Một số địa danh cần hiểu đúng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 67 - 71)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Một số địa danh cần hiểu đúng nghĩa

Trên địa bàn An Khê hiện nay, có một số địa địa danh có nguồn gốc hoặc ý nghĩa còn chưa được minh định, gây tranh cãi. Thực trạng hiện nay cho thấy việc ghi chép hoặc gọi tên các địa danh sai so với nguồn gốc tên ban đầu khá nhiều. Có thể dẫn ra vài ví dụ như sau:

Địa danh huyện Đăk Pơ nếu tra nghĩa trong cuốn từ điển tiếng Bahnar từ ĐăkPơ không có nghĩa gì cả, kể cả nghĩa tục danh của người dân Bahnar nơi đây. Tôi có gặp người dân trong Bahnar xã Yang Bắc họ cho hay tên đúng của huyện là Đăk Bơ dịch tiền tố Đăk có nghĩa là nước và hiểu là nước hoặc dòng suối nhỏ tùy theo ngữ cảnh sử dụng. Còn từ có nghĩa là cá qủa, cá tràu và khi ghép hai từ ĐăkBơ có nghĩa là con suối có nhiều cá quả, cá tràu. Nhưng hiện nay do sự phát âm sai và không hiểu tiếng dân tộc nên địa danh trên được phát âm và ghi chữ là ĐăkPơ. Ngoài ra còn có một số địa danh viết sai như:

- Chứ Aseh (Núi ngựa). Xưa kia từ Tuy Hòa đến Pleiku có một đường mòn do người dân đi lại rồi tạo thành đường mòn. Người Kinh ở Tuy Hòa sử dụng con đường này để lên Tây nguyên buôn bán. Phương tiện chính lúc đó là con ngựa. Khi đến đèo Chư Sê bây giờ vào các tháng 2,3,4, ngựa lên núi không nổi vì thiếu cỏ, thiếu nước rồi chết. Người dân quanh vùng đặt tên cho núi này là 'Chứ Aseh". Sau này người Kinh không phát âm được âm "h" cuối và muốn đơn tiết hóa nên từ "Aseh" thành "sê", "chứ" thành "chư", do vậy đã tạo thành thói quen phát âm sai "Chư Sê".

- Plei Ku: Gốc của nó là Plei Kou Dir (làng tôi ở trên). ."dir" tiếng Jrai ở Plei Ku là ở trên.

- Chư Prông: Cả "Chư" và "Prông" đều vô nghĩa..Còn "Chứ Prong" thì có nghĩa. 'Chứ" (núi), "Prong" (lớn). Chứ Prong: Núi lớn.

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi xin nêu ra hai địa danh tiêu biểu như sau:

Núi Hòn Kong (xã Thành An) người dân An Khê gọi núi này không thống nhất: người thì phát âm núi Hòn Công, người thì phát âm: núi Hòn Kông, người phát âm núi Hòn Cong, người lại phát âm núi HònKong.Theo bà Đinh Thị Dờn, chuyên viên phòng Khảo thí, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai cho hay thực ra núi này mang tên là: Kon Kong: hàm ý chỉ người dân tộc thiểu số và phân biệt với Kon Yoanh: hàm ý chỉ người dân tộc Kinh (người Việt).

Có thể thấy rõ 3 ngọn núi ở An Khê núi Ông Bình, núi Ông Nhược, núi Ông Tào là ba ngọn núi cao nhất ở An Khê. Ngọn núi cao thứ tư là núi Hòn Kong (tên như địa danh ngày nay). Ngụ ý người dân tộc Bahnar vùng An Khê cho rằng 4 ngọn núi cao thể hiện tinh thần đoàn kết Kinh – Thượng của người dân nơi đây. Nhưng theo thời gian người Việt vùng An Khê biến đổi từ Kon

thành từ Hòn cho tương ứng với các tên gọi hòn Bình, hòn Nhược, hòn Tào và ngày nay địa danh núi Kon Kong được đặt là núi Hòn Kong.

Sông Ba: Hệ thống sông Ba chảy qua các vùng đất có các tộc người khác nhau sinh sống, sông được gọi bằng những cái tên khác nhau đak Krong (vùng người Bahnar); krông Pa, ia Pa (vùng người Jrai); Đà Rằng là tên mà người Việt ở Phú Yên gọi dòng sông này.

Là con sông dài thứ nhì (304 km) trên Tây Nguyên, bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.240 m trên dãy Ngok Linh, sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các huyện Kbang, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa và Krông Pa của tỉnh Gia Lai. Các nhánh chính của sông Ba là Ayun (hợp lưu với sông Ba tại thị trấn Ayun Pa), Krông Năng (chảy vào sông Ba ở đoạn đông nam huyện Krông Pa) và sông Hinh đều nằm ở phía hữu ngạn. Từ nguồn về xuôi, sông chảy theo hướng Bắc - Nam, chuyển dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ở phần thượng lưu của sông Ba, núi vây sát các thung lũng, chỗ rộng, chỗ hẹp. Xuống đến Nam huyện Kbang, núi đồi lùi xa về hai phía

nhường chỗ cho những đồng bằng khá rộng kéo dài dọc sông. Phù sa của dòng sông này đã tạo nên vùng trũng Ayun Pa màu mỡ và nhiều cánh đồng nhỏ dọc theo sông ở các huyện An Khê, Ia Pa, Krông Pa. Lưu vực sông chiếm diện tích 13.000 km 2 và là lưu vực sông rộng lớn nhất Tây Nguyên. Riêng tỉnh Gia Lai, diện tích lưu vực của dòng sông này là 11.450 km 2 đến tận nguồn sông ở xã Krong, gặp ông Đinh Byưh và được lời giải thích duy nhất: Sông này người Bahnar gọi là krong Bar/Phar. Vì trước đây, mỗi năm khi mùa mưa về thường có từ 1 đến 2 (số đếm trong tiếng Bahnar là bar) người chết đuối, dân làng thường nói bị thần nước lấy đi. Dựa trên các nguồn tài liệu đã thu thập, có lẽ đây là lời giải thích có thể chấp nhận được [ 34 ].

Nhưng đó chỉ là lời giải thích của nhóm nghiên cứu theo sách vở, cách giải thích chưa thật sự thuyết phục. Còn theo thầy Ksor Yin, Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh gia Lai, nay đã về hưu cho hay: sông Ba có tên gốc ban đầu là RơPa nghĩa là nghèo đói, theo giải thích của cư dân sống hai bên bờ dọc sông RơPa hằng năm nước lũ kéo đến, ngập lụt mùa màng của người dân, làm cho nhân dân thiệt hại nặng nề mùa màng nên họ gọi là sông nghèo, sông đói là vậy. Nhưng theo thời gian mất tiền âm tiết còn lại từ Pa và sau nay lại Việt âm hóa từ Pa thành Ba, tên sông có từ đó.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Về mô hình cấu trúc địa danh, địa danh ở An Khê có mô hình giống mô hình cấu trúc địa danh của nhiều địa phương khác. Đó là mô hình Phức thế địa danh = Thành tố chung (A) + Thành tố riêng (B).

Về phương thức định danh, địa danh An Khê được tạo nên theo ba phương thức đặt tên là tự tạo, chuyển hóa và vay mượn. Hai phương thức tự tạo và chuyển hóa chiếm đại đa số.Phương thức vay mượn có số lượng địa danh không đáng kể.

Về cấu tạo, địa danh An Khê gồm hai bộ phận là địa danh đơn âm tiết và địa danh đa âm tiết. Địa danh đơn âm tiết có số lượng lớn, chủ yếu là địa danh tự nhiên, tiếp đến là địa danh đa âm tiết, địa danh hỗn hợp chiếm số lượng không đáng kể. Nhìn chung, địa danh An Khê về từ loại chủ yếu là số từ, danh từ, tính từ ; về cú pháp, chủ yếu có quan hệ chính phụ, đẳng lập và hỗn hợp ; về nguồn gốc ngôn ngữ, phần lớn có nguồn gốc thuần Việt và Hán Việt , trong đó, địa danh thuần Việt mang tính chất mộc mạc, dân dã, gần gũi; địa danh Hán Việt mang sắc thái trang nhã, khái quát, nói lên mong ước tốt đẹp của con người. Ngoài ra, sự kết hợp đan xen giữa các từ loại, nguồn gốc ngôn ngữ đã góp phần làm nên tính chất đa dạng, phong phú của hệ thống địa danh An Khê.

CHƯƠNG 3

ĐỊA DANH THỊ XÃ AN KHÊ – NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)