Các phương thức định danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 46 - 55)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.3. Các phương thức định danh

Định danh hiểu nôm na là xác định tên gọi. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Định danh là “gọi tên sự vật, hiện tượng (nói về một chức năng của từ ngữ)” [3, tr.330] Mỗi địa danh đều được định danh bởi một phương thức cụ thể. Phương thức định danh ở thị xã An Khê dựa trên hai nguyên tắc cơ bản sau:

2.1.3.1. Phương thức tự tạo (PTTT)

Phương thức này dựa trên những chất liệu có sẵn để tạo nên một tên gọi cho một đối tượng địa lí nhất định, bao gồm các phương thức cụ thể sau:

*PTTT dựa vào đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên

Đây là phương thức mà nhân dân sinh sống lâu đời nhìn nhận đối tượng địa lí, dựa vào những đặc điểm nổi bật, ấn tượng về hình dáng, kích thước, màu sắc, tính chất nhằm đặt tên cho đối tượng địa lí đó.

Cách định danh này thường áp dụng phổ biến cho các địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh chỉ công trình xây dựng ít áp dụng cho địa danh hành chính và địa danh vùng .

a). PTTT dựa theo hình dáng, kích thước của đối tượng

Khi quan sát một đối tượng địa lí hầu như ta sẽ ấn tượng với hình dáng kì lạ, độc đáo thường gây ấn tượng mạnh mẽ và khắc sâu dấu ấn trong tâm trí con người. Ở An Khê, có một số địa danh được định danh theo cách thức này. Ví dụ:

- đèo An Khê nguyên tiếng Bahnar gọi là đèo Măng tức là đèo cửa mở, đèo quanh co uốn khúc quanh chân núi Ông Bình dài gót 10 cây số, ngoằn ngoèo hiểm trở, uốn lượn. Ngoài ra còn có dốc Chàng Hảng, ghẹo Cây Khế, cây Ké, cây Cầy.

- hang Tối Trời ( xã Song An): bởi lòng hang sâu vào lòng núi ánh mặt trời ít lọt vào hang, lòng hang rộng, có nhều ngóc ngách hang ngầm,vách đứng vách xiên thiên hình vạn trạng, xung quanh hang rất nhiều cây cối bao phủ ở xa không thể nhìn thấy miệng hang, trong hang ngày cũng như đêm phải dùng dụng cụ soi sáng mới thấy đường đi nên gọi là hang Tối Trời.

- rộc Bùng Binh (phường Ngô Mây) rộc này có hình dạng tròn như bùng binh và có rất nhiều ngả rẻ giống như ngã 5 ngả 7 để đi vào rộc.

- rộc Lớn (xã Xuân An): rộc có quy mô rộng lớn đến cả hec ta theo cách tính của cư dân Việt vùng An Khê nên gọi là rộc Lớn.

- rộc Trẹc ( xã Xuân An) rộc này khá thấp và cạn. b). PTTT dựa theo tính chất của đối tượng

Tính chất của đối tượng cũng là một trong những đặc trưng gây ấn tượng mạnh mẽ của một số đối tượng địa lí, ban đầu được gọi một cách thông thường, lâu dần trở thành tên gọi của đối tượng. Ở thị xãAn Khê, một số địa danh được định danh theo phương thức này, ví dụ:

- Ngã ba Chợ Cũ (phường Tây Sơn) chợ này hiện nay không còn nữa khi thị xã An Khê thành lập chợ An Khê nhưng người dân vẫn quen gọi chợ cũ và để phân biệt các ngã ba thì người dân An Khê chọn địa điểm chợ cũ để gọi tên.

-núi Hai (xã Xuân An) núi này có hai núi cách nhau trước sau gọi là núi Hai Trong và núi Hai Ngoài.

c). PTTT dựa theo màu sắc của đối tượng

Màu sắc của đối tượng địa lí là một trong những ấn tượng đầu tiên của đối tượng khi tác động đến giác quan của con người và thường đặttheo công thức Thành tố A + màu sắc = tên gọi chính thức của đối tượng. Tại thị xãAn Khê, có một số địa danh được định danh theo phương thức này, ví dụ:

-núi Đá Đen (xã Song An): núi này có đá tảng nhiều và màu sắc đá là màu đen.

- hòn Gạch (xã Song An): màu sắc bề mặt núi có màu đỏ như gạch. - hòn Vôi (phường Ngô Mây): hòn này có bề mặt đá màu trắng bạc nhìn như vôi.

