6. Đóng góp của luận văn
3.5. Giá trị phản ánh vùng đất An Khê trong văn chương
3.5.1. Địa danh xuất hiện trong các sắc phong thần ở các đình miếu ở An Khê.
* Câu đối ở Đình Cửu An:
Phiên âm: “Tây Sơn nhị ấp, tiền nhân lưu công đức Thắng địa Cửu An, hậu thế tạc nghĩa tình”.
Dịch nghĩa:
“Vùng Tây Sơn nhị ấp, người trước còn nhiều công đức Cảnh đẹp đất Cửu An, lớp sau gìn vẹn nghĩa tình.”
Dịch đối:
“Tây Sơn nhị ấp, người trước lưu công đức Thắng địa Cửu An, đời sau tạc nghĩa tình.”
[27, tr 56] Câu đối ở đình Cửu An nhắc đến hai địa danh trên vùng đất An Khê tuy hai địa danh nhưng thực chất là một bởi: Tây Sơn nhị ấp: là tên gọi địa danh vùng Cửu An bây giờ nằm phía đông bắc của thị xã An Khê, là vùng người Kinh lên định cư sớm nhất. Sở dĩ gọi Tây Sơn nhị ấp vì nữa cuối thế kỉ XVIII, ấp Tây Sơn lúc bấy giờ có ấp Tây Sơn Nhất và ấp Tây Sơn Nhì. Vùng đất Cửu An ngày nay thuộc ấp Tây Sơn Nhì.
Phiên âm:
“Cửu ngưỡng oai linh, phúc chỉ cựu bồi danh thắng địa;
An cư lạc lợi, đức lân tái kiến thái hòa thiên.”
Ngụ ý: lấy chữ Cửu và An đứng trước hai vế để khẳng định địa danh của đình. Dịch đối:
“Ngửa cầu linh hiển, phước đến vun cao miền đất đẹp Mong ở yên vui, đức về mở rộng khoảng trời trong.”
* Câu đối ở đinh Tân Lai
“Tân cảnh đình trung đồng tín ngưỡng
Lai cầu thổ võ vĩnh an khương.”
Tạm dịch nghĩa:
“Cảnh mới giữa đình đồng lòng vì tín ngưỡng Lại mong đất thạnh mưa hòa mãi an khang.”
Dịch đối:
“Tân cảnh dân tin đình sáng mãi
Lai cầu mưa thuận đất tươi hoài.”
[27, tr 61] Đình Tân Lai được xây dựng cuối thế kỉ XVII, nay tọa lạc ở tổ 3 phường An Bình theo đường Trần Quốc Toản. Ngoài ra trong đình còn có bức hoành phi cẩn hướng mặt xuống án hội đồng tạc ba chữ : “Đình Tân Lai” và cặp liễn xà cừ
Phiên âm: “Sơn xuyên dục tú cầu chi xứ
Nhạc lãnh trừ tinh hưởng khắc thành.”
Tạm dịch nghĩa:
“Sông núi nuôi dưỡng tốt đẹp tìm nơi chốn Dãy núi Nhạc chứa tinh túy hưởng thành công.”
Dịch đối:
“Sông Ba tạo cảnh cầu an lạc Núi Nhạc ươm hoa hưởng thái bình.”
[27, tr 62] Địa danh sông Ba là con sông chạy qua An Khê bắt nguồn từ địa phận Kon Tum qua An Khê – Gia Lai , qua Phú Yên rồi ra biển. Sông ba vùng An Khê là chứng nhân một thời của bao sự kiện và con người đã đi vào lịch sử huyền thoại
- núi Nhạc: (núi Ông Nhạc) là danh sơn cao chót vót, sừng sững và trải dài vừa là thành quách vừa là tiền đồn canh giữ mặt Đông Nam, vừa là nơi tập luyện bộ binh, kị binh của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ chỉ huy. Gọi núi Ông Nhạc là tục danh tên gọi thân mật tên của Nguyễn Nhạc (Ông Hai Trầu, ông Biện Nhạc, Ông Nhược), dân quanh vùng gọi là Hòn Ông Nhược hoặc hòn Ông Nhạc đều được cả.
*Câu đối ở Thanh Minh Tự An Phú:
Phiên âm:
“An quốc an dân, sĩ - nông – công – thương giai phát đạt;
Phú nhơn phú cảnh, phúc – lộc – tài – đức đắc hưng thần.”
