Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 84 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

Văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ do sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu sáng tác và phương tiện để biểu đạt. Ngôn ngữ có một tầm quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, chiều sâu nội tâm phong phú của con người. Ngôn ngữ truyện ngắn là “Thứ ngôn ngữ cô đọng, chính xác, trong sáng và vang lên theo cách của mình. Chính thứ ngôn ngữ này truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu” [38, tr.168]. Mỗi nhà văn viết truyện ngắn đều cố gắng thể hiện một phong cách ngôn ngữ riêng. Với tác phong làm việc cần mẫn và không ngừng sáng

tạo, ngôn ngữ truyện ngắn Dạ Ngân có một nét riêng biệt, đặc sắc.

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, với sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiều tác phẩm chống tiêu cực ra đời. Ngôn ngữ văn xuôi trong đó có truyện ngắn đã bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường. Nhà văn không còn tiếp tục với thứ văn chương “đặc sản dành riêng cho những người sành ăn” (Nguyễn Minh Châu) như văn chương Nguyễn Tuân mà chọn cho mình hướng văn chương “dân dã và mộc mạc”. Có thể nói chưa bao giờ văn chương lại gần với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường đến như vậy. Chưa bao giờ những câu chửi thề, chửi tục, lời nói trần trụi lại xuất hiện nhiều. Dạ Ngân cũng như những nhà văn khác đưa vào trong truyện ngắn của mình ngôn ngữ dân dã ấy một cách tự nhiên: “Chó ta! Chó quê mùa thấy mẹ chớ tây tàu gì” [30, tr.7]; “Theo chú, số bốn hay số tám cứt chồn đều như nhau cả. Từ rày về sau, hễ thấy ba ông muối tiêu đi với một bà sồn sồn thì cứ cà phê đen số bốn mà bê ra, cháu nhá!” (…) “Ba mụ mà chỉ có hai lão thì thu xếp làm sao nhỉ” (…) “Hai cái lão ấy là khán giả của các bà, nếu không các bà cắn nhau chứ ở đó mà tâm với sự” [33, tr.124-125]. Để tác phẩm gần hơn với độc giả, ngôn ngữ trong truyện đôi khi cũng giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày: “Tôi gạn, tôi nài, tôi cầu xin một lời giải thích thì u tôi gầm lên: “Không được, vì nó là con rơi của bố mày, nghe chửa?” [33, tr.224] (Cùng trời cuối đất); “Anh xuống đây hồi nào?” [33, tr.7] “Anh vẫn kẻ cả như ngày nào. Không ai đến với tình yêu và hôn nhân bằng cái ý thức khốn nạn kiểu anh. Thì anh cứ cưới N. để coi ai là kẻ bị trị. Anh đi đi, anh đi mà cưới N.!” [33, tr. 14] (Thời gian vĩ đại), “Gớm, cẩn thận thì không thừa nhưng hơi lộ liễu đấy ông anh ơi!” [33, tr.180], “Cô ngủ tốt hở cô?” [33, tr.184]. (Khoang tàu chật quá); “Bằng tất cả sức mạnh còn có được, chị kéo mạnh tôi sát xuống lào thào: “Mọp xuống, nó vãi đạn đó, đồ ngu” [33, tr.121] (Trăng về)…

Khi xác định ngôn ngữ văn chương đậm tính đời thường dung dị, ngôn ngữ đối thoại là lựa chọn đầu tiên của Dạ Ngân. Sự lựa chọn này có lý do chính đáng bởi lẽ thông qua đối thoại, nhân vật bộc lộ phẩm chất. Để xây dựng đối thoại, Dạ Ngân đưa ra những tình huống, hoàn cảnh làm nền cho đối thoại xuất hiện. Thường đối thoại có tính xung đột, mâu thuẫn và luôn tác động vào nhau đẩy xung đột của truyện phát triển lên cao trào, nhưng trong truyện Dạ Ngân lại khá đơn giản, giống như lời nói trò chuyện trong đời thường. Trong truyện Người thương mến, qua lời đối thoại, người đọc thấy được nguyên tắc sống của Thuyên là chân thành với tình yêu:

“Nàng cười rười rượi nhưng không điệu đàng hay màu mè, nói ngay: - Em không biết bắt đầu thế nào anh Nghĩa ạ. Nhưng em tin là em thành khẩn. Em yêu anh, em không thể sống không có tình yêu, có cố rồi, cố mãi rồi mà tình hình không cải thiện gì cả. Em biết anh sẽ rất bối rối nhưng em không có tội gì khi nói yêu anh, không nói lúc nầy thì sẽ nói lúc khác, đằng nào thì em cũng phải nói ra cái điều nầy.