*PTTT dựa vào sự vật, hiện tượng, yếu tố liên quan đến đối tượng

a). PTTT gọi tên theo một đối tượng cùng loại: theo phương pháp so sánh đối tượng này cùng loại với đối tượng khác, ví dụ:

- rộc Dây (phường Ngô Mây): rộc này không có diện tích lớn dựa vào địa hình uốn lượn và diện tích hẹp và kéo dài như sợi dây.

b). PTTT dựa theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác

Trong không gian, một đối tượng địa lí thường được xác định dựa theo vị trí của nó so với một đối tượng khác (ở phía bên trái, phải, trong, ngoài, trên, dưới, đông, tây, nam, bắc, trước, sau so với đối tượng ấy). Trong các phương thức định danh, đây là một phương thức khá phổ biến ở nhiều nơi. Tại An Khê, có một số địa danh được gọi tên theo phương thức này, ví dụ:

- thôn An Điền Bắc ( xã cửu An): thôn có vị trí hướng về phía bắc. - thôn An Điền Nam ( xã Cửu An): thôn có vị trí hướng về phía nam. c). PTTT gọi tên theo người nổi tiếng trong vùng

Ở một số địa phương, tên người có công khai phá, sáng lập, tạo ra biến cố hoặc người có nhà ở gần một đối tượng địa lí nào đó trở thành tên gọi cho nhiều địa danh. Gọi tên địa danh theo tên người có công khai phá, sáng lập, tạo biến cố hay có nhà ở gần và thường có công thức như sau: Phức hợp địa danh =Thành tố A+ Tên người.

-bàu Bà Mười Thiên ( xã Cửu An): bàu này của bà mang tên Mười Thiên. -bàu Dáng Hương (xã Cửu An): bàu này thuộc khu vực đất của cô Dáng Hương ngày xưa, giờ là bà Dáng Hương.

-bàu Bà Dây (xã Xuân An): bà Dây là người có công tôn tạo bàu này. -bàu Ba Thảo (xã Thành An): Bàu này thuộc quyền quản lý của ông Ba Thảo. d). PTTT dựa theo nhân vật, sự kiện lịch sử, danh nhân văn hóa có liên quan đến đối tượng

Đây là trường hợp rất phổ biến với các đối tượng là phố danh. Để ghi nhớ, tưởng niệm công lao, đóng góp của các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, người ta đặt tên người/sự kiện đó cho đối tượng (chủ yếu là đường phố). Trên địa bàn An Khê, có nhiều đường phố được đặt tên theo phương thức định danh này, ví dụ:

-đường Quang Trung, đường Nguyễn Huệ, đường Nguyễn Nhạc, đường Nguyễn Lữ, đường Bùi Thị Xuân, đường Đỗ Trạc, đường Anh Hùng Núp

Đây là cách đặt tên đường theo tên gọi các nhân vật lịch sử như vua chúa, quan tướng và các chiến sĩ cách mạng ngày xưa.

e). PTTT dựa theo tên cây cỏ, con vật sống trong/gần đối tượng

Ở một số đối tượng địa lí chỉ địa hình tự nhiên, cây cỏ, con vật sinh sống trong đó thường có số lượng lớn, trở thành đặc trưng của đối tượng và thường có công thứcThành tố A+ tên cây cỏ, con vật phương thức định danh đối tượng địa lí theo tên gọi của cây cỏ, con vật sống nhiều trong/gần đối tượng. Ở An Khê, có một số địa danh được định danh theo phương thức này, ví dụ:

- bàu Sen ( xã Cửu An): trước đây trong bàu này có nhiều cây sen mọc. - bàu Vườn Cau (An Phước): bàu có vị trí gần vườn cau.

- đập Hòn Cỏ ( xã Song An): đập này cạnh hòn cỏ, núi này khá thấp nhiều cỏ và cây bụi.

PTTT gọi tên theo cầm thú sống hoặc vật nuôi.Ở An Khê, có một số địa danh được định danh theo phương thức này, ví dụ:

- bàu Ngựa Tía (xã An Phước): trước đây bàu này có đàn ngựa tía chiều về hay được cho uống nước và chăn thả gần bên.

