Phân loại địa danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 35 - 42)

6. Đóng góp của luận văn

1.3.2. Phân loại địa danh

1.3.2.1. Phân loại theo đối tượng được gọi tên

a. Địa danh chỉ địa hình:

Biểu đồ 1: Biểu đồ thống kê qết quả thu thập địa danh chỉ địa hìnhtrên địa bàn thị xã An Khê 0 20 40 60 80 100 Địa hình tự nhiên Đơn vị hành chính Công trình xây dựng Địa danh vùng Tổng Tỷ lệ % Tỷ lệ %

Theo kết quả thu thập và biểu đồ thống kê ta thấy, số lượng địa danh chỉ địa hình tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là địa danh chỉ công trình xây dựng có tổng là 299 địa danh chiếm 33,1% và cuối cùng là địa danh hành có 72 địa danh với tỉ lệ 10,4%

b. Địa danh chỉ địa hình tự nhiên:

Cụ thể, toàn thị xã có391địa danh chỉ địa hình tự nhiên, chiếm 56,5 %, gồm có 21tiểu loại: núi, hòn (tự nhiên), dốc, bàu, đồi, hang, núi, rừng, sông, suối, thác, vườn…

Trong loại này, bàu có138chiếm tỷ lệ cao nhất 35,3%, tiếp đến là rộc 123 chiếm tỉ lệ 31,5 %, tiếp đến lànúi 23 chiếm tỉ lệ 5,9 %, những tiểu loại còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

c. Địa danh chỉ công trình xây dựng:

Biểu đồ 2: Biểu đồ thống kê kết quả thu thập địa danh chỉ địa hình xây dựng trên địa bàn thị xã An Khê.

Tổng số địa danh chỉ công trình xây dựng trên địa bàn thị xã An Khê là 229 đơn vị, chiếm 33,1% với 17 tiểu loại: bến xe, cầu, chợ, công viên, đập, đường, hồ (nhân tạo), kênh, khu bảo tồn, khu di tích, lâm trường, ngã ba, ngã tư, sân vận động, trạm,… 0 5 10 15 20 25 30 35

Cầu Miếu Trường Đình Đường

phố

Bến xe

Trong loại địa danh chỉ công trình xây dựng, đường chiếm tỉ lệ cao nhất, có 70 con đường chiếm (30,6%), những tiểu loại như trường 35 trường

chiếm (15,3%), cầu có 11 địa danh chiếm (4,8%), đình có 10 địa danh chiếm (4,4%), còn lại những tiểu loại khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

. Địa danh chỉ các đơn vị hành chính:

Biểu đồ 3: Biểu đồ thống kê kết quả thu thập địa danh chỉ địa danh hành chính trên địa bàn thị xã An Khê.

Số lượng địa danh đơn vị hành chính chiếm tỷ lệ phần trăm đứng thứ hai (sau địa danh chỉ địa hình). Cụ thể có 72 địa danh, chiếm 10,4 %, trong đó có 5 tiểu loại đứng sau các tiền từ: thị xã, phường, tổ dân phố, xã, thôn.

Trong địa danh chỉ các đơn vị hành chính, tổ dân phố chiếm tỷ lệ cao nhất với 35 đơn vị chiếm 48,6 %, tiếp đến là thôn với 21 đơn vị chiếm 29,2%

1.3.2.2. Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên

a. Địa danh thuầnViệt

Bảng 7: Bảng thống kê địa danh thuần Việt ở thị xã An Khê

STT Loại hình Thuần Việt Tỷ lệ

1 Địa hình tự nhiên 354 93,2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Thị xã Phường Xã Thôn Tổ dân phố Làng TỈ LỆ

2 Đơn vị hành chính 20 5,3

3 Công trình xây dựng 6 1,6

4 Địa danh vùng 0 0

Tổng 380 100

Biểu đồ 4: Biểu đồ thống kê kết quả thu thập địa danh thuần Việt trên địa bàn thị xã An Khê.

Số lượng địa danh thuần Việt so với tổng địa danh là 380/692 địa danh, chiếm 54,9%. Loại này tập trung ở địa danh chỉ địa hình tự nhiên.

Điạ danh Hán – Việt: có 209 /692 địa danh, chiếm 30,2% Địa danh Hỗn hợp: có 100/ 692 địa, danh chiếm 14,5%

Địa danh có nguồn gốc Bahnar đã được Việt hóa là 08/692 địa danh chiếm 1,2%, chiếm tỷ lệ thấp nhất, tập trung chủ yếu ở các địa danh hành chính (39 địa danh).

Ví dụ như: làng Pốt (xã Song An), làng Nhoi (xã Tú An), làng Pờ Nang (xã Tú An), làng Hòa Bình (xã Tú An)

0 20 40 60 80 100 Địa hình tự nhiên Đơn vị hành chính Công trình xây dựng Địa danh vùng Thuần Việt Tỷ lệ

Khi An Khê lên thị xã vào 24/12/2003 theo nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ các làng của của người đồng bào Bahnar chia tách về các huyện chỉ để lại 4 làng như đã nêu trên.

1.3.2.3. Phân loại theo số lượng âm tiết

a. Địa danh đơn âm tiết:

Theo thống kê ta có 242 địa danh đơn âm tiết trong tổng số 692 địa danh, chiếm 34,6%. Trong đó địa danh tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất. số lượng đơn âm tiết rơi vào tiểu loại địa danh bàu, rộc, núi Ví dụ: bàu Sen (xã Cửu An), bàu Đất (xã Tú An); rộc Nếp (xã Cửu An); đồi Thông(xã Song An);

núi Hai (xã Xuân An)…Tiếp đến là địa danh chỉ hành chính như:tổ dân phố1,2,3,4,5 (phường Tây Sơn); thôn 1, 2,3,3,…(xã Thành An)

b. Địa danh đa âm tiết

Địa danh đa âm tiết là địa danh có từ hai tiếng trở lên. Ở đây chúng tôi chia ra làm hai tiểu loại:

Địa danh 2 âm tiết: có 268 đơn vị trong 692 địa danh, chiếm 438,7%. Trong đó địa danh chỉ địa hình chiếm tỷ lệ cao nhất.

Địa danh có từ ba âm tiết trở lên tuy có số lượng thấp nhất có 184 địa danh chiếm 26,6% trong tổng số 692 địa danh. Chẳng hạn như: thôn An Điền Nam. Địa danh có 4 âm tiết như: rộc Dốc Dẻ Cháng Hai (xã Cửu An), khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo (phường Tây Sơn).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua sự trình bày một số cơ sở lí thuyết về địa danh nói chung và những nét khái quát về thị xã An Khê nói riêng, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Địa danh học là một chuyên ngành của Ngôn ngữ học và nghiên cứu địa danh là một vấn đề phức tạp cần hiểu rõ tính chất kí hiệu của địa danh, có sự nhìn nhận về nhận thức luận và đề hướng tiếp cận. Việc nghiên cứu địa danh trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá mới mẻ và

đang trong giai đoạn hình thành. Từ những cơ sở lí luận, đối tượng, phương pháp nghiên cứu về địa danh bước đầu được xác lập tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần bàn luận.

Qua khảo sát điền dã trên địa bàn thị xã An Khê, chúng tôi nhận thấy rằng: An Khê có địa hình giao thông hành chính khá thuận lợi là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai, là động lực cho tiểu vùng phía Đông của tỉnh. An Khê có truyền thống lịch văn hóa lâu đời với những mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà gắn liền với triều đại Tây Sơn.

Địa danh là một bộ phận của bộ môn từ vựng học. Vì vậy, nghiên cứu địa danh góp phần phản ánh ngôn ngữ thể hiện nhiều mặt như ngữ âm, ngữ pháp, phương ngữ. Thống kê cho thấy địa danh chỉ địa hình tự nhiên của thị xã An Khê chiếm số lượng khá lớn với 391 địa danh, chiếm 56,6% so với địa danh chỉ địa hình nhân tạo. Địa danh thuần Việt chiếm số lượng khá lớn tập trung ở các địa danh tự nhiên có 380 địa danh chiếm 54,9%, địa danh Hán – Việt có 209 địa danh chiếm 30,2%, tập trung ở địa danh hành chính và xây dựng. Địa danh có số lượng 2 âm tiết chiếm số lượng cao nhất với tỉ lệ có 268/692 chiếm tỉ lệ 38,7% so với các số lượng âm tiết còn lại. Qua thống kê địa danh ở thị xã An Khê cho thấy địa danh nơi đây khá đa dạng cả về số lượng địa danh theo địa hình , địa danh theo nguồn gốc ngữ nguyên và địa danh theo số lượng âm tiết.

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, là cửa ngõ phía đông của tỉnh Gia Lai, thị xã An Khê đã và đang hình thành và phát triển thu hút mọi tầng lớp dân cư về đây sinh sống, lập nghiệp. Vì thế, những vấn đề liên quan đến địa danh nơi đây cần được bảo tồn và gìn giữ.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH Ở THỊ XÃ AN KHÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)