Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 76 - 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

Cũng như không gian nghệ thuật, con người và các sự vật hiện thực được miêu tả, phản ánh trong văn học bao giờ cũng từ một điểm nhìn và gắn với thời gian. Khác với thời gian khách quan được đo, đếm bằng các công cụ tính thời gian như đồng hồ, lịch, thời gian nghệ thuật có thể xáo trộn quá khứ, hiện tại, tương lai, có thể dồn nén hay kéo dài thời gian. Thời gian nghệ thuật thường được đo bằng cảm nhận của nhân vật trong tác phẩm.

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân thể hiện một cách sâu sắc quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Khảo sát thời gian trong truyện ngắn của Dạ Ngân, chúng tôi thấy thời gian thường được sắp xếp theo hướng thu gọn thời gian hiện thực, mở ra chiều thời gian kí ức, hồi tưởng và có sự đan xen giữa các kiểu thời gian hiện thực - quá khứ - hiện thực.

Thời gian hiện thực là kiểu thời gian có thật, diễn ra trong đời sống, gắn liền với sinh hoạt hằng ngày và những hoạt động của thế giới thực tại. Kiểu thời gian này được đo đếm bằng những bữa cơm, những lần gặp gỡ gia đình, những cuộc tranh luận, cãi vã…. Từ đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, bản chất của từng nhân vật và khái quát được bức tranh chân thật về đời sống xã hội. Trong các truyện: Người của mỗi người; Bệnh nhân định kỳ; Thợ vẽ truyền thần; Nhà không có đàn ông; Phòng chờ…. đều xuất hiện thời gian trên và ít nhiều có tác động rất lớn đến cuộc đời và số phận nhân vật.

Truyện Người của mỗi người thời gian xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình cậu con trai Hiển. Thời gian đó xoay quanh cuộc sống bế tắc tù động của bà lão và sự thừa thãi những cuộc cãi nhau của hai vợ chồng Hiển. Ngày mới của bà lão bắt đầu từ mờ sáng với những lời nhắc khéo của nàng dâu và sự khó chịu của đứa con trai: “Anh Hiển bị suy nhược thần kinh, đêm nào cũng khuya lơ mới chợp mắt, con còn không dám trở mình nữa là”; “Bộ má tưởng chúng con còn sống cái thuở ăn cơm cày sao? Ngủ, ngủ! Không ngủ được má cũng nằm trên giường” [30, tr.53]. Bà đành lủi thủi làm thinh và cứ cố nằm ráng đó, co quắp như con tôm trên bếp lửa. Cuộc sống gia đình của họ suốt ngày chỉ là những trận cãi vã nhau giữa hai vợ chồng “kỳ này thì đây nhứt quyết ra tòa, ra tòa, anh nghe chưa?” [30, tr.54]. Vì mọi cuộc xung đột và khó chịu của nàng dâu đều xuất phát từ sự có mặt của mẹ chồng trong nhà. Nàng dâu tỏ ra xem thường mẹ chồng, khiến cho xung đột hai vợ chồng lên đỉnh điểm bằng một cái tát như trời giáng của anh chồng “cảm nhận tức thì cái ám chỉ chết người, anh chồng xấn tới, dằn vợ bằng hai cái tát tay” [30, tr.56]. Thời gian hiện thực dường như ngưng động và xoay quanh cuộc đời của bà mẹ già trong cánh cửa gia đình không khóa mà chặt đó cho đến khi bà chết.

nữa của Út Thơm và được miêu tả diễn ra vào buổi tối, sau giờ cơm: “trời sập tối khá lâu nhà chị mới ngồi vào bàn ăn bữa cơm chiều” [30, tr.122]. Chọn thời điểm sau bữa cơm chiều vì Dạ Ngân hiểu được thú tiêu khiển của những người đàn bà suốt ngày ngụp lặn trong mưa nắng và cô đơn là đủ thứ chuyện bộc bạch tình cảm với nhau, để rồi sáng hôm sau họ lại chúi nhủi vào công việc của mình. Cuộc tranh luận đầy nước mắt với những lý lẽ nhân danh đủ thứ truyền thống, tiêu chuẩn và tình thương của các thành viên trong gia đình, bắt đầu từ cụ nội đến bà cô, bà má và các chị của Út Thơm. Thời gian trong truyện chỉ cô động vào một khoảng nhất định, nhưng đã cho thấy cuộc sống cô đơn của Út Thơm ngay trong chính gia đình với những người thân yêu mình, bởi không tìm được tiếng nói đồng cảm, thấu hiểu và yêu thương.