- hang Cọp (phường Ngô Mây): hang nay ngày xưa có cọp (hổ) sinh sống.

f). PTTT dựa theo địa hình tự nhiên

Đây là phương thức dựa vào tên của địa hình tự nhiên nơi ở gần hoặc bao chứa đối tượng để gọi tên đối tượng. Tại An Khê, có một số địa danh được đặt tên theo phương thức này, ví dụ:

- dốc Ổ gà (phường An Bình): ngày xưa hai bên dốc mọc khá nhiều cây dã quỳ, gà rừng thường đẻ trứng ở đó nên gọi dốc ổ gà

- bến Cù Lần (xã Xuân An): trước đây hai bến sông này là nơi có khá nhiều cá thể cù lần trú ngụ.

g). PTTT dựa theo vật thể phổ biến hoặc nổi bật ở trong/trên đối tượng Một số đối tượng địa lí, chủ yếu là địa hình tự nhiên, có chứa một loại vật thể nổi bật, đặc trưng cho đối tượng đó và thườngtheo công thức Thành tố A + tên vật thể, lâu dần trở thành tên địa danh. Ở An Khê, có một số địa danh được đặt tên theo phương thức này, tiêu biểu như:

- suối Đá Trải (xã Xuân An): suối có khá nhiều đá trãi dọc hai bên bờ. - gò Đá (phường An Bình): gò này khá nhiều đá thạch anh trắng. h). PTTT dựa theo nguồn gốc của đối tượng

Gọi tên đối tượng địa lí theo quê hương, quốc tịch của những người xây dựng, sáng lập, gây biến cố đối với đối tượng đó là phương thức định danh theo nguồn gốc: Hàn Quốc có thể kể ra một số trường hợp như: đồi Đại Hàn.

i). PTTT dựa theo truyền thuyết, tín ngưỡng của người dân địa phương Nhiều địa danh có tên gọi bắt nguồn từ một sự kiện, nhân vật hư cấu xuất phát từ trong truyền thuyết, tín ngưỡng của người dân.Đây là một trong những phương thức định danh đối tượng địa lí khá phổ biến, nhất là ở những vùng người dân có đời sống tâm linh – tinh thần phong phú. Ở An Khê, có một số địa danh được đặt tên theo phương thức này, ví dụ:

-miếu Xà (xã Song An): tương truyền Nguyễn Huệ vâng lời anh đưa toán tân binh từ rừng Mộ Điểu đến hòn Ông Bình tập luyện. Vừa cách đầu đèo nửa dặm, thấy 2 con mãng xà to lớn nằm chắn ngang giữa đường tìm cách dâng long đao cán đen lưỡi sáng cho Nguyễn Huệ xong biến mất, để ghi nhớ công ơn của thần xà Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ tục gọi là miếu Xà nay ở thôn An Thượng, xã song An, thị xã An Khê.

- vực Bến Thuyền ( phường An Bình) tương truyền rằng, An Khê năm nào hạn hán gay gắt. Chính quyền địa phương tổ chức cầu đảo và tắm Phật tại vực này bởi vực rất linh thiêng và khi tắm Phật xong trên đường về thì trời đổ mưa…

Kể rằng: Thợ câu nép mình trong bụi rậm mà ngủ, bổng gió thổi ào ào lướt qua, một con rắn hổ mang cực kì to lớn nghểnh cao cổ lướt 3 vòng trên

bờ vực rồi biến mất. Chợt giữa vực sóng nổi từng vồng, một con rắn nước lớn gần bằng cái nia nổi lên mặt nước không phát hiện điều gì lại lặn xuống nước, chặp lâu thuyền bè từ đáy vực nổi lên, cờ bay phấp phới, nhạc trổi dặt dìu mỗi thuyền chừng bốn đến năm vị mũ cao áo dài…ông thợ câu sợ quá hắc hơi sặc sụa, đoàn thuyền biến mất. Vực có tên vực Bến Thuyền từ đó.

*PTTT bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên

Trong hệ thống địa danh ở Việt Nam nói chung, ở An Khê nói riêng, địa danh được đặt tên theo phương thức ghép các yếu tố Hán Việt có số lượng khá lớn. Những địa danh này phần lớn đều có lịch sử lâu đời, do chính quyền phong kiến hoặc ông bà ngày xưa đặt

Ngoài ý nghĩa hành chính (hầu hết các địa danh Hán Việt đều là địa danh hành chính), các địa danh này còn phản ánh ước muốn về cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tốt đẹp. Hầu hết chúng đều là những từ ghép song tiết, đẳng lập hoặc chính phụ, được ghép bởi những từ Hán Việt có sắc thái biểu cảm dương tính.

Vào thế kỉ XVII, đời sống nhân dân khu vực miền trung lâm vào tình cảnh khốn khó, họ tìm cách di cư đến vùng đất mới trước trốn sưu cao, thuế nặng, sau tìm đường làm ăn, trong đó khu vực phía tây đặc biệt là Tây Nguyên được họ lựa chọn đặt chân đến. Vùng đất lạ được cho là “ rừng thiêng nước độc” với mong nuốn bình an, yên lành nên trong tri nhận những địa danh, thôn ấp lúc bầy giờ đều có tiền tố và hậu tố An trong địa danh của mình. Từ ngữ Hán Việt tạo cảm giác trang trọng trong địa danh hành chính.

