Nhân vật trong bi kịch đời tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 28 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Nhân vật trong bi kịch đời tư

Từ điển Thuật ngữ văn học cho rằng: Bi kịch là “một thể loại kịch, thường được coi như là đối lập với hài kịch” [16, tr.18]. Trong tác phẩm văn học, bi kịch “phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn…diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [16, tr.18]. Từ đặc trưng của một thể loại, trong văn học, bi kịch còn được dùng như một tính từ chỉ tính chất, đặc điểm bi thảm, đau thương của nhân vật, của hiện thực (nhân vật bi kịch, cuộc đời bi kịch, số phận bi kịch…). Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau

1986 đã có nhiều đổi mới trong quan niệm về con người. Các nhà văn thường đi sâu khai thác những mất mát, bi thương của con người, đề cập đến những xung đột phức tạp trong thế giới nội tâm, xây dựng con người trong mối quan hệ với hiện thực đa dạng và phức tạp hơn. Bằng sự khám phá ấy, con người trong văn học được thể hiện khách quan và đa diện, đa sắc thái hơn, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận ngày càng cao của người đọc.

Vì nhân vật là nơi thể hiện tập trung nhất tư tưởng và quan điểm nghệ thuật, tài năng của nhà văn, nên nhân vật thành công thường gắn liền với tên tuổi tác giả. Một nhân vật có số phận kịch tính, bi thương vẫn thường tạo cảm xúc mạnh hay sự đồng cảm nơi người đọc. Ví dụ tác phẩm Đoạn trường tân thanh dựa vào Kim Vân Kiều truyện nhưng khi nói đến tác phẩm người ta nghĩ ngay đến số phận bi kịch của nhân vật Thúy Kiều và tài năng của Nguyễn Du. Các nhà văn khi xây dựng nhân vật với những mâu thẫn đan xen hay số phận bi kịch thường hướng đến mục tiêu lý giải, cắt nghĩa hiện thực hơn là phản ánh, ghi nhận hiện thực đơn giản. Khảo sát truyện ngắn Dạ Ngân, chúng tôi thống kê thấy nhà văn có đề cập đến con người với những bi kịch đời tư khác nhau, trong đó nhiều nhất là nhân vật nữ. Thống kê 60 truyện ngắn của Dạ Ngân, thì thấy có đến hơn 40 truyện (tỷ lệ 2/3) có nhân vật nữ chính

Tình cảm vợ chồng, cuộc sống gia đình là đề tài được nhà văn dành nhiều tâm huyết và có nhiều cảm hứng khám phá nhất. Dạ Ngân cũng như nhiều cây bút khác nhận ra sau chiến tranh, cuộc sống đời thường có nhiều mối quan hệ phức tạp hơn cuộc sống thời chiến và người phụ nữ vẫn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Chiến tranh đã qua, nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn âm ỉ trong lòng của những người vợ, người mẹ, những con người dù không trực tiếp chiến đấu nhưng lại phải chịu quá nhiều tổn thương. Niềm trong truyện Dù phải sống ít hơn có thể xem là nạn nhân của chiến

tranh. Nhân vật Niềm được Dạ Ngân miêu tả: “chị già đi và gầy hơn xưa nhưng người vẫn còn tròn trặn uyển chuyển. Nhìn toàn bộ, ở chị toát ra dáng vẻ cao quý của người phụ nữ có tuổi mà vẫn trinh nguyên” [30, tr.41]. Chữ “trinh nguyên” trong câu văn miêu tả của Dạ Ngân vừa thể hiện vẻ đẹp hình dáng, phong thái bên ngoài của nhân vật, vừa ngụ ý một tâm sự chua chát về người phụ nữ lớn tuổi mà chưa được làm mẹ. Trong truyện, Dạ Ngân sử dụng nghệ thuật trần thuật khách thể, nhà văn như hóa thân vào nhân vật người vợ (Niềm) để giải bày “tiếng lòng” của nhân vật. Đó là thái độ “không bàng hoàng” khi biết chồng trở về sau hơn hai mươi năm với tấm hình người đàn bà khác trong hành trang. Là cách xử sự để tránh sự khó xử cho Thịnh khi đề nghị làm bạn: “chị bảo: mình coi nhau như bạn được rồi” [30, tr.47]. Là những cảm xúc của người đàn bà trổi dậy trong chị khi hai người sống với nhau và cả cảm giác hy vọng đến tuyệt vọng được làm mẹ của chị: “từng ngày, từng tháng, chị lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mình với niềm hy vọng ngày càng mãnh liệt như bị cơn khát sa mạc giày vò. Từ khi người đàn bà trong chị bị đánh thức, chị mới có tâm trạng đó. Nhưng cái cơ thể quá thì của chị vẫn làm ngơ trước niềm hi vọng đau đớn của chị” [30, tr.47]. Chọn cho mình điểm nhìn như thế, Dạ Ngân đã cho người đọc thấu hiểu đồng cảm, chia sẻ với những bi kịch mà người phụ nữ phải oằn mình gánh chịu sự nghiệt ngã của hai chữ chiến tranh: người mất chồng, kẻ mất cha và cả những người đàn bà chưa một lần được làm vợ, làm mẹ. Trong con người Niềm còn là sự giằng xé nội tâm, khi vừa có ý định xin con nuôi nhưng rồi lại vụt tắt khi có suy nghĩ sẽ nhận nuôi hai đứa con chồng. Rồi, chị lại nghĩ đến người phụ nữ kia, chị ta sẽ ra sao? Bằng tấm lòng cảm thông, trách nhiệm và để tránh sự khó xử cho Thịnh, chị đã mạnh dạn đề xuất với anh, muốn đưa những đứa con riêng