Thời gian hiện thực có thể đo đếm bằng ngày, tháng cụ thể hoặc cảm nhận qua những đổi thay của sự vật, sự nếm trải bằng những mất mát khổ đau nhưng thời gian hiện thực còn có thể ngưng đọng, trì trệ, xoay theo các quỹ đạo tưởng chừng như bất biến trong cuộc đời con người. Thời gian hiện thực trong Thợ vẽ truyền thần là thời gian diễn ra các hoạt động thường nhật của cuộc sống họa sĩ Hà với những thời điểm được miêu tả cụ thể “thứ nhất…thứ hai…sáng sớm…giờ nghỉ trưa…bữa cơm chiều…tối nay”. Đó là thời gian biểu hằng ngày của họa sĩ Hà với công việc vẽ truyền thần. Cuộc sống của ông vốn dĩ cứ thế diễn ra êm đềm nhưng từ sau khi nhận lời vẽ chân dung vợ chồng ông chủ tịch còn đang sống dựa trên bức ảnh cũ và phải vẽ làm sao vẫn giữ được cái hồn của ngày xưa thì cuộc sống của họa sĩ Hà đều bị đảo lộn: “Người nghệ sĩ già nhìn thẳng về phía trước nhưng ông không thấy gì, chỉ thấy lòng mình vừa mất đi cái gì đó hệ trọng mà ông chưa gọi tên được” [30, tr.80]. Chính yêu cầu trái khoáy đó đã làm cho người họa sĩ phải vẽ bức tranh trong sự dằn xé nội tâm do những hạn chế của bản thân nghề, mặc dù ông đã rất cố gắng hoàn thành nó: “người thợ vẽ, đối với lời yêu cầu như mệnh lệnh

tối thượng kia, ông chỉ có thể hoàn thành nó với cường độ lao động cao” [30, tr.81]. Cuối cùng câu chuyện kết thúc là cảm giác ngao ngán của họa sĩ Hà khi bức tranh vẽ hoàn thành, nhưng sự đau đớn của ông được đẩy lên tột cùng khi đứng trước sự chê bai và trách móc của anh chuyên viên xứ ủy.

Hướng ngòi bút của mình “vào cái hàng ngày”, Dạ Ngân đã mở ra một dòng thời gian hiện thực mới, với khả năng đi sâu phân tích và lý giải cuộc sống, phân tích thế giới nội tâm nhân vật một cách sâu sắc và đa dạng. Tuy nhiên, trong truyện ngắn của Dạ Ngân, chúng ta rất dễ nhận thấy, dòng thời gian hiện thực ít được chị quan tâm và có xu hướng thu gọn lại, để đi sâu và khám phá dòng thời gian kí ức hồi tưởng.

Thời gian hồi tưởng là thời gian bị quy định bởi điểm nhìn trần thuật và là thời gian được kể lại. Tức là điểm nhìn trần thuật được tác giả đặt vào nhân vật “Tôi”, hoặc có khi là chính tác giả kể lại. Trong truyện Câu chuyện nhiều năm phần lớn dung lượng truyện kể về quá khứ của nhân vật Thẩm. Ký ức của Thẩm được chia làm hai chặng chính. Mỗi chặng đều được Dạ Ngân lấy cái mốc thời gian mở đầu “vào cái năm gay go đó” cho toàn bộ diễn biến câu chuyện.

Chặng đầu tiên, Thẩm trở về thời gian tâm tưởng để nhớ lại những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp về cuộc chiến của chị trong những năm tháng chiến tranh. Đó là những chiều đi từ tỉnh lị vào cứ thăm chồng, đoạn đường cứ phải luôn sống trong sự nôm nớp lo sợ những nguy hiểm rình rập, là sự cảm nhận tình cảm đùm bọc che chở của đồng bào trong đợt càn quét của giặt. Họ đã cưu mang cô, giúp cô thoát khỏi sự dè xẻn của giặt: “Bà má một lần nữa nhanh trí tát cho Thẩm một bạt tai: “Cái ngữ học đòi! Mấy chú coi, nó dân làm ruộng mà sợ nắng, đi đâu cũng quần lành áo lặn kem với kiệc kè kè” [32, tr.24].

Chặng thứ hai, cũng được đánh dấu bằng thời điểm “lại một năm gay go khác”. Nó được xem như bước ngoặc lớn trong cuộc đời Thẩm với hàng