Ở An Khê, hầu hết các địa danh được định danh theo phương thức ghép các yếu tố Hán Việt đều bắt đầu yếu tố An và thường xuất hiện trong địa danh hành chính.

Công thức 1: Tiền tố “An” + từ tố Hán- Việt

Ví dụ: An Bình, An Phú, An Phước, An Tân, An Thượng… Công thức 2:Từ tố Hán – Việt + hậu tố “An”

*PTTT bằng cách dùng số thứ tự để đặt tên

Phương thức định danh này thường dùng cho các đối tượng địa danh hành chính. Các địa danh được đặt tên bằng số thứ tự thường nằm trong một hệ thống và có cùng một phạm vi tương đương. Ở An Khê, một số địa danh hành chính được gọi tên theo phương thức này. Ví dụ:

-phường An Bình: tổ dân phố 1; tổ dân phố 2; tổ dân phố 3,… -phường An Phú: tổ dân phố 1; tổ dân phố 2; tổ dân phố 3,…

-phường An Phước: tổ dân phố 1 ; tổ dân phố 2; tổ dân phố 3,… - phường An Tân: tổ dân phố 1; tổ dân phố 2; tổ dân phố 3,… -phườg Ngô Mây: tổ dân phố 1; tổ dân phố 2; tổ dân phố 3,… - phường Tây Sơn: tổ dân phoos1 ; tổ dân phố 2; tổ dân phố 3,… ,

*PTTT bằng cách phái sinh từ địa danh ban đầu

Một số đối tượng địa lí ra đời sau, có mối quan hệ gần gũi với một đối tượng địa lí trước đó. Để gọi tên nó, người ta sử dụng tên của địa danh ban đầu và thêm vào một số yếu tố để phân biệt. Yếu tố này có thể là số, chữ hoặc cả hai. Đây là cách đặt tên theo phương thức phái sinh từ địa danh ban đầu. Phương thức này nhằm mục đích để phân biệt, đồng thời làm phong phú trong cách gọi tên của hệ thống địa danh. Ở An Khê, có một số địa danh được đặt theo phương thức này, theo công thức:

Từ Hán- Việt+ số đếm Ví dụ: Thôn Thượng An 1 Thôn Thượng An 2 Thôn Thượng An 3 Thôn An Thượng 2 Thôn An Thượng 3

2.1.3.2. Phương thức chuyển hóa (PTCH)

Theo thời gian, cùng với sự ra đời của nhiều đối tượng địa lí mới, địa danh không ngừng phát sinh. Từ những địa danh ban đầu, nhờ phương thức chuyển hóa, nhiều địa danh mới ra đời. Có nhiều phương thức chuyển hóa địa danh khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong hệ thống địa danh trên địa bàn An Khê, có những phương thức chuyển hóa địa danh phổ biến sau:

*PTCH trong nội bộ một loại địa danh a. Trong loại địa danh chỉ địa hình tự nhiên

- hòn Cỏ > hồ Hòn Cỏ

- hòn Ông Bình > Núi Ông Bình.

b. Trong loại địa danh chỉ công trình xây dựng

- tượng đài Quang Trung >công viên Quang Trung > đường Quang Trung. - đường Ngô Mây > tượng đài Ngô Mây

*PTCH giữa các loại địa danh

a. Chuyển hóa từ địa danh chỉ địa hình tự nhiên sang các loại khác

- núi Ông Bình> khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo núi Ông Bình - rộc Dừa > Khu di tích chiến thắng Rộc Dừa

Hòn Bùi > Khu di tích chiến thắng hòn Bùi

b. Chuyển hóa từ địa danh chỉ công trình xây dựng sang các loại khác - An Khê Đình > khu di tích lịch sử An Khê Đình

- An Khê Trường > Khu di tích lịch sử An Khê Trường

c. Chuyển hóa từ địa danh hành chính sang các loại khác

- xã Song An > Khu công nghiệp Song An -phường An Bình > cụm công nghiệp An Bình

*PTCH từ nhân danh, hiệu danh sang địa danh a. Chuyển hóa từ nhân danh sang địa danh

Một số nhân danh là tên của các danh nhân (vua, tướng lĩnh, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà cách mạng…) có

liên quan ít nhiều đến An Khê được chuyển hóa thành tên của một số địa danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)