấu phụ kết hợp gồm:
- Dấu phẩy trên “ ‘ ” để ghi âm câm trước các phụ âm: ‘n, ‘m, ‘l, ‘ng, ‘ngr, ‘ñ, ‘ml, ‘my, ‘mr, ‘r, ‘y.
Các âm đơn được ghi bằng 2 chữ cái gồm có 2 âm: dj, ng
Có 47 tổ hợp âm: bl, br, by, čh, čr, djr, dr, gl, gr, gry, gy, hl, hm, hml, hmy, hn, hng, hñ, hr, hy, jr, kh, khy, kl, kr, ky, ly, ml, mr, ny, my, ñr, ngl, ngy, ny, ph, phr, phy, pl, pr, py, sr, th, thy, tr, ty.
Có 187 vần: ač, ah, ai, aih, ak, al, am, an, ang, añ, ao, ap, ar, at, eč, eh, ek, el, em, en, eng, eñ, eo, ep, er, et, êh, êi, êm, ên, êng, ia, iač, iah, iak, ial, iam, ian, iang, iañ, iao, iap, iar, iat, ič, ih, ik, il, im, in, ing, iñ, iôh, iôk, iôt, iơh, iơk, iơl, iơm, iơn, iơñ, iơp, iơt, ip, ir, it, iu, oh, oi, ok, ol, om, on, ong, op, or, ot, ôč, ôh, ôi, ôih, ôk, ôl, ôm, ôn, ông, ôp, ôr, ôt, ơč, ơh, ơi, ơih, ơk, ơl, ơm, ơn, ơng, ơñ, ơp, ơr, ơt, ua, uač, uah, uai, uaih, uak, ual, uam, uang, uañ, uao, uap, uar, uat, uač, uah, uek, uel, uem, uen, ueng, ueñ, ueo, uep, uer, uet, uê, uêk, uêl, uêm, uên, uêng, uêñ, uêp, uêr, uêt, uh, ui, uih, uil, uim, uin, uing, uip, uir, uit, uk, ul, um, un, ung, uñ, uơ, up, ur, ut, uư, uưč, uưh, uưk, uưl, uưm, uưn, uưng, uưñ, uưp, uưr, uưt, ưč, ưh, ưi, ưih, ưk, ưl, ưm, ưn, ưng, ưp, ưr, ưt”.
Nguyên âm:
- Nguyên âm gốc: a, e, i, o, u.
- Nguyên âm dài: a, e, ê, i, o, ô, u, ư. - Nguyên âm phụ ngắn: ă, â, ĕ, ĭ, ŏ, ŭ.
Phụ âm:
- Phụ âm đơn: b,ђ, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, v, w, x, y. Phụ âm đơn mặt chữ giống tiếng Việt, phát âm khác: b, d, y, p.
Ngoài ngôn ngữ của dân tộc Bahnarbản địa thì ngôn ngữ chiếm số đông người dân ở An Khê mang đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ, cụ thể hơn là Nam Trung Bộ. Hệ thống thanh điệu có 5 thanh vì thanh hỏi và thanh ngã
nhập là một. Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc gồm có 23 phụ âm đầu, trong đó có các phụ âm uốn lưỡi (quặt lưỡi) /s,z,t /(chữ viết ghi là s,r,tr). Ở Nam trung bộ và Nam bộ có thể phát âm rung lưỡi /r/, tuy thiếu phụ âm /v/ nhưng lại có thêm bán nguyên âm / w-/ đứng ở vị trí phụ âm đầu; Âm đêm / -w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam, như khoác được phát âm thành khác, duyên được phát âm thành diên, rốn được phát âm thành rún,...Hệ thống âm cuối thiếu các âm / -n, - k/ , vì phát âm nhập với / n,-t/ ví dụ như: dính phát âm thành dứn,
lênh đênh thành lơn đơn.
An Khê vùng đất lành và trù phú nên đã thu hút khá nhiều cư dân vùng miền khác đến như cư dân miền Bắc, miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi…Chính sự đa dạng của cộng đồng dân cư nơi đây tạo nên giọng nói rất riêng cho cư dân vùng An Khê khó nhầm lẫn. Tiếng nói của cư dân An Khê vẫn là chất giọng của người Bình Định nhưng phát âm chuẩn xác hơn theo kiểu một nửa là giọng miền Bắc một nửa là giọng miền nam ví dụ: trước kia hay phát âm: phe phang, pha trương, phẻ gơ, ăng phỡ, cà phơ… thì nay phát âm tròn tiếng hơn nhưng giọng nói lại nhẹ hơn.
1.3.Kết quả thu thập và phân loại địa danh ở thị xã An Khê