6. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Một số địa damh có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng
Phần lớn địa danh An Khê đều có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng. Hầu hết các địa danh sơn danh, thủy danh, phố danh… được chính quyền và nhân dân đặt đều gắn với một ý nghĩa cụ thể. Trong những phần trước, nhiều địa danh đã được chúng tôi giải thích nguồn gốc và ý nghĩa. Ở phần này, chỉ giải thích thêm nguồn gốc, ý nghĩa của một địa danh “độc đáo”, gây ấn tượng đối với nhiều người, nhất là du khách phương xa lần đầu đến An Khê:
An Tân (phường) thuộc thị xã An Khê, thành lập theo Nghị định sô 155/2003/NĐ-CP, ngày 09-12-2003 của Chính phủ trên cơ sở 457,35 ha diện tích tự nhiên và 3.034 nhân khẩu của thị trấn An Khê. An là yên, Tân có nghĩa là mới. dịch thoát nghĩa là mảnh đất mới an lành.
Địa giới hành chính phường An Tân: đông giáp phường An Phú và xã Song An; tây giáp phường An Bình; nam giáp các phường An Phú, Tây Sơn; Bắc giáp các xã Thành An, Song An.
Đến giữa năm 2008, phường An Tân có dân số 3.367 người, 8 tổ dân phố.
An Thạch (thôn) vốn là một làng thuộc xã Cửu An. Vì vị trí ban đầu của làng ở phía tây núi Hai (nơi có hai hòn núi đứng kế nhau). Núi này có nhiều đá trắng, từ trong làng nhìn lên là những khối đá đập ngay vào tầm mắt. Theo
lời thầy bói, đá trắng nhìn vào làng là không tốt, nên dân phải dời làng từ An Thạch 1 sang vị trí mới (An Thạch 2, nay là thôn An Thạch xã Xuân An).
An = An/Yên bình, Thạch = Đá.
Xuân An (xã) có 4 thôn được mang tên An Xuân là: An Xuân 1, An Xuân 2, An Xuân, An Thạch thuộc thị xã An Khê – nằm trên đường tỉnh 669 từ An Khê đi KaNak.
Theo cụ Nguyễn Phúc, sinh năm 1917, nay ở thôn Cửu Đạo 2: Khoảng năm 1910, các ông bộ Trà, bộ Thất, xã Long đều là những người họ Nguyễn từ khu vực Cửu An đã tiến về phía tây, khai khẩn vùng đất nay là An Xuân 2 để làm ruộng. Vài ba năm sau, các ông mới quy tụ thêm từ đồng bằng lên (chủ yếu là người từ Bình Định và Huế) lập làng An Xuân.
Cụ Nguyễn Phúc giải thích về tên làng: an tức là yên, còn xuân là mới
(so với các làng đã lập trước trong khi vực Cửu An) với ước mơ làng mới lập có cuộc sống bình yên.
Xã Xuân An không ở dọc theo trục đường, mà ở sâu trong vùng ruộng phía đông đường 669, đoạn tiếp giáp giữa An Xuân 1 và An Xuân 2 bây giờ (trên đường rẽ vào thôn An Thạch). Hiện tại An Xuân 2 còn có đình An Xuân được lập từ những năm mới lập làng. An Xuân 3 là thôn mới hình thành năm 1995 trên cơ sở dân từ An Xuân 1 và An Xuân 2 tách ra.
Cửu An (xã) thuộc thị xã An Khê, cách trung tâm thị xã 12 km về phía đông bắc. Xã Cửu An hiện nay: Đông giáp xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định); tây giáp xã Thành An (thị xã An Khê); bắc giáp xã Tú An (huyện Kbang); nam giáp xã Song An (thị xã An Khê).
Xã Cửu An có 5 thôn là: An Điền Nam, An Điền Bắc, An Bình, Phước Bình và Cửu Định.
Đất Cửu An là vùng được người Việt lên khai phá từ giữa thế kỷ 17. Đây là một trong hai ấp có người Việt lập nghiệp sớm nhất ở Gia Lai. Sách Hoàng
lê Nhấtthống chí ghi: “Ấp Tây Sơn thuộc địa phận xứ Quảng Nam... Khoảng năm Thịnh Đức (1653 – 1657), quân nhà Nguyễn đánh ra Nghệ An, chiếm được 7 huyện phía nam sông Cả rồi bắt tất cả dân cư đưa về Nam cho sống ở vùng Tây Sơn” [34,90].