(…)

Tôi bàng hoàng:

- Anh biết giữa anh và em không có tình bạn đơn thuần. Ai cũng vậy thôi. Khoan hãy nói tới những gánh nặng hai bên đang có, anh thấy hình như em yêu anh là yêu một hình ảnh em không thể không theo đuổi, yêu cái tình yêu lý tưởng em nghĩ là phải có, đúng không?” [33, tr. 90-92]

Lời lẽ tự tin của đôi bên cho thấy đây là câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc, không có sự vướng víu của khái niệm có tên là “ngoại tình”.

Trong cuộc sống trôi chảy bình thường, mỗi người đều có gia đình riêng, ít khi nhớ đến anh hay chị, em của mình. Trong truyện Chị em gái, qua ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn đậm chất khẩu ngữ, ngồn ngộn chất sống giữa

chị em trong gia đình, đã thể hiện được thái độ, tình cảm của các nhân vật. “Đây em mua cho Tư kem dưỡng thể Ni-vê-a loại hàng xách tay. Tư nhớ tắm xong, lên giường là bôi, nhất là hai ống chưn. Già, xà bông tắm rẻ tiền, làm lụng đủ thứ, tế bào chết nhiều nên bị ngứa đó thôi.

Tiếp lời chị Năm, Út Sáu đưa cho chị Tư một phong bì: Điện ở đây mạnh rồi, em tài trợ chị cái tủ lạnh (…).

Tết tới giờ hai đứa nhỏ có đưa cháu về thăm Tư nữa không? Chị Năm đã hỏi.

Út Sáu vọt miệng: Vợ chồng công nhân hết, tiền đâu bầu đoàn thê tử về quê hoài?

Bỗng chị Năm cao giọng: “Chán, nói thiệt nhiều lúc em muốn bỏ vãi hết về vườn với Tư cho khuất mắt. Hồi chồng đi làm, khách liên miên phải nhậu, về hưu rồi cũng nhậu, bởi vậy con trai ổng cà nhỏng cũng phải.

Thôi đi phu nhân! Lại Út Sáu – Tiền bạc cửa trước cửa sau nườm nượp, không ai thấy chớ con của bà nó thấy, nó ngu sao tiền vô vậy mà không cà nhỏng cho sướng cái thân?”

Tư coi nó nói nhà em ăn của đút. Còn mầy, chủ hụi mà yên hả, có ngày!

Cô em dài môi:

Nhưng mà em không sợ quả báo, em không bất chính. Nhậu hả, nhậu mà ra tiền tội gì không nhậu! [36, tr.203-204].

Bằng một lối kể rất tự nhiên, chân thật những đoạn đối thoại làm hiện rõ lên những cảnh đời, những biến cố xảy ra trong cuộc đời của mỗi nhân vật. Tuy nhiên, qua những đoạn đối thoại, các nhân vật không chỉ truyền đạt được nội dung câu chuyện mà nhà văn muốn gửi gắm, họ còn thấy thái độ, tình cảm của những nhân vật mà họ quan tâm trong cuộc đối thoại.

Sau giải phóng, đời sống xã hội đã có sự thay đổi nên đòi hỏi văn học có sự chiếm lĩnh cuộc sống sâu sắc hơn. Người đọc có thể thấy rõ sự gia tăng tính triết luận trong ngôn ngữ văn học sau 1975 nói chung và trong ngôn ngữ truyện ngắn nói riêng. Ngôn ngữ triết luận của Dạ Ngân cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ngôn ngữ triết luận thường được nhà văn thể hiện dưới hình thức độc thoại nội tâm. Bởi, độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao trong việc gợi dậy sự nhận thức hoặc chiêm nghiệm một vấn đề nào đó của nhân vật. Ví dụ như ngôn ngữ đầy triết lý của cô con gái trong truyện Tường nhà quá mỏng sau những nỗi sợ hãi, hao mòn mỗi đêm khi phải nghe tiếng giường chiếu, tiếng rên tiếng nấc của người phụ nữ sát vách chung cư cũ kỹ thời bao cấp: “Khi con người ta hạnh phúc quá thì người ta cũng có thể khóc lên mới thỏa. Hạnh phúc trong đau đớn cũng là một kiểu hạnh phúc khác người” [34, tr.35]. Hay ngôn ngữ của người mẹ trong truyện Người của mỗi người lại chứa đựng triết lý đầy xót xa về sự vô tâm bội bạc của những đứa con do chính mình sinh ra: “Hóa ra khi đứa con còn nhỏ, mẹ là cái cây tỏa bóng, lớn chút nữa mẹ là quả ngọt, là chỗ dựa tin cậy, khi hết đời cây bỗng thành chướng ngại. Và cuối cùng chúng chỉ muốn bứng đi cho rảnh nợ” [30, tr.69].

