Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 65 - 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là “hình thức tồn tại của chủ quan hình tượng” [40, tr.209]. Mọi nhân vật, hình tượng, sự kiện, chi tiết…trong tác phẩm đều tồn tại trong không gian. Không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng “chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật” [16, tr.135].

Tác giả Nguyễn Thái Hòa khi nghiên cứu Những vấn đề thi pháp của truyện, phân chia không gian nghệ thuật thành các loại cụ thể: không gian bối cảnh; không gian sự kiện; không gian tâm lý; không gian kể chuyện; không gian đối thoại. Dựa theo tiêu chí phân chia của Nguyễn Thái Hoài, khảo sát truyện ngắn Dạ Ngân, ta thấy nổi lên hai kiểu không gian tiêu biểu: không gian bối cảnh và không gian tâm lý.

địa điểm có tên riêng hay không có tên, trong đó đủ cả thiên nhiên, xã hội và con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt động, một phạm vi thế giới không thể thiếu” [9, tr.88]. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, không gian bối cảnh mở ra ở nhiều địa điểm khác nhau, thường được tác giả chủ tâm kiến tạo đó không gian gia đình và sự xê dịch ra khỏi không gian gia đình. Không gian gia đình thường được nhà văn đặt trong phạm vị hẹp như: không gian sống trong ngôi nhà; không gian khu phố; không gian phòng bệnh; khu chung cư. Sự xê dịch ra khỏi không gian gia đình là kiểu không gian rộng lớn hơn, là không gian thiên nhiên; không gian chiến tranh. Thống kê 60 truyện ngắn của Dạ Ngân, thì thấy có đến hơn 45 truyện (tỷ lệ 2/3 truyện).

Đặt điểm nhìn vào không gian gia đình xuất hiện trong các truyện ngắn

Tường nhà quá mỏng; Cái ban công trống; Chị em gái; Người của mỗi người; Thi vị cuộc đời… Dạ Ngân có điều kiện soi thấu những vấn đề bức bối đã nảy sinh, chèn ép cuộc sống tinh thần của con người. Sự độc đáo trong việc sử dụng kiểu không gian hẹp này là khả năng thể hiện những chất chứa, những suy tư dồn nén, sự chấn động tâm lý, sự hoài nghi của nhân vật.

Đa phần truyện ngắn nữ chọn không gian gia đình làm nền cảnh cho câu chuyện, nhất là những câu chuyện mà nhân vật chính là người phụ nữ. Dường như đó là môi trường thích hợp nhất để người phụ nữ thể hiện mình. Ở đó, diễn ra cuộc sống sinh hoạt thường ngày, những mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Chúng ta cũng cảm nhận được những vang hưởng của hiện thực xã hội in bóng trong đó: mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi quan niệm đạo đức và giá trị sống của con người đương đại…. Trong truyện Người của mỗi người, Dạ Ngân miêu tả cuộc sống của người mẹ già phải sống khép nép tù túng và “lạc loài” trong chính ngôi nhà của những đứa con và chứng kiến những toan tính nhỏ nhen và ích kỉ của những đứa con do

mình sinh ra. Nhân vật người mẹ bị nhốt trong cái lồng gia đình không khóa mà khó thoát bằng những công việc bếp núc tỉ mẩn, tính toán chi li, lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt. Sống trong không gian gia đình ngột ngạt cùng với cách đối xử tệ bạc của những đứa con, khiến cho bà mẹ, mỗi ngày càng trở nên tuyệt vọng. Trong không gian ấy, người mẹ có xu hướng muốn thoát ra ngoài và bà đã đi đến quyết định chọn cái chết để giải thoát cho chính bản thân. Câu chuyện của Dạ Ngân đem đến một thông điệp về đời sống khó khăn của nhiều người trong xã hội hiện đại. Họ không chết vì đói, vì bị hành hạ, bức tử; mà họ chết vì sự ích kỷ của chính những người thân của mình. Trong xã hội mà đạo đức truyền thống bị đảo lộn, nhiều người sẵn sàng vì tiền, vì quyền mà chà đạp lên cả quan hệ huyết thống gia đình và người thân thì đó là lúc con người dễ khủng hoảng về tâm lý, cảm xúc.