loạt sự kiện diễn ra xung quanh cuộc sống. Chiến tranh qua đi, cuộc sống không còn khó khăn như thời chiến nữa, nhưng chính sự quá đủ đầy lại là điều kiện để con người sa ngã. Chồng Thẩm từ một người lính trung kiên, gan lỳ bỗng chốc bị tha hóa bởi đồng tiền và quyền để cuối cùng là cái chết. Hình ảnh nhân vật được tả như: “dưới vòi sen khách sạn sau khi nốc cả một cơn say với một cô điếm” [32, tr.30]; đứa con trai thì “trở thành một trong những tay đua xe ngổ ngáo” [32, tr.30]. Cuối cùng là sự gặp gỡ định mệnh giữa Thẩm và anh sĩ quan Sang năm xưa tha chết cho chị. Hai con người với những nỗi đau riêng tìm thấy tiếng nói chung. Ngoài ra, sự xê dịch thời gian một cách nhỏ giọt từng bước “vào cái năm gay go đó”; “đêm đầu tiên của sáu tháng xa cách”; “lại một năm gay go khác”… trong hai chặng đường của cuộc đời Thẩm, càng tô đậm nỗi cô đơn bất hạnh của nhân vật. Có thể thấy, thủ pháp thời gian chính là phương tiện nghệ thuật đắc dụng được nhà văn sử dụng góp phần thể hiện tâm lý nhân vật.

Đặt điểm nhìn trần thuật ở nhân vật “nàng” trong truyện Vòng tròn im lặng, Dạ Ngân để nhân vật hồi tưởng về quá khứ của mình mà nhìn nhận, đánh giá và thể hiện nỗi niềm đồng cảm, xót xa vô hạn của một người mẹ với con gái. Với việc lặp lại liên tục điệp từ “mẹ nhớ” xuyên suốt dòng hồi tưởng làm cho thời gian như ngừng đọng lại để nhân vật tự sống với những ký ức, tự bộc lộ và giải bày những suy nghĩ: “Mẹ nhớ những buổi sáng ẩm nước của mùa mưa, giữa chòi cứ được tưởng đất bao quanh để tránh đạn….người đàn bà nằm co trên liếp sậy để mơ ước. Người đó đang mang đứa con gần ngày sinh trong bụng”, “Mẹ nhớ cái quán cóc dưới dốc cầu, một buổi tối trên chiếc xe đạp mới được phân phối, mẹ đèo con tới…”, “Mẹ nhớ, khi người đàn bà từ bỏ anh chồng chức sắc, nàng ta mới tròn ba mươi tuổi” [31, tr.66-72]. Trong truyện Xương hai nước, giấy hai gang Dạ Ngân cũng sử dụng biện pháp lặp để cũng bày tỏ nỗi lòng của người mẹ trước những yêu cầu khắt khe của

người con về hàm răng của đứa con trai (cháu) gửi mẹ nuôi trong cái thời mà xương ăn hết phần thịt lại đổ vào nồi hầm nước hai làm một nồi canh ngọt, giấy vệ sinh chỉ hai gang là đủ dùng. Điệp từ “Mẹ nhớ” được lặp lại nhiều lần trong những sự việc: “Mẹ nhớ một buổi tối ở phòng khám của một nha sĩ gần nhà (…) Mẹ nhớ những lúc con thập thò bên cửa buồng mỗi khi nhà có khách (….) mỗi lần nói chuyện răng miệng là vị trí me con mình bị hoán đổi (…) mẹ nhớ lâu nụ cười con khi ấy” [34, tr.66 -72], để nhấn mạnh hồi ức và nỗi lòng của người mẹ về hàm răng của đứa con trai. Dạ Ngân đã rất thành công trong việc sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu trong việc tái hiện những kỷ niệm trong cuộc đời của mỗi nhân vật qua trang viết và góp phần bộc lộ nội tâm của nhân vật.

Truyện ngắn Dạ Ngân thường có độ chênh lớn giữa độ dài thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Thời gian được trần thuật có khi là vài năm, vài tháng như trong truyện Câu chuyện nhiều năm; Quãng đời ấm áp; Đừng nói điều ơn nghĩa, có khi chỉ vài ngày như truyện Thợ vẽ truyền thần; Người của mỗi người; Sống với nhớ thương; có khi chỉ có một ngày như truyện Muỗi mía; Con chó và vụ ly hôn… nhưng nó lại chứa đựng thông tin về thời gian của cả một đời người hay một chặng đường có ý nghĩa nhất của nhân vật, chính tương quan này tạo ra kiểu thời gian nhiều bình diện và sự xáo trộn các bình diện thời gian.

