6. Đóng góp của luận văn
2.1.1. Thành tố chungvà thành tố riêng
Địa danh gắn liền với tên gọi đặc trưng của mỗi vùng miền. Trên thế giới, có vô số địa danh khác nhau. Chỉ riêng ở một khu vực, một địa phương, số lượng địa danh cũng lên đến hàng trăm. Vậy, các địa danh có đặc điểm chung gì về hình thức phân biệt chúng với những danh từ riêng khác?
Tương tự như vậy, trong nội bộ địa danh, có những địa danh thuộc những tiểu loại khác nhau, mặc dù hình thức ngôn ngữ (âm đọc, chữ viết) của chúng khá giống nhau. Ví dụ: phường Ngô Mây, trường Ngô Mây.. . Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những địa danh như vậy, người ta vẫn phân biệt được những tiểu loại khác nhau của chúng. Vậy, đặc điểm chung nào đã giúp người tiếp xúc không bị lẫn lộn giữa các địa danh khác nhau nhưng có hình thức ngôn ngữ khá giống nhau này?
Đó chính là chính mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thành những công thức ngôn ngữ ngắn gọn. Người ta gọi đó là mô hình cấu tạo địa danh. Chính nhờ mô hình này mà người ta có thể phân biệt được địa danh với các danh từ riêng khác cũng như không nhầm lẫn giữa các tiểu loại địa danh khác nhau.
Có hai quan niệm về cách xác định địa danh:
+ Quan niệm thứ nhất cho rằng: đường Quang Trung, phường An Phú, cầu Sông Ba, núi Ông Nhạc…là địa danh.
+Quan niệm thứ hai cho rằng, chỉ có Quang Trung, An Phú, Sông Ba, Ông Nhạc… mới là địa danh, còn những chữ không viết hoa đường , phường, cầu, núi là các thành tố chung.
Chúng tôi thống nhất với quan niệm thứ hai này khi nghiên cứu địa danh ở thị xã An Khê.
Lê Trung Hoa trong công trình Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh đã nói rất rõ cấu tạo của địa danh như sau: “Trước địa danh Việt Nam ta có thể đặt danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh và yếu tố chung này không phải là thành tố của địa danh nên không viết hoa” [12; tr.28].
Như vậy, ta có thể mô hình hóa mô hình cấu tạo địa danh như sau:
Phức thể địa danh = Tên chung chỉ tiểu loại địa danh + tên riêng
Trong đó:
Tên chung chỉ tiểu loại địa danh = Thành tố A Tên riêng địa danh cụ thể là Thành tố B. Ta có mô hình khái quát như sau:
Phức thể địa danh = Thành tố A + Thành tố B
Trong đó Thành tố A tức tên chung chỉ tiểu loại địa danh đứng trước Thành tố B, tức tên riêng hay là địa danh và được viết thường; có tính chất chung, mang tính khái quát, nội dung mang tính chỉ một loại cho một đối tượng địa lí nhất định, cụ thể. Về đặc trưng của thành tố chung.
Xét trong các địa danh sau: đường Quang Trung , phường An Phú, cầu Sông Ba, núi Ông Nhạc thì đường, phường, cầu, núi là các thành tố chung; nhờ đó mà ta xác định được loại hình địa lí của các địa danh trên. Tương tự, xét trong các địa danh sau: đường Quang Trung, công viên Quang Trung, tượng đài Quang Trung thì các từ đường, công viên, tượng đài là những thành tố chung vì chúng đứng trước, không viết hoa; nhờ chúng mà ta có thể phân biệt được ba địa danh có hình thức khá giống nhau này.
Thành tố đứng sau, tức thành tố B được gọi là tên riêng hay là địa danh. Thành tố này được viết hoa. Khác với thành tố chung mang tính khái quát, chỉ loại; thành tố riêng mang tính cụ thể, biệt loại. Nội dung của chúng chỉ cho tên riêng của mỗi đối tượng địa lí khác nhau, giúp ta có thể khu biệt, nhận diện, xác định được các địa danh một cách chính xác.
Ví dụ, xét trong các địa danh thị xã An Khê sau: đường Bùi Thị Xuân, đèo An Khê, trường Ngô Mây thì các từ: Bùi Thị Xuân, An Khê, Ngô Mây là những tên riêng, tức những thành tố B.
Giữa thành tố A và thành tố B có mối quan hệ khắng khít với nhau. Xét về bản chất, thành tố A mang tính khái quát, chỉ loại, có thể hiểu được nhưng không thể xác định cụ thể, do đó thường mang tính chất mơ hồ, chung chung. Ví dụ, các thành tố Bùi Thị Xuân, An Khê, Ngô Mây ai cũng có thể hiểu nhưng không thể xác định cụ thể là những dốc, đèo, đường, xã, phường nào. Ngược lại, thành tố B mang tính cụ thể, biệt loại, có thể nhận ra ngay nhưng nhiều khi lại không xác định được loại hình địa lí.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa hai thành tố, có một điểm đáng chú ý như sau: Một thành tố A có thể là yếu tố chung cho nhiều phức thể mô hình địa danh. Cũng vậy, một thành tố B có thể là yếu tố riêng cho nhiều phức thể mô hình địa danh khác nhau. Dĩ nhiên, trường hợp thành tố B xuất hiện trong nhiều mô hình phức thể địa danh không nhiều như trường hợp thành tố B. Ví dụ, thành tố A đường có thể làm thành tố chung nhiều địa danh khác nhau như đường Đỗ Trạc, đường Ngô Gia Tự, Bùi Thị Xuân, đường Ya Đố…Tương tự, một thành tố B Quang Trung có thể làm thành tố riêng cho nhiều địa danh như đường Quang Trung, công viên Quang Trung, trường THPT Quang Trung.
Căn cứ vào mô hình cấu tạo địa danh như đã trình bày ở trên, đồng thời dựa vào kết quả trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại và nghiên cứu địa danh thị xã An Khê, luận văn khái quát mô hình phức thể cấu tạo của địa danh thị xã An Khê như trong mô hình 1 dưới đây.
Mô hình 1: Cấu trúc phức thể địa danh thị xã An Khê
Phức thể địa danh
Thành tố A Thành tố B
Ví dụ: Tương ứng với các yếu tố 1, yếu tố 2 của thành tố A; các yếu tố 1, yếu tố 2, yếu tố 3 của thành tố B, có mô hình phức thể cấu tạo của một số địa danh ở TX An Khê như sau:
Phức thể địa danh
Thành tố A Thành tố B
Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3
rộc Gáo
bàu Rộc Tới
khu di tích Tây Sơn Thượng đạo
thôn An Điền Nam
Như vậy, qua hai mô hình trên, có thể thấy, phức thể cấu tạo của địa danh thị xã An Khê gồm 2 bộ phận là thành tố A và thành tố B. Trong đó, thành tố A có từ 1 đến 2 yếu tố, thành tố B có từ 1 đến 3 yêu tố. Theo như thống kê của chúng tôi, trong hệ thống địa danh thị xã An Khê, thành tố A có 32 đơn vị chỉ loại hình địa danh. Trong đó, loại một yếu tố chiếm đa số.