Trong truyện Tường nhà quá mỏng, Dạ Ngân lại đặc tả không gian chật chội của những căn chung cư cũ kỹ được xây dựng thời kì trước chiến tranh còn lại. Một nơi sống ẩm thấp, chật chội, phải chung đụng với nhiều người khác với rất nhiều bức xúc, va chạm lặt vặt, khó chịu triền miên. Dạ Ngân miêu tả thật sống động những căn hộ cách nhau bằng bức vách mỏng dính, không cách âm vì bị ăn cắp vật liệu và người ta phải làm đủ mọi cách để cơi nới, tạo nên những hình dáng méo mó, đủ hình đủ kiểu. Ám ảnh nhất là những vuông sân làm bằng khung sắt và những tấm lưới B40 ngăn chia, nhưng không ngăn được những ánh mắt tò mò, hiếu kỳ hàng xóm lúc nào cũng muốn quan sát người khác, khiến ai cũng có cảm giác bị theo dõi, không thể tự do, tự nhiên trong cái vẫn gọi là “nhà riêng”. Từ chuyện ở, qua khơi gợi của nhà văn, người đọc có thể liên tưởng xa hơn đến những nhu cầu cần thiết của con người như nhu cầu sống, nhu cầu bản năng, sự tự do…Cô gái trong truyện cảm nhận mình đã bị tổn thương, mất mát suốt quãng đời thiếu nữ: “Cũng tại tường nhà, thứ tường tiết kiệm đến mức giả dối và phi nhân đã làm

cho thời thiếu nữ của con không ra làm sao cả” [34, tr.35]. Còn đối với gia đình Hoành trong truyện Cái ban công trống, lại mô tả một không gian sống khép kín mà đầy những bất an, khó hiểu khác. Truyện tả một ngôi nhà hai tầng mặt tiền nơi phố chợ, mọi thứ đều hoàn hảo chỉ riêng cái ban công là để trống vơ khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy khó hiểu: “Tầm mắt tôi lại cứ phải nhìn thấy cái ban công dưới tán cây trứng cá của anh, cái ban công hình chữ nhật đơn giản như bao căn hộ chấp nhận kiểu nhà hình ống phố chợ, khác với những căn hộ khác, nó chỉ có vách ngăn với hàng xóm chứ không có thanh sắt hay tấm bửng phía ngoài, trông xa như nó móm vào khiến cả dãy phố như bị sún đi một chút” [33, tr.196]. Không gian sống đó của gia đình Hoành bức bí như chính cuộc đời của anh và đầy bất trắc như cuộc sống vợ chồng của anh và Biên. Nếu như cái ban công không tạm bợ, được che chắn cẩn thận thì sẽ không dẫn đến cái chết của Biên và sự nghi ngờ của mọi người đổ vào Hoành: “Anh biết, từ hôm đám tang chị Biên tới giờ người ta đâu có dứt xì xào anh” [33, tr.196]. Hay trong truyện Chị em gái, không gian sống của các nhân vật chỉ xoay quanh cái giường rộng chưa tới hai mét. Nó là nơi để thi thoảng các chị em quây quần bên nhau ôn lại kỷ niệm của cả gia đình: “Chiếc giường quá nhiều kỷ niệm vẫn kê ở góc buồng, cạnh tủ quần áo và chiếc quạt đứng” [36, tr.201]. Tác phẩm không phê phán hay chỉ trích cũng không ca ngợi đạo đức hay hành vi cao cả của nhân vật, không có tình huống hay xung đột căng thẳng, nhưng hình ảnh chiếc giường và mấy chị em gái chung đụng, chật vật vươn lên từ những tốt xấu đời thường làm người đọc xót xa.

Trong truyện ngắn Phòng chờ, không gian bệnh viện có phần bề bộn, ngột ngạt, vì: “bức tường cao còn hơn tường của nhà tù hoặc nhà thờ mà Ta vẫn thường thấy. Những đống gạch vụn, vôi và vữa la liệt dưới chân tường cùng những thứ rác lặt vặt, người ta đã xây xong và không muốn dọn dẹp chúng” [33, tr.137]. Trong tác phẩm này, Dạ Ngân dùng thủ pháp đối lập, một