Truyện ngắn Dạ Ngân thiên về hoài niệm quá khứ, có khi xuyên suốt câu chuyện là sự hoài niệm, nhưng có khi lại bắt đầu bằng thời gian hiện tại rồi trở về quá khứ. Theo trật tự tuyến tính, thời gian của truyện phải đi từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Nhưng trình tự thời gian trong truyện ngắn Dạ Ngân có sự đan xen, xáo trộn, đó là hiện tại - quá khứ - hiện tại. Ta có thể thấy kiểu thời gian này trong các truyện Quãng đời ấm áp; Con chó và vụ ly hôn; Cái ban công trống; Điều khắc trước; Đêm cuối tuần; Ở một đường phố

xa xôi; Ngọn nến phập phồng; Nàng ở đâu ra; Tách cà phê số 8; Người duy nhất…. Mở đầu bằng điểm nhìn hiện tại nhưng tác phẩm ít khi dừng lại ở đó để nói chuyện hiện tại, nó có thể là một tình huống, là đầu mối để gợi lại kỷ niệm cũng có thể là kết quả hay một kỷ niệm liên quan tới quá khứ. Ví dụ như truyện Quãng đời ấm áp, câu chuyện mở đầu bằng việc xung đột chuyện tình cảm của Diệp với người yêu. Đó là sự ghen tuông của bạn trai Diệp khi ở cơ quan có một người chú (chú Phương – lớn tuổi) hay quan tâm đến người khác, với Diệp thì lại chu đáo quá mức đến nỗi chị cảm thấy gò bó. Từ câu chuyện của Diệp, Đầm nhớ lại và kể cho Diệp nghe quãng thời gian ấm áp của Đầm với chú Tư Thọ nơi chiến trường xưa. Kết thúc câu chuyện là tiếng kêu: Diệp ơi! Diệp! của người yêu Diệp như kéo cả hai chị em trở về với hiện thực. Đầm một mình trong căn phòng với cây đèn kỉ niệm, nhìn ngọn lửa mảnh mai của cây đèn, chị bỗng thấy nó thiêng liêng như một nhân chứng cho hồi ức đẹp.

Trong truyện Trên mái nhà người phụ nữ, mở đầu là một buổi chiều như bao buổi chiều khô ráo khác trong mùa gặt. Trong buổi chiều đó, Hai Mật chợt nhận thấy sự khác lạ của con gái, và chị chợt hiểu: “thời gian mới nghiệt ngã làm sao! Chị vẫn còn trinh nguyên mà con gái chị sắp không còn con gái nữa” [29, tr.27]. Nhìn sự ngây thơ, nụ cười như đóa quỳnh của con, Hai Mật nhớ lại thời tuổi trẻ của mình, cái thời mà chị cũng để tóc chấm trôn áo bà ba như bao cô gái miệt vườn. Những người đàn ông xuất hiện trong cuộc đời chị thoáng chốc rồi không bao giờ trở lại. Hết lần này đến lần khác: “giông bão chiến tranh đã cuốn mất cái bóng cây trên mái nhà của chị” [29, tr.37]. Câu chuyện là sự đan xen nhịp nhàng giữa hiện tại – quá khứ - hiện tại. Qua hồi tưởng của Hai Mật và suy nghĩ hiện tại cuối chuyện của cô con gái - Thảo: “người phụ nữ trong cô bỗng hiểu: chính vì vậy mà má cô hay mở mắt thao láo nhìn lên mái nhà, ở đó, đêm đêm cuộc chiến tranh vẫn chưa hề nguôi

lạnh” [29, tr.38], người đọc hiểu hơn về cuộc đời, số phận đầy bất hạnh của Hai Mật. Cách viết này khiến quá khứ dường như đồng hiện và hòa lẫn cùng thực tại trong cuộc đời nhân vật.

Truyện Con chó và vụ ly hôn được mở đầu bằng cuộc phán xử tại tòa giữa Nhiêu và Đoan: “Với một trong những lý do chính đáng sau đây: bệnh tâm thần, tù dài hạn, sự vắng mặt không tin tức của một trong hai người và sự ngoại tình, thì pháp luật mới cho đôi vợ chồng ly hôn. Lý do của chị là gì?” [30, tr.5]. Để rồi từ đó, nhà văn dẫn dắt người đọc trở về khoảng thời gian trước thông qua sự hoài niệm của Đoan để biết rõ nguyên do vì sao dẫn đến hoàn cảnh hiện tại ly hôn của hai vợ chồng. Nguyên nhân bắt đầu từ việc Đoan nhận nuôi con Mực, sự xuất hiện của con Mực khiến người chồng cảm thấy mình bị mất vị trí trong gia đình. Anh ghen tị với sự yêu thương mà vợ dành cho nó, dần thấy khó chịu và thù hằn con Mực và tìm mọi cách để hành hạ con Mực mỗi khi có cơ hội. Sự mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng ngày càng bộc lộ rõ. Đoan từ chối gần gũi với chồng, chị cảm thấy kinh tởm khi nhu cầu tình cảm vợ chồng của Nhiêu lại xuất phát từ sự khơi gợi súc vật. Người vợ cảm thấy thất vọng và xa lánh chồng sau mỗi lần như thế. Bằng cách dẫn người đọc quay trở về quãng thời gian trước đây của gia đình, Dạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 76 - 84)