Với sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ triết luận, nhân vật của Dạ Ngân được soi chiếu từ nhiều bình diện, tầng bậc. Bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trên, Dạ Ngân đã bộc lộ được thế giới quan, nhân sinh quan của mình, đồng thời cũng làm tăng tính khái quát cho hình tượng nghệ thuật.

Là người con sinh ra lớn lên và chiến đấu tại vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ, nên ít nhiều phương ngữ Nam Bộ được nhà văn chủ ý sử dụng với mục đích nhằm “chuyển” những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ. Vì có khoảng 15 năm sống tại Hà Nội cùng với chồng là nhà văn Nguyễn Quang Thân nên trong những sáng tác của Dạ Ngân sau này, có sự đan xen bồi đắp

bằng ngôn ngữ toàn dân một cách tự nhiên như sự hít thở không khí quanh mình. Chính điều đó, tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ trong truyện ngắn.

Bằng tất cả những vốn sống, am hiểu về văn hóa Nam Bộ, đặc biệt là phương ngữ, Dạ Ngân đã tạo cho mình phong cách dẫn truyện, cách dùng từ ngữ đậm chất Nam Bộ. Chất văn hóa Nam Bộ trong ngôn ngữ được tác giả thể hiện trước hết ở những lớp từ ngữ khi viết về con người và cuộc sống nơi đây từ cách gọi tên sự vật hiện tượng, cho đến cách đặt tên nhân vật cũng đậm chất Nam Bộ. Người Nam Bộ có thói quen gọi tên kết hợp với thứ bậc hay đặc điểm của nhân vật, nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Dạ Ngân được đặt tên, gọi tên theo cách xưng hô như vậy: “chú Tư Thọ, má Ba, cô Tư Ràng, Tư Ruộng, Tư Tầm, Năm Gấm…”. Trong văn hóa ứng xử của người Nam Bộ, kiểu xưng hô này làm người nghe cảm thấy vừa thân mật gần gũi lại không phân biệt chức vụ sang hèn. Không chỉ có cách gọi tên người, cách gọi tên sự vật cũng mang nét miệt vườn “những thẻo bờ, bông điên điển, dừa nước, nga nghễ, rương đáy, lục bình…”. Việc sử dụng lớp từ này góp phần làm nổi bật lên những nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước và làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt trong các tác phẩm. Trên thực tế, ở truyện ngắn của mình, Dạ Ngân đã rất khéo khi dùng phương ngữ Nam Bộ để làm nổi bật tính chân thực của hình tượng nghệ thuật. Khảo sát một số truyện, chúng tôi thu được tần số xuất hiện của việc sử dụng phương ngữ như sau: Truyện ngắn Thời gian vĩ đại số lần xuất hiện: 42 lần (trong đó phương ngữ Nam Bộ xuất hiện với tần xuất 1 lần: nha, tém, tra, a, lần, dữ, chưng, nghe, chớ, mê, nhứt, nghen, hèn gì, y rằng là, mấy hôm rày, chút đỉnh, nổi xung, thấu cáy; xuất hiện với tần xuất 2 lần: mền; xuất hiện với tần xuất 3 lần: mớn; xuất hiện 5 lần: mấy ảnh; xuất hiện 14 lần: nầy); truyện ngắn Thương lấy chị tôi số lần xuất hiện 64 lần (trong đó phương ngữ Nam Bộ xuất hiện 1 lần: giùm, sựng, giỡn, lột, sẽ, mùng, sanh, ngán, khọt, hoài, nhậu, ói, ghê, ba, dữ,

tràn trạn, đôi ba bận, tết nhứt, sình bùn, xí gạt, lom lom, hồi quang, tróc tội, xuôi lơ, cóc cáy, chằm bặp, quàu chí chết, nón vải; xuất hiện với tần xuất 2 lần: vói, dòm, má; xuất hiện với tần xuất 3 lần: chớ; xuất hiện với tần xuất 6 lần: tui; xuất hiện với tần xuất 7 lần: mớn, nầy, võ lãi); truyện ngắn Bệnh nhân định kỳ số lần sử dụng 4 từ (nầy, nhứt, luồn, tóp rọp); truyện ngắn Tóc dài mấy lạng số lần xuất hiện 7 từ (ba, ót, kiếm, cực, ráng, chút, lăn chiêng); truyện ngắn Nàng ở đâu ra số lần xuất hiện 8 từ (nầy, nhứt, luồn, tóp rọp)…

Truyện ngắn của Dạ Ngân hầu như đều xuất hiện phương ngữ dù ít dù nhiều, việc sử dụng phương ngữ trong truyện làm tăng tính biểu cảm cho câu văn, dùng ít hay nhiều thì khả năng biểu đạt trong văn Dạ Ngân cũng rất lớn. Một trong những điều kiện làm tăng tính khu biệt cho văn phong Dạ Ngân chính là sự chân chất, mộc mạc có trên những trang viết, kết hợp với nó là nồng độ phương ngữ đậm chất vùng miền. Sự hấp dẫn ấy không chỉ ở việc nhà văn có kho từ vựng dồi dào của miền sông nước phương Nam, hơn hết là nhà văn còn biết sử dụng đúng từ phương ngữ vào những câu chuyện thật chất vùng miền. Rõ ràng, phải yêu cuộc sống, yêu con người, yêu cái không khí miệt vườn lắm thì Dạ Ngân mới có được những trang văn hay đến thế. Chính sự biến hóa linh hoạt những lớp từ ngữ cùng với cái cảm sắc sảo đã tạo thành thứ văn phong độc đáo, tự nhiên, một nét riêng rất Dạ Ngân.

Thế giới nhân vật trong truyện của Dạ Ngân thường đa dạng, đủ thành phần và tính cách khác nhau trong cuộc sống. Bởi vậy, ngôn ngữ trong các tác phẩm là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách. Tính cách của những nhân vật khác nhau, họ có thể là người phụ nữ trong và sau chiến tranh như: Nguyệt trong Trăng về; Xuân trong Xuân nữ, Liệt trong Má con chị Liệt

hay người phụ nữ bất hạnh trong tình yêu hôn nhân gia đình, họ có thể là những người nghệ sĩ như Hà trong Thợ vẽ truyền thần; trí thức tha hóa trong xã hội cũ như Cậu Hai trong Thời gian vĩ đại, và sĩ quan chế độ cũ như Sang

trong Câu chuyện nhiều năm; người đàn ông với nhân tính ít ỏi như Nhiêu trong Con chó và vụ ly hôn… Hay chỉ là ngôn ngữ của nhân vật “Tôi” kể chuyện. Tất cả đều đa dạng về tính cách, đa dạng trong cách ứng xử nên cũng có sự đa dạng cả trong ngôn ngữ thường dùng.

Với Nhiêu trong Con chó và vụ ly hôn đó là những lời cộc lốc và thô tục: “Tui tính không nói gì hết. Đã đến nước này, tui định bụng không nói một tiếng nào trước tòa. Cô Đoan cổ kéo tui ra đây tức là cổ đã quyết rồi, có nói gì cũng vô ích (…) Bao nhiêu lần tui biểu thui nó đi, nếu tội nghiệp thì bán đi, giờ xứ này người ta cũng bày đặt ăn thịt chó quá trời, nó mắc còn hơn thịt heo” [30, tr.6].

Đối với dân trí thức thì ngôn ngữ của nhân vật có phần xu nịnh hơn, ví như ngôn ngữ của anh chuyên viên văn hóa trong Thợ vẽ truyền thần: “Thế bác tưởng người chết hoặc sắp chết mới phải truyền thần ư? (…) Theo cháu, người ta có quyền bất tử trước khi chết lắm chứ bác. Điều đó hoàn toàn xứng đáng với những người có công trạng lớn” [32, tr.79]. Là lời nói xảo ngôn của cậu Hai trí thức trong truyện Thời gian vĩ đại khi nhỡ bị phanh phui trong truyện tình cảm: “Tôi oan lắm anh Tư! Nếu có gì chắc cũng đơn phương chút đỉnh từ cô bé kia thôi!”[33, tr.12].

Hay ngôn ngữ của người kể chuyện cũng giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm. Truyện ngắn Dạ Ngân có những đoạn văn xen kẻ tả cảnh lẫn lời kể của tác giả gây ấn tượng mạnh đối với người đọc như trong truyện Thầy Tôi:

“Tôi đã nhìn thấy cái xóm Chài bập bều của anh bên nhánh sông Cần Thơ. So với xứ vườn sầm uất của tôi, xóm nhà ọp ẹp lùng nhùng cài lưới phơi tứ tung trông tang thương quá đỗi. Xóm Chài đã gây ấn tượng nặng nề cho tôi bởi lần đầu tiên ra chợ Cần Thơ, chiếc ghe chở trái cây của tôi đậu bên này sông, dưới bến Ninh Kiều, nơi tập trung

đám người ăn chơi của Tây Đô đêm đêm say sưa trong tiếng nhạc rập rình và đèn màu nhấp nhánh” [30, tr.61].

Đọc truyện ngắn Dạ Ngân, bên cạnh mảng hiện thực, người đọc cũng cảm nhận được chất trữ tình đằm thắm trong mỗi trang văn miêu tả con người và thiên nhiên. Ta khó thể nào quên được, tậm trạng xao xuyến, bâng khuâng của nhân vật “anh” trong truyện ngắn Hôm ấy trời đẹp lắm trước khung cảnh thiên nhiên. Bằng ngôn từ chắc lọc tinh tế, Dạ Ngân chỉ rõ sự giao cảm tinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)