bệnh viện với bức tường thành to cao nhưng bề bộn, đối lập với căn chòi nhỏ bé nhưng lại chu toàn và bài bản hơn ngoài bệnh viên khi “có một cái bếp phục vụ người nuôi bệnh, nước sôi cháo nóng, cơm hộp nước dừa tươi, cà phê đá và mì ăn liền…không thiếu thứ gì” [33, tr.138]. Đối lập ngay trong chính không gian của bệnh viện. Một tay giám đốc tuổi gần sáu mươi nhưng nhìn ông ta lúc nào cũng phẳng phiu vì những “hủ tục” phong bì của người bệnh và những khoản xây dựng khác của bệnh viên với những con người nơi đây. Với những con người có hoàn cảnh đáng thương như mẹ con người phụ nữ trông coi nhà vệ sinh, là hai bà cháu neo đơn, đứa cháu phải nghỉ học để vào chăm nom người bà đang chờ mổ. Bệnh viện cao to là thế nhưng bên trong thì lại bẩn thỉu khiến người nào là khách của bệnh viên cũng ngần ngại “những khung cửa gỗ mục chân cho thấy những cái râu ngọ nguậy của bầy gián, nền gạch vàng úa lở lói, những cái lavabo bẩn thỉu què quặt và những cái bệ xổm thời bao cấp rơi rớt tàn tạ”, [33, tr.138], vậy mà vẫn có người ở. Những trang văn tả không gian sống của nhân vật trong truyện Dạ Ngân đã tái hiện rõ hiện thực cuộc sống đầy khó khăn của con người thời hậu chiến và nhiều vấn đề khác của xã hội vừa mới bước ra từ khói lửa chiến tranh.

Rộng hơn không gian của những ngôi nhà, khung tập thể, bệnh viện là cảnh vỉa hè với những hoạt động mua bán bình thường nhưng gắn chặt với kiếp sống lầm lũi, mưu sinh của biết bao số phận trong truyện Tóc dài mấy lạng:

“Em nhìn thấy những đoạn vỉa hè có nhiều người đàn ông quần đùi mốc thếch đứng ôm nhau trong mùa đông chờ có người đến nhặt đi làm công nhật; em nghe thấy người ta gọi “cho một cô miền tây đi” như thể ca-ve là một món ăn trong thực đơn; em thấy một bà cụ bị cụp lưng mà vẫn đi buôn ve chai đồng nát nuôi cháu ăn học đại học” [33, tr.228]. Truyện Bánh bò trong lại mô tả khu tập thể của thị xã tỉnh lẻ mới hình

thành trên đất từng là nghĩa địa công giáo. Đó là những khu “nhà có thu nhập xoàng, hai dãy nhà áp lưng nhau, chia cách bằng một cống rãnh nhỏ không nắp đậy. Đối diện là khu hai tầng, diện tích nhỏ bằng lỗ mũi dành cho người dưới mức xoàng, tức là thấp hết cỡ thấp. Mỗi căn áp đất được thiết kế bốn thước chiều ngang” [36, tr.194]. Vì bí bách chật chội như vậy, nên những cư dân của những khu nhà tập thể dường như đều quy tụ về công viên của khu để nghỉ ngơi. Và công viên nhỏ đó lại trở thành nơi tập trung của những người “nhiều chuyện”. Họ hào hứng tham gia bàn tán về một người đàn bà lạ đến sống ở đó, mà họ chưa rõ lai lịch, nào là “Nghe nói bà là con nhà danh giá đất cố đô”; “Nghe nói bà là phu nhân cuối cùng của một vị tướng huyền thoại, hay một triết gia học giả gì đó”; “Nghe nói bà từng ngồi chung mâm với các loại lãnh tụ, con cái bà có nhà cao cửa rộng ở Sài Gòn” [36, tr.194]. Tất cả những lời xì xầm ấy về bà lão cũng không đáng kể bằng đề tài mà dân cư đất nghĩa địa này quyết “sống chết” với nó là “chuyện bà gần như thường trú trong khu Lão khoa của bệnh viên”; “bà có bồ, một ông già, họ hẹn nhau vô đó sống!” [36, tr.195]. Cứ như vậy, cuộc sống của những con người nơi khu tập thể chỉ quanh quẩn bên câu chuyện của một người đàn bà già cô độc, không liên quan gì đến mình cho đến khi bà chết đi. Bức tranh sinh hoạt chật chội, quanh quẩn của những người nghèo nơi đô thị hoặc ven đô mà Dạ Ngân tả trong truyện quen thuộc trong đời thường, nhưng trong tác phẩm lại phơi bày một sự thật nhức nhối đó là sự chật chội, tù túng của môi trường sống có thể khiến con người trở nên nhỏ nhen, xấu xí như nơi họ sống.