Ấp Tây Sơn thời bấy giờ có ấp Nhất và ấp Nhì. Ấp Nhì chính là Cửu An [54]. Theo nhân dân địa phương thì An Điền Bắc và An Điền Nam là 2 làng gốc, quy tụ những người Việt đầu tiên lên Gia Lai. Các làng còn lại thành lập muộn hơn. Cửu An cũng là một trong những vùng đất thuộc căn cứ địa Tây Sơn thượng đọa của anh em Tây Sơn trong buổi đầu dấy binh khởi ngĩa (1771 – 1773).
ĐìnhCửu An được xây trên một đồi thấp thuộc thôn An Điền Bắc để thờ bổn cảnh thành hoàng. Bản văn tế tại đình này hiện nay là văn tế xin từ đình An Lũy nên cũng có danh sách các vị thần của An Lũy là:
Bạch mã thượng đẳng thần
Thiên Y Ana diễn ngọc phi tôn thần Tam vị thái tử tướng quân
Thượng, trung, hạ, đẳng dương thần liệt vị Thượng, trung, hạ, đẳng âm thần liệt vị Tiên nông, tiên sắc chi thần
Bản xứ thổ địa chính thần
Kim niên hành khiển hành binh chi thần Sơn lâm chúa sứ chi thần
Ngũ cơ thần tượng chi thần
Thổ công, táo quân, tiền hiền, hậu hiền.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực đình bị tàn phá trơ trụi. Đầu 1971 đình Cửu An được khôi phục.
Đình có 3 gian, quay về hướng nam, gian giữa thờ Bản Cảnh Thành Hoàng và nhiều vị thần khác, gian bên phải là Thanh Minh Tự, gian bên trái
là Hương Vọng Đường thờ các vị tiền hiền, hậu hiền người có công tổ chức khai hoang lập làng. Hàng năm vào tháng 2, tháng 8 âm lịch dân làng cúng đình rất long trọng. Đình Cửu An là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Trước kia, việc cúng tế tại đình Cửu An theo chu kỳ cứ 12 năm tả thổ một năm tế bằng trâu.
Tây Sơn (phường) thuộc thị xã An Khê. Phường Tây Sơn, được thành lập theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP, ngày 09-12-2003 của Chính phủ trên cơ sở 327,75 ha diện tích tự nhiên và 11.568 nhân khẩu của thị trấn An Khê. Phường Tây Sơn lấy tên gọi theo địa giới của An Khê Đình là nguồn Phương Kiệu ngàỳ xưa và là nơi anh em nhà Tây Sơn giao lưu buôn bán với người Kinh – Thượng nơi đây.
Lũy An Khê (di tích): Lũy An Khê hình cạnh nằm bao trọn lấy xóm 2 và xóm 3 thôn An Lũy. Phía trong lũy, nền đất cao tương đối bằng phẳng, chu vi của Luỹ đo được 1932m (trong đó, cạnh phía Bắc dài 426m, 3 cạnh phía đông: a: 206m, b: 126m, c:104m, cạnh phía đông nam 288m, cạnh phía nam 362m và cạnh phía tây 450m).
Lũy được đắp giống như hình mương nước, mặt dày 10m, chân 11m, gồm 2 lớp lũy trong và lũy ngoài đều đắp bằng đất. Phía trên trồng tre và ở giữa là hào giao thông. (Mặt lũy có 3,5m là mặt hào, chân lũy có 218m là lòng hào; chiều cao của lũy từ 1m đến 1m2 (22, tr265).
An Khê Trường (di tích): là nơi trường sở buôn bán, trường giao dịch trước đây, là nơi anh em nhà Tây Sơn giao tiếp với đồng bào Bahnar để tập hợp lực lượng và cũng là nơi làm lễ khởi binh tiến xuống giải phóng đồng bằng.
Gò Chợ (di tích): Cách An Khê Trường 300m về phía Tây có một gò đất cao mang tên Gò Chợ. Đây là dấu tích của chợ An Khê xưa (hiện nay Gò Chợ nằm trên địa bàn tổ 14, phường Tây Sơn, Thị xã An Khê). Khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn tụ nghĩa thì Gò Chợ là nơi mà Nguyễn Nhạc đã tiếp xúc buôn bán, trao
đổi hàng hóa với người Bahnar trong vùng. Thông qua hình thức buôn bán, giao dịch Nguyễn Nhạc đã vận động đồng bào đi theo phong trào Tây Sơn.
Hòn Bình (di tích): Đây là ngọn núi hùng vĩ nhất trong hệ đèo Mang, cao 814m, nằm ở địa bàn thôn An Thượng, xã Song An, thị xã An Khê. Sườn phía Đông dốc đứng nhưng lại thoai thoải ở sườn phía Tây. Đứng trên đỉnh núi ông Bình (Bình là một tên khác của Nguyễn Huệ) có thể quan sát được các vùng xung quanh từ khu vực lòng chảo An Khê xuống Tây Sơn hạ đạo.
Hòn Nhược (di tích): Còn gọi là núi ông Nhạc, nằm ở phía tây nam núi ông Bình. Ngọn núi này là nơi Nguyễn Nhạc đóng quân trong buổi đầu tập hợp lực lượng khởi nghĩa. Hòn Nhược không hùng vĩ như Hòn Bình nhưng án ngữ một vị trí rất có ý nghĩa về mặt quân sự.
Hòn Tào (di tích): Còn được gọi là núi ông Lữ, đây là hòn núi nhỏ nằm ở phía Bắc đường Quốc lộ 19 hiện nay, gần đèo An Khê. Đây là nơi đóng quân của Nguyễn Lữ nhằm bảo vệ kho binh lương tại khu vực Gò Kho về mặt Nam.
Gò Kho – Xóm Ké (di tích) : Khu vực này nằm trải dài dưới chân núi ông Bình, ông Nhạc. Gò Kho – Xóm Ké ngày nay thuộc thôn An Thượng, xã Song An, Thị xã An Khê, cách trung tâm Thị xã An Khê chừng 12km về phía Đông. Khoảng đất này có nhiều cây ké với tán rộng, núi cao làm lũy. Khe suối, hang động làm hào tạo cho địa thế Gò Kho vừa hiểm vừa hùng: Tương truyền Gò Kho tích trữ lương thảo, khí giới của nghĩa quân Tây Sơn. Kho binh lương này được bảo vệ bằng một hệ thống đồn lũy kiên cố trên núi ông Bình, ông Nhạc và ông Lữ. Mặt khác, Gò Kho còn được thông với sườn núi và cánh đồng Cô Hầu. Gò Kho – Giếng mạch, nhân dân địa phương có câu ca dao:
Ai lên Xóm Ké – Gò Kho
Trước theo Trại chủ, sau lo phận mình Bốn mùa nước chảy rung rinh
Miếu Xà (di tích): Sau 3 năm chuẩn bị lương thực, vũ khí và tập hợp huấn luyện nghĩa quân. Khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất Nguyễn Nhạc cho chỉnh đốn quân ngũ và lập đàn cáo trời đất, tế cờ xuất quân tiến xuống giải phóng đồng bằng vào ngày rằm tháng 8 năm Quý Tỵ (1773). Tương truyền rằng Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc đã lập đàn cáo trời và tế cờ xuất quân tại ngoẹo cây khế dưới bóng cây ké và cây cầy đại thọ. Binh tướng của 3 đạo quân tập trung về phía đông đèo An Khê. Khi đại quân tiến gần tế đàn thì một con rắn đen to chắn ngang đường đi. Quân không dám tiến, Nguyễn Nhạc rút gươm chém rắn, lấy máu rắn làm lễ tế cờ ở cây ké rồi nổi trống ở cây cầy gần đó và phát lệnh xuất quân (tại đây lá cờ đỏ được giương cao).
Giữa tiếng trống và tiếng quân reo tiêu biểu cho ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn. Theo sự miêu tả của các giáo sĩ phương Tây có mặt ở Đàng trong lúc bấy giờ thì lá cờ Tây Sơn là một giải lụa màu đỏ dài đến 9 thước ta. Sau này, trong “ Ai tư vãn” Ngọc Hân công chúa cũng đã ghi nhận hình tượng “Áo vải cờ đào” của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Sau khi hạ thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc cho xây miếu thờ thần rắn ngay chỗ ông chém rắn (ngoẹo cây ké - đèo An Khê). Nhân dân địa phương gọi là Miếu Xà và tự nguyện trông coi, hương khói. Sau này do chiến tranh và điều kiện kinh tế, nhân dân địa phương đã phải di chuyển Miếu Xà về vùng đất trống tại thôn Thượng An – xã Song An, Thị xã An Khê để tiện việc hương khói và trông coi Miếu.
Gò Đá (Di tích khảo cổ) ở phường An Bình, thị xã An Khê. Tên gọi địa danh xưa theo mô hình tự nhiên: Không biết từ khi nào khu vực gò này có tên Gò Đá, chỉ biết người Việt khi lên vùng An Khê lập nghiệp, dọc theo hữu ngạn con sông Ba thấy gò đất cao khá nhiều đá nên lấy tên gọi Gò Đá từ đó. Theo cụ bà Phạm Thị Cát ( sinh 1532) là lớn tuổi nhất ở Phường An Bình, thị xã An Khê cho biết cha mẹ lên lập nghiệp trên đất An Khê rồi sinh ra bà và
hai người anh trai bà đã nghe dân trong vùng gọi là Gò Đá cũng bởi nơi đây rất nhiều đá Quarz (thạch anh) nằm ngổn ngang, to nhỏ đủ các kích thước. Dưới thời Mỹ - Ngụy (1959) Gò Đá trở thành trại nuôi và huấn luyện chó săn khét tiếng. Khi An Khê được giải phóng, Gò Đá để hoang cho tới bấy giờ.
Di tích khảo cổ sơ kì đá cũ Gò Đá – An Khê: Các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 2015 với 111 công cụ đồ đá, 29 mảnh thiên thạch tại khu vực gò đá và địa danh này được lấy nguyên vẹn tên gọi Gò Đá trong địa danh di tích khảo cổ sơ kì đá cũ An Khê.
Cụm di tích khảo cổ Rộc Tưng (Di tích khảo cổ) phân bố trên các đồi gò lượn sóng, xung quanh là các bồn địa khe suối ven sông. Rộc Tưng mang tên gọi theo nhân vật tại địa phương bởi từ “Tưng” là tên gọi của người đầu tiên khai phá ra khu ruộng cạn lúc bấy giờ (tính đến nay đã là 3 đời) và vì cụm này có số di vật được phát hiện giống nhau và trên khu vực gần nhau nên các nhà khảo cổ lấy tên gốc Rộc Tưng theo thứ tự để đặt tên. Trong khu vực này đã phát hiện hơn 12 địa điểm có di tồn văn hóa của người nguyên thủy, được đặt tên theo trật tự phát hiện từ Rộc Tưng 1 đến Rộc Tưng 12. Đến thời điểm này, các nhà khoa học mới khai quật được Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7.
Trước tiên ta tìm hiểu từ “ rộc”:
Theo từ điển tiếng Việt “rộc” xét về phương diện danh từ có nghĩa là: ngòi nước nhỏ, hẹp. Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi.
Theo phương ngữ người Bình Định vùng An Khê, khi họ lên vùng An Khê Thượng lập nghiệp, họ vẫn dữ thói quen của cư dân lúa nước, họ tận dụng chỗ đất trũng xuống giữa hai triền đồi núi, diện tích không rộng lắm, có nguồn nước thường là các khe suối hoặc khe sông đổ về (theo đặc điểm của địa hình vùng đất Tây nguyên An Khê), được người Việt ở khu vực An Khê khai thác làm ruộng nước gọi là rộc.
Rộc Hương (Di tích khảo cổ): Di chỉ mà các nhà khảo cổ phát hiện đầu tiên là Rộc Hương (phát hiện vào đầu năm 2014 tại phường An Tân thuộc thị xã An Khê) Ban đầu là một con suối cạn hay còn gọi là khe nước ở giữa hai đồi dông lớn, người dân vỡ đất làm ruộng cạn. Theo Nhân dân sống lân cận vùng rộc Hương phường An Tân cho biết người khai phá thửa ruộng này đầu tiên tên là Hương (dân hay gọi ông Hương). Dựa vào tên riêng của người khai phá đầu tiên khai phá ra rộc này nên di chỉ khảo cổ này mang tên là Rộc Hương.
Rộc Gáo (Di tích khảo cổ): Di chỉ khảo cổ thứ hai thuộc phường Ngô Mây mang tên Rộc Gáo, người dân giải thích rằng đây là khe ruộng cạn nhưng xung quanh khe nước này có rất nhiều cây gỗ gáo và tên gọi rộc gáo cũng được đặt cho di tích này. Khu di tích này có tới ba cụm: Rộc Gáo 1, Rộc Gáo 2, Rộc Gáo 3 tất cả ba cụm này đều lấy tên gọi của một loại gỗ gáo trồng khá nhiều ở vùng tây nguyên An Khê.
Rộc Nếp (Di tích khảo cổ): Tiếp theo là khu di tích Rộc Nếp, tên gọi này cũng bắt nguồn từ việc các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều hiện vật đồ đá của người tiền sử trên một rộc khá lớn và rộc ( ruộng) này cư dân thường trồng lúa nếp. Tên gọi này được lấy theo địa hình tự nhiên thổ nhưỡng cây trồng ở nơi đây.
Rộc Lớn (Di tích khảo cổ): Di tích khảo cổ thứ 4 là Rộc Lớn, sở dĩ có tên gọi như vậy vì khu di tích này được các nhà khảo cổ phát hiện và khai quật với số hiện vật đồ đá cũ trên một diện tích khá lớn với quy mô gần một Hécta ( cách tính của người miền nam). Khu di tích này gồm 2 rộc: Rộc Lớn 1 và Rộc Lớn 2.
Núi Đất (Di tích khảo cổ): xã Thành An là khu vực núi mà các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều di vật của người tiền sử, bởi tìm thấy di vật ở khu vực núi Đất nên tên của khu di tích gắn liền với tên địa danh của ngọn núi mà dân dân hay gọi lúc bấy giờ.