của anh vào Nam chăm sóc, sau đó là mời người phụ nữ kia vào luôn cùng các con riêng của anh. Việc đưa ra quyết định như vây, đối với chị thật là đau đớn, nhưng điều đó cũng không đau bằng việc chị bất chợt bắt gặp hình ảnh giữa chồng và người vợ vui đùa trong giây phút đoàn tụ: “Niềm ngoái nhìn chiếc xe sau. Họ ngồi lên, bối rối, sung sướng, chiếc va ly dựng dưới chân như đôi trẻ vừa vượt qua bao trắc trở mới được có nhau và đang bắt đầu một chặng đường đầy thú vị” [30, tr.46]. Hành động “ngoái nhìn” đó của Niềm diễn tả nỗi đau trong lòng chị, nỗi đau nhường chồng cho người phụ nữ khác. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi chị tiếp tục “nhường” giường của mình để “đêm nay, chị trở thành khách trong ngôi nhà của chính mình” [30, tr.47]. Chúng ta dễ nhận thấy sự hi sinh của Niềm giống nhân vật Hạnh trong truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai. Khác với Trần Thùy Mai, cái hay của Dạ Ngân là bà không để nhân vật “chết” trong bi kịch mà tìm lối thoát cho họ. Sự hi sinh cao cả của Niềm được gia đình riêng của chồng đền đáp bằng tình yêu thương, trân trọng, trong đó những đứa con của anh coi chị như má ruột. Đây có thể coi là bi kịch được tạo nên bởi chiến tranh nhưng nó lại được hóa giải bởi chính trái tim nhân hậu của con người. Người phụ nữ đó đã biết sống, biết cho, biết yêu và nhận được hạnh phúc dù không trọn vẹn.

Truyện Con chó và vụ ly hôn là một tác phẩm xuất sắc của Dạ Ngân. Khi mới ra đời, truyện đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận khi lần đầu tiên những vấn đề khó nói, tế nhị trong cuộc sống vợ chồng lại được một nhà văn nữ thể hiện sâu sắc. Trong truyện, Dạ Ngân đã không ngần ngại đi vào những chỗ cần chôn giấu của đời sống bản năng, nhu cầu tình dục nhưng đồng thời đề cao khát vọng tâm hồn và chỉ ra những đau khổ trong cuộc sống gia đình không lối thoát của nhân vật Đoan. Nhân vật Đoan trong truyện được Dạ Ngân miêu tả thông qua cảm nhận của bà chánh án. Đoan là một người vừa có

vẻ đẹp buồn khổ vừa mạnh mẽ và trong sáng:

“Chị khá trẻ so với chồng, chỉ khoảng ba mươi tuổi, đôi mắt màu nâu buồn buồn do nhiều ngày mất ngủ và nhẫn nhịn, đôi mắt với cái nhìn thẳng thắn, trong veo, không có vẻ gì lẳng lơ, nó làm nên giá trị và sự quyến rũ của gương mặt đó. Cái nhân trung vừa dài vừa sâu như một cái rãnh cẩn thận của người tạo ra nó. Và đôi môi nho nhỏ cong cong kiên quyết. Chị mặc sơ mi màu măng chín, cái cổ thanh thanh vươn trên màu vải đằm thắm, cao quý như cái bông hoa lài” [30, tr.9].