Không gian nghệ thuật chỉ là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống và mỗi không gian cho phép bộc lộ những phương diện khác nhau của con người. Việc thay đổi điểm nhìn không gian, từ không gian gia đình, khu tập thể mở rộng ra không gian đô thị, Dạ Ngân đã phản ánh nhiều vấn

đề khác nhau trong cuộc sống, khám phá được những góc cạnh mới của con người hiện đại, mà còn chỉ ra nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội phát triển: đó là sự tham lam hám lợi của quan chức; sự băng hoại đạo đức con người; sự di nghị, thị phi của những kẻ “vô nghề”; là những kiếp sống lầm lũi mưu sinh nơi đất khách….

Vượt thoát ra khỏi không gian gia đình đến một vùng không gian mới, với những nếm trải mới, Dạ Ngân đã cho người đọc chiêm nghiệm nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt tại xứ miệt vườn sông nước nên nhà văn có nhiều trang viết về không gian nơi đây, miêu tả sống động về hiện thực một thời mình đã trải nghiệm.

Truyện ngắn Trăng về là bức tranh sinh động về không gian nhuốm màu chết chóc, thiếu vắng hơi người nơi vùng sông nước Nam Bộ trong những ngày chiến tranh ác liệt. Nơi mà Nguyệt, Chú Tư Thọ và “Tôi” chứng kiến sự “dằn xé” của chiến tranh đổ lên mảnh đất quê hương. Nước sông biến đổi từ màu trong xanh thành màu vàng vàng của phèn ứa ra từ xác chết cây cối, động vật và nhiều thứ xung quanh. Cảnh vật thì dường như chẳng còn sức sống, những cây trâm cây bầu, cây sậy như xìu xuống vì bị chất độc của chiến tranh gây ra, những con nhái con rắn thì loay hoay tìm nơi cư ngụ…Tất cả nhuốm một màu u ám, ma quái đầy rẫy sự chết:

“Nước bắt đầu bó chân nhóm người trong chòi cứ, thứ nước của đồng trũng mỗi năm một lần đến hẹn lêu bêu vàng vàng do cây cỏ bị nhấn chìm lâu ngày. Những liếp chuối xìu xuống như bị chất độc, đựng sậy ngoi ngóp loi thoi, còn chăng là những cây gáo, cây trâm bầu như những gã đàn ông gan lỳ bán trụ. Những con nhái nhảy lên bấu víu vào lá cây, những con còng bò lang thang trong chòi, còn lũ rắn thì di chuyển rung rung giữa những thân sậy để tìm chỗ trú ẩn không có hơi

người” [33, tr.6].

Đệm vào không gian tang thương, chết chóc đó ta nghe thấy tiếng nổ chát chúa điên loạn của súng đạn, tiếng máy bay vang trời như khiến cho con người và cảnh vật nơi nơi rơi vào vòng vây sinh tử đầy nguy hiểm: “Những loạt súng của hai cái đồn thỉnh thoảng khạc lên điên loạn như chúng ở trong tay những kẻ tâm thần”; “những tràng trọng liên giật mình ấy chỉ khiến người ta ớn xương sống chớ không gây ra phản ứng tệ hại hơn nữa”; “chung quanh đạn pháo của những chi khu dành cho những vùng tự do oanh kích vọng tới ì ầm như những dàn sấm mùa hè, thỉnh thoảng lại có tiếng đi về rền rền của đám B52 tham gia chiến dịch Nhổ cỏ U Minh” [33, tr.7]. Bằng bút pháp hiện thực, Dạ Ngân đã miêu tả hình ảnh chiến trường tàn khốc một cách chân thật với những hình ảnh ám ảnh nghệ thuật: là những tiếng đạn nả; là tiếng trực thăng rôm rốp… tất cả thể hiện những khó khăn tiếp nối nhau thách thức con người. Dạ Ngân là nhà văn thiên về việc vận dụng thủ pháp điện ảnh, ít khi miêu tả toàn cảnh sự vật, mà chỉ một vài hình ảnh chấm phá, nhà văn đã lột tả được cái thần của sự vật hiện tượng. Ngoài âm thanh súng đạn, hình ảnh bầu trời thường hiện ra sống động trong truyện. Bầu trời thời chiến tranh đã từng nổi tiếng trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi “Dây thép gai đâm nát trời chiều”, trong truyện của Dạ Ngân cũng đầy ám ảnh. Đó là: “…bầu trời như bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân (Trang 65 - 76)