Tạm dịch nghĩa:
“Yên nước yên dân, sĩ – nông – công – thương đều phát đạt; Giàu người giàu cảnh, phước – lộc – tài – đức được tăng phần.
Dịch đối:
“An lạc nước nhà, trí thức công nông đều phát triển;
Phú cường dân cảnh, đức tài phước lộc được tăng thêm.”
[27, tr 75-76] Địa danh An Phú tức phường An Phú ngày nay được nhắc đến trong miếu Âm Hồn nay đổi tên là Thanh Minh Tự An Phú. Từ An Phú là địa danh gắn với tiền tố An với mong ước bao đời từ lúc sơ khai lập nghiệp của người Việt khi định cư trên vùng đất này với mong muốn yên ổn, an lành, giàu có phồn vinh.
Phiên âm:
“ An Khê tôn tạo cô linh mỹ; Kiều Việt phụng thừa cảnh sắc tân.”
Nguyễn Ngọc Bân thủ bút
“ Người An Khê tôn tạo âm hồn đẹp; Bạn Việt Kiều phụng gửi cảnh sắc tươi.”
Dịch đối:
“An Khê tôn tạo âm hồn đẹp;
Kiều Việt phụng thừa cảnh sắc tươi.”
[27, tr 78]
*Câu đối ở Chùa Tân Hòa
Phiên âm
“Tân ứng hữu thành, công đức truyền lưu danh bửu tự;
Hòa hưng lợi lạc, trang nghiêm hiện tại chấn thiền lâm.”
Phỏng dịch:
“Tân khởi tự nhiên thành, công đức thơm hoài ngôi bửu tự;
Hòa vui cơ hội đến, trang nghiêm sáng mãi chốn thiền lâm.”
[27, tr 88]
*Câu đối ở tự đường họ Nguyễn:
“Nhơn Mỹ nếp nhà xưa, chan chứa nguồn vui đào lý hội;
An Khê quang cảnh mới, dồi dào sức sống quế lan hương.”
(Tân gia, tự khánh hỉ, 6/1984)
An thổ bách niên mông lạc lợi; Khê tâm chỉ xích cộng xu bồi.
(An Khê thôn, nguyên thơ lại Đỗ Tấn Lợi, phụng cúng) Tạm dịch đối thoát ý:
Đất An Khê, trăm năm hằng vui lợi; Người An Khê, một dạ gắn vun bồi.
[26, tr 247]
Bảo Đại cửu niên hạ
Tung nhạc linh tiền Thần miếu vượng An Khê nhật lệ xã dân khương.
An Khê huyện, Lệ mục Võ tước, phụng cúng. - Tạm dịch đối thoát ý:
Trổi nhạc trước linh, vượng khí thành hoàng luôn bảo trợ Suối lành nay đẹp, xã dân ngày tháng mãi bình yên.
[26, tr 248]
An Sơn ngưỡng ta chung linh cửu; Khê thủy kỳ triêm phủ vũ tân
An Khê tổng, Tuần tổng Lê Chung, phụng cúng. Tạm dịch đối thoát ý:
Núi An Khê, ơn xưa cao vời bất tận; Suối An Khê, mưa mới nhuần thấm dài lâu.
[26, tr 249]
An ninh phú thọ di đa phúc; Khê độc sơn xuyên dục chí linh. Tạm dịch đối thoát ý:
Làng xã bình an nhiều phúc lợi; An Khê sông núi rất linh thiêng.
[26, tr 249]
3.5.2. Địa danh xuất hiện trong thơ ca dân gian ở thị xã An Khê.
Những vần thơ gắn liền với địa danh di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vùng đất Tây Sơn Thượng Đạo như các cụm di tích: Lũy An Khê, An Khê
Trường, Gò Chợ, HònBình, Hòn Nhược, Hòn Tào, Gò Kho –Xóm Ké… được thể hiện khá nhiều trong thơ ca dân gian nơi đây.
Chiều chiều dịt lậu bàu Sen
Anh ham phú quý bỏ em một mình (bàu Sen tức bàu Bà Mười Thiên ở Cửu An)
[ca dao – An Khê]
“Chim kêu dưới suối Đá Vàng
em còn chút mẹ cậy chàng viếng thăm”
[ca dao – An Khê]
“ An Khê nổi tiếng Hòn Bình
Ngày xưa Nguyễn Huệ ẩn binh chốn này”
[ca dao – An Khê]
An Khê có núi Hòn Kong
Có rừng Hảnh Hót, có dòng sông Ba
Miền quê mua nắng hài hòa Là nơi tụ nghĩa của nhà Tây Sơn.
[ca dao – An Khê]
“An Khê trường, An Luỹ thôn
Là nơi đầu não Tây Sơn dựng cờ Đâu nào thành lũy dinh cơ Sớm chiều sấm động cứ ngờ quân reo.”
[ca dao xưa]
“Nước trên nguồn chảy tuôn ra biển Cảm thương người một kiểng hai quê
Cầu Đôi liền lối đi về
Mịt mùng mây phủ An Khê, Phú Tài.”
“Không đi thì mắc cái eo Ra đi thì sợ cái đèo An Khê.”
[ca dao – tục ngữ An Khê] “An Khê có núi Hòn Kong
Có cầu suối vối Có dòng sông Ba
Có anh hùng Núp bahnar
Có khu tưởng niệm của thời Quang Trung.”
[ca dao – tục ngữ An Khê]
“Dương thờ thần hoàng thổ địa Âm cúng Tam kiệt Tây Sơn.”
[ca dao – tục ngữ xưa] “An Khê thế đất triền triền
Có làm ăn cho lắm cũng không tiền về xe.”
[26, tr 37]
An Khê đất rộng đẹp thay
Biết bao thắng cảnh mê say lòng người
Non Bình có hang Tối Trời
Lại thêm núi Nhược cao vời nẻo xa Cây cầy khỉ cổ ngân nga
Ngày xưa chiêng trống kéo ra đầy đường
An Lũy có An Khê Trường
Là nơi tụ hội mười phương anh hùng.
(21, tr. 27)
Ông Bình, ông Nhược, ông Tào
Ba ông đứng đó ông nào cao hơn Đồng Nai cho chí Quy Nhơn
Chẳng hòn nào nữa cao hơn ông Bình. ( 21, tr.25.26) “Củ mì An Lũy Lóng mía Kà Tung Chàng bòn Thiếp mót Đổ chung một gùi
Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
Chàng giận chàng đá cái gùi thiếp đi Chim kêu trong rẫy mía mì
Nghĩa nhân còn bỏ huống chi cái gùi.”
[26, tr 54]
“Chợ Gò tháng nhóm mười phiên
Là trường giao dịch hai miền ngược xuôi Bên thì Bok Nhạc người trời
Bên thì Ya Đố là tôi của Yàng Thượng – Kinh tay bắt tay quàng
Đổi trao hàng hóa đâu màng lợi riêng...”
[26, tr 61]
“Ai lên Xóm Ké – Gò Kho
Trước theo trại chủ, sau lo phận mình Bốn mùa nước chảy rung rinh Bên đồng nhiều lắm lươn chình cá tươi...”
[26, tr 66]
“Ai lên Xóm Ké An Khê
Hỏi thăm các bạn thợ rèn khỏe không? Rèn dao rèn cuốc rèn chông
Bán buôn Kinh – Thương lâu không thấy về. Muốn lên cách trở sơn khê,
Đèo cao mấy lớp, mây che mấy tầng. Thương nhau chẳng quản xa gần Sợ gặp “Ông xám” thọt chân chặn đèo
[21, tr.13]
“Ai về nhắn với Tả Giang
Trèo lên Xóm Ké trồng lang trồng mì...”
Xóm Ké có ruộng tứ bề,
Nhiều khe lắm suối, nước về quanh năm Ai về nhắn với Hữu Giang:
Trèo lên Xóm Ké vượt ngàn lập thôn Vui vườn vui bãi sớm hôm Can chi mà phải lầm than quê mình
[21,tr. 12 – 13]
“Dài rộng rừng cây chẳng đại ngàn Lưng sau vách núi lõm thành hang
Đá xây lớn tảng cao đè thấp Ruộng trước lầy ngăn địch khó sang”
[26, tr 67]
“An Khê có dòng sông Ba
Lượn lờ đổ nước vào sa Khổng Lồ
[26, tr 70]
“Lên ở Hòn Kong tự nẳm nay
thưởng thức trong cuộc chén vơi đầy...”
[27, tr 271]
An Khê, mảnh đất và con người nơi đây đã đấu tranh anh dũng, kiên cường, là vùng đất sông núi hữu tình. Như một mạch ngầm chảy trong lòng đất, mảnh đất An Khê từ trong kháng chiến chống Pháp cho đến ngày đất nước thống nhất, phong trào văn chương, văn nghệ không chỉ là sự duy trì của một dòng chảy mà còn được mở rộng, nâng cao để chảy xa hơn, trong hơn. Qua những câu chuyện kể, những áng thơ văn như dệt nên một bức tranh An Khê muôn vàn sắc màu. Nhờ những áng thơ giàu thanh điệu, cô đọng mà những địa danh ở thị xã An Khê được hiện lên đầy đủ những nét đẹp của quê hương, những nét riêng mà những địa danh khác không có được.
Ở Tây Sơn thượng đạo
Tác giả: Vương Tảo Tôi nghe trong hoa lá Trường sơn
Có hồn sông núi dậy từng cơn Phải chăng người xưa còn đâu đấy Những chàng trai nghĩa quân Tây Sơn Trong tiếng thác sông Ba rào rạc Nghe voi gầm ngựa hý quân reo Đây núi ông Bình núi ông Nhạc
Gió nhớ ai quấn quít bên đèo Tôi từ hạ đạo lên thượng đạo Cũng là dân chân lấm tay bùn Cày lại đồng Cô Hầu thuở đó Thêm yêu miền đất đỏ anh hùng
[38, tr 89]
Về An Lũy
Tác giả: Thi Nại Hà Nhớ lên An Lũy tựa quê ta
Đường đất đông tàn vương mạch đất Vườn hoa xuân đến tỏa hương hoa Thương ngôi đình cổ tường meo mốc Cảm cảnh người xưa dạ xót xa Ai đã vô tình quên Bok Nhạc Trách chi phế Lũy thuở can qua
[38, tr 90]
Nhớ An Khê
Tác giả: Thu Loan
Thì vẫn thị trấn nhỏ ven đường quốc lộ Như nhiều thị trấn tôi đã từng qua
Nhưng sao nhớ những khi mây mù giăng phủ Những khi một nửa trời mưa sa
Có phải bởi đèo An Khê ngót mười cây số Tôi chơi vơi nửa núi nửa đồng bằng
Có phải còn đó ngựa thần dựng bờm phi như gió Mang hồn Nguyễn Huệ sáng mãi ngàn năm.
Đây người mẹ đây người em năm xưa thắt lưng chịu đói Dành từng lon gạo hạt muối nuôi những đoàn quân Giặc khiếp sợ những căn cứ gắn liền với tên làng tên đất Từng đón tôi về như những người thân.
Thì vẫn còn những cơn mưa xốc xói Nắng chưa nguôi cháy trên da thịt người Tôi biết còn những nỗi lo đọng trong khóe mắt Những sợi tóc tháng ngày lặng lẽ bạc lặng lẽ rơi
Ước một lần lại đến núi Ông Nhạc, núi Ông Bình, Miếu Xà, thành An Lũy
Ngắm rừng xanh với hồn nước non xưa Ôm ghì đất thỏa một trời thương nhớ An Khê An Khê Rượu cần đã nồng chưa? [38, tr 91-92] Ký ức An Khê Tác giả: Đặng Quốc Khánh Còn đây phố núi An Khê
Sông Ba âm vọng lời thề non sông Chói ngời trang sử vàng son
Khí thuyết Tam Kiệt (*) anh hồn Ngô Mây
Tôi về phố núi sương bay
Vít cong cần rượu đong đầy nhớ nhung Mắt em ánh lửa bập bùng
Tóc tôi điểm bạc bỗng trùng trùng xanh.
[38, tr 95]
(*) Tam Kiệt là ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Mặt trời đêm An Khê
Tác giả: Văn Công Hùng Có một mặt trời bỗng thức giữa tim tôi
Đêm ào ào như thác
Em trao cho tôi tình yêu – cơn khát Sóng tràn bờ - vòng xoang
Đời thế đấy niềm vui là có thật Chân em mềm ru cỏ - ru tôi Tất cả lùi xa, tất cả là dĩ vãng
Chỉ có mặt trời – em – rực rỡ trong ngần
Tôi bé nhỏ giữa ào ào thác đổ
Nhịp chinh nghiêng thoát xác giữa vô cùng Và chới với giữa bạt ngàn mắt lửa
Vũ nữ ơi cơn lốc biển trên rừng
Cánh tay trần em nghiêng đêm về sáng Vó ngựa An Khê thậm thịch bãi Cô Hầu
Giông gió ạ, tạm ngừng đi đã nhé Lặng nghe tiếng hí tự ngàn xanh Thăm thẳm mặt trời miền cổ tích
Như vang trống trận thúc nghiêng thành Và tôi thức đêm nay cùng cơn khát Để nhận về một An Khê đam mê ...
[38,tr 99- 100]
TỊNH XÁ NGỌC TRUNG
Nam mô a di đà phật Tịnh an lưu đức bao đời
Tôn nghinh phật đạo An Khê đất hiền Cầu xin Quốc thái dân an
Ngọc Trung tịnh xá tu thiền quê tôi Nơi đây phong cảnh tuyệt vời
Tháp cao vời vợi tịnh thần nghiêm minh.
TRÔI THEO NỖI NHỚ
Tác giả: Châu Ly Ở nơi này cứ mỗi sáng mùa đông Tôi lặng lẽ một mình ra bến nước Mây trắng quá bên kia hồ Bến Tuyết
Lòng nghiêng nghiêng soi bóng ngã bên trời
Mấy giọt sương mù cứ nhè nhẹ rơi rơi Che khuất bóng chim bay về đầu núi Con đường nhỏ thoáng ai về bên suối Nở bâng quơ, tim tím cánh hoa rừng. Ở bên này, đầu con phố Quang Trung
Chân chưa mỏi đã về nơi cuối phố Dăm ánh mắt quen, vài gương mặt lạ
Gặp, chào nhau – thương như thuở nằm lòng.
Cây và đất đã nuôi tình khôn lớn Hai mươi năm cách ngăn vì thù hận
Hòn Kong ơi, núi vẫn thắm muôn trùng!
Sống một đời quanh quẩn với dòng sông Những sớm sương giăng, những chiều mưa đổ Nước chảy về đâu khi nguồn trơ trọi đá? Chiều sông Ba bên lở khóc – bên bồi...
Con dốc Cửu Sừng, muôn thuở cứ mồ côi Muôn thuở gió, buốt lòng ai xuống dốc Cứ nhớ cứ thương, tháng ngày cô độc: Con Suối Tre róc rách dưới chân cầu...
Mờ mịt bên trời tiếng ngựa hí, quân reo Thương mái ngói rêu phong Đình An Lũy
Ngày rợp bóng quân đi đoàn áo vải
Đất lưu danh Nguyễn Huệ chẳng phai nhòa.
Đêm chập chùng trên đỉnh Ngọn Mò – O
Bóng Nguyễn Nhạc ngồi chiêu binh mãi mã Lòng ái quốc của người dân hóa đá
Ngàn năm sau còn rạng tiếng anh hùng!
Để bây giờ, cứ mỗi sáng mờ sương Tôi lặng lẽ thả hồn trên bến nước...
1. Chương 3 là kết quả xem xét ý nghĩa của địa danh trong tổng thể các mối quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài ngôn ngữ; cả kiến thức dân gian và tri thức khoa học; tập trung làm rõ tính có lý do của các địa danh. Thực tế cho thấy, đại bộ phận địa danh đều gắn với những đặc điểm lịch sử, văn hoá, tâm linh, địa lý tự nhiên và ngôn ngữ.
2. Địa danh ở thị xã An Khê là chứng tích hùng hồn của lịch sử của nhân nhân An Khê qua các đài tưởng niệm, bia tượng niệm trên đất An Khê. Địa danh An Khê trò quan trọng tiến trình lịch sử của Việt nam thể hiện qua cụm di tích Tây Sơn Thượng Đạo.
Địa danh An Khê mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp thể hiện rõ nét nhất là số lượng địa danh chứa yếu tố bàu và rộc sử chiếm khá nhiều, thể hiện đặc điểm canh tác trên địa hình đặc trưng Tây Nguyên .
Về ngôn ngữ, sự nhận thức, tư duy của con người về nơi mình sinh sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự cấu thành các đơn vị địa danh. Các từ ngữ