Đọc truyện, ít ai quên được ánh mắt của Đoan. Đôi mắt ấy thể hiện nội tâm bi kịch của người vợ tinh tế, nhiều cảm xúc mà phải sống với một người chồng thô kệch và tàn bạo. Đôi mắt ấy chứa đựng niềm đau khổ mỗi khi chứng kiến, chịu đựng những tật xấu của người chồng vũ phu: “Mắt chị dừng ở khuỷu tay săn chắc, ở sợi tĩnh mạch nổi vằn vèo dưới lớp da nâu ửng đỏ, biểu hiện của trạng thái phẫn nộ trong anh” [30, tr.8]. Với việc miêu tả chi tiết, khiến nhân vật Đoan dễ tạo ấn tượng cho người đọc.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả nhân vật một cách gián tiếp, Dạ Ngân đứng ở vị trí khách quan để quan sát câu chuyện xoay quanh cuộc đời và bi kịch của nhân vật Đoan. Từ góc nhìn này, Dạ Ngân có thể nắm bắt nhiều khía cạnh của hành vi, suy nghĩ cũng như cách ứng xử của Đoan:

“Chị nằm ráng, lơ mơ nghe tiếng chó sủa nhặng nhị ngoài sân. Chắc bọn “ruồi nhặng” lại bu vào con Mực và “chàng” Vàng ra sức đánh đuổi chúng. Nhà cửa tịnh không, con gái còn ở đằng lớp mẫu giáo, hàng xóm có vẻ yên ắng, có gì mà Nhiêu gọi thúc bách vậy? Đoan ngồi dậy lấy tay chùi nước mắt và ra với chồng. Trước mắt chị là cảnh hứng tình của bọn chó ghẻ trước tình yêu của con Mực và con Vàng, như chị từng nhìn thấy.

- Gì vậy? –Chị hỏi thờ ơ

đóng cửa lại ngay. Chị cảm thấy rất rõ một cái gì đó mà mình phải chịu đựng (..) Chị không chỉ thấy “bị dùng” mà còn thấy bị làm nhục (…) Chị còn cảm thấy bị xúc phạm, thê thảm vì hành động của chồng không xuất phát từ nhu cầu của hai người mà từ sự khêu gợi súc vật” [30, tr.19]

Nhà văn đã tinh tế khi chọn điểm nhìn có thể quan sát và tái hiện lại toàn bộ biến động tâm lý của nhân vật Đoan: “bị dùng”, “bị xúc phạm”, “bị làm nhục”. Chính sự hứng tình của Nhiêu đã làm Đoan tổn thương, không còn cảm giác ân ái vợ chồng mà thay vào đó là cảm giác bị chiếm đoạt, một “sự khêu gợi súc vật”. Cuộc sống vợ chồng giữa Đoan và Nhiêu thật sự có nhiều vết rạn, nhưng tất cả chỉ là chuyện cảm xúc, cảm giác. Những điều này thật khó giải bày nhất là nói trước tòa: “Đoan cảm thấy không đủ lời để diễn đạt hành trình của những cảm giác, nguyên nhân đưa đẩy chị đến quyết định xa chồng” [30, tr.10]. Với lối trần thuật này, thế giới nội tâm của nhân vật Đoan hiện lên rõ nét với nhiều cung bậc cảm xúc, người đọc cảm nhận nỗi đau tinh thần mà người phụ nữ như Đoan và nhiều người khác phải chịu đựng. Trong truyện, chúng ta cũng không thể không nhắc tới một thủ pháp nghệ thuật xây dựng kết cấu theo dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện. Từ diễn biến tại phiên tòa, mạch truyện đã dẫn dắt người đọc đến đoạn kể về con chó, ngay từ lúc nó mới được xin về. Để rồi truyện không kết thúc lại bằng một phiên tòa mà kết thúc bằng những chi tiết tạo ấn tượng rất mạnh đến người đọc, qua đó càng làm rõ bi kịch của nhân vật Đoan:

“Khi chị về đến nhà, con gái chị lại lập cập mách:

- Ba rủ mấy chú ở chỗ ba tới làm thịt con Mực rồi. Ba đập đầu nó bằng búa. Con thấy nó ngó ba y như lúc má giơ roi đánh con. Rồi con không dám dòm, con trốn dưới gầm giường mình ngủ. Con nghe chú Hành hỏi ba: Vú chó ăn ngon như vú heo nái hôn?

Chữ “ngồi phịch” rất thực, tả hành động của nhân vật Đoan cho thấy sự thảng thốt, bất lực trước cái chết con chó và sự đứt đoạn, tuyệt vọng với người chồng. Một nỗi đau không thành lời chỉ biết buông xuôi. Việc kết thúc mở trong truyện ngắn trên, thể hiện tài năng xử lý nhân vật của nhà văn và chứa đựng tư tưởng nghệ thuật mà Dạ Ngân muốn gửi gắm.

Truyện ngắn Cái ban công trống Dạ Ngân sử dụng phương thức kết cấu dòng ý thức và kĩ thuật lồng ghép truyện để làm rõ nỗi đau của từng thành viên trong gia đình. Truyện được mở đầu bằng sự gặp gỡ của nhân vật “Tôi” (người phụ nữ gốc miệt vườn) với Hoành (người anh nuôi). Mạch truyện lại dẫn dắt về tình tiết, Biên - vợ Hoành té lầu chết từ một cái ban công trống, không có thanh chắn như mọi cái ban công thông thường khác. Rồi truyện lại dẫn đến các sự kiện khác: Tung, đứa con trai của hai vợ chồng vào bộ đội từ năm 18 tuổi. Chiến tranh đã chẳng chừa một ai, Tung đã sớm trở thành thương binh khi tuổi đời còn quá trẻ:

“Thằng Tung ngồi xe lăn, nó nhập vào đám người cùng cảnh lượn phố, vô định qua ngày, rồi đòi lên Trại an dưỡng chứ nhất quyết không chịu về nhà…Ít lâu sau nó trốn nhà, xuống tàu đò ra chợ huyện rồi biến mất ở đâu đó cho dù anh Hoành bới hết các nơi lên cũng không tìm thấy. Mãi mới tìm ra một mảnh giấy nó nhét trong áo gối nó hay nằm, nó nói nó muốn giải thoát cho nó, cho mọi người, đừng có tìm kiếm mất công.” [33, tr.209]

Chính sự không tìm ra tung tích của đứa con trai thương binh, đã là nỗi đau lớn trong lòng hai vợ chồng Hoành. Nỗi đau khổ ấy thường trực trong gia đình, để họ thường cắn cấn nhau. Đến kết cuộc đau buồn của gia đình họ là Biên té ban công chết. Cái ban công không có thanh chắn và dang dở như chính cuộc đời của con trai họ. Kết thúc truyện trở về với hiện tại, với nỗi đau mãi mãi khó phai của nhân vật Hoành. Với sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc

Dạ Ngân đã đi vào từng hoàn cảnh, từng số phận của nhân vật để sẵn sàng bênh vực, bảo vệ và che chở họ. Trong cuộc sống, bi kịch không chỉ của riêng người phụ nữ, mà đôi khi nam giới cũng được bà cảm thông và chia sẻ.

Trong truyện Tóc dài mấy lạng, cả nhân vật chính xưng em và nhân vật nữ mua tóc đều có mái tóc đẹp. Truyện chỉ quanh quẩn nói về tiếng rao mua tóc và chuyện mua, bán tóc nhưng phía sau hai người phụ nữ ấy không chỉ là hai mái tóc mà còn là hai số phận khác nhau. Mái tóc trở thành chứng nhân cho tình yêu, tình đời. Người thì đau khổ chạy trốn số phận dù rất yêu mái tóc thật dày, thật mượt, đã từng làm người khác “đổ nhào”, nhưng lại muốn cắt bỏ như một cách đoạn tuyệt với quá khứ, để mạnh dạn chấp nhận số phận khác. Ngược lại, cô mua tóc, dù người chồng yêu vợ kiên quyết muốn giữ tóc nhưng trước nhận xét của nhiều người: “làm nghề tóc dạo mà tóc mình vẫn dài thòn vậy” [33, tr.230] lại quyết định cắt tóc và cắt tóc đơn giản chỉ để mưu sinh. Chỉ đơn giản là tả mái tóc, nhưng từ tóc lại gợi ý liên tưởng đến nhiều suy tư thấm đẫm triết lý nhân sinh. Đâu là vẻ đẹp vẫn luôn được ca ngợi của người phụ nữ và đâu là chỗ dựa an toàn bền vững mà người phụ nữ cần có. Cuộc đời luôn đổi thay, mái tóc cũng dễ đổi thay, cuộc đời con người cũng vậy, hạnh phúc đó rồi đau khổ đó.

Bên cạnh nghệ thuật đặc tả chi tiết mái tóc, Dạ Ngân còn sử dụng thời gian nghệ thuật để khắc họa bi kịch của nhân vật chính xưng em. Dạ Ngân đặt nhân vật của mình vào sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Hạnh phúc của quá khứ, cái thời “sinh viên cơ cực của chúng mình, em nhớ những giây phút thanh bình khi em a tòng với anh rằng mình sống theo kiểu chồng đi làm vợ cơm ngon canh ngọt và có thể cúi xuống tháo giày cho chồng khi cần” [33, tr.235-236]. Còn hiện tại, chị cảm thấy “uất hận tất cả, từ anh” [33, tr.236]. Nghệ thuật xây dựng tình huống để diễn tả nội tâm của nhân vật xưng em,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 